“Sử Dụng Nguồn Nguyên Vật Liệu Có Sẵn Tại địa Phương để Làm đồ ...

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử nhà trường
    • Đội ngũ CB - GV - NV
    • Cơ sở vật chất
  • HỎI ĐÁP
  • LIÊN HỆ

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Trường Mầm Non Sen Hồng

  • CHUYÊN MỤC
    • Tài liệu dạy và học
      • Bài giảng E - Learning
      • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Video dạy trực tuyến
      • Giáo án
      • Thơ, ca, hò, vè, chuyện
    • Tổ chuyên môn
      • Tổ Nhà Trẻ
      • Tổ Mầm
      • Tổ Chồi
      • Tổ Lá
    • Đảng
      • Chi bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn thanh niên
    • Y tế - Học đường
      • Phòng bệnh
      • Cân đo
      • Thực đơn
      • Y tế
    • Góc phụ huynh
    • Văn bản
      • Văn bản từ Hiệu Trưởng
      • Văn bản từ Hiệu Phó
      • Văn bản phòng chống tham nhũng
    • Thi đua - Khen Thưởng
    • Chuyển đổi số
      • Video chuyển đổi số
      • Văn bản chuyển đổi số
    • Thủ tục hành chính
    • Tuyên Truyền Phổ Biến Pháp Luật
    • Tuyển sinh đầu cấp
Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Tất cả videos
Một số kĩ năng tham gia GT đường bộ an toàn - Cô Tiến Lá 4(29-03) An toàn Giao thông - Cô Thu Lá 5(29-03) Dạy trẻ cách mặc áo phao đúng cách - Cô Thắm Lá 5(29-03) Bé làm thuyền từ trái khổ qua - Cô Thoa Lá 3(29-03) GD an toàn khi tham gia PTGT đường thủy - Cô Diễm Lá 2(29-03)

  Đang truy cập : 2   Hôm nay: 128   Tổng lượt truy cập: 549670

“Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”. 02/03/2018 “Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số :…………

1. Tên sáng kiến: “Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Đối với trẻ mẫu giáo, đồ chơi có nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là đối với các loại đồ chơi phát triển thể chất, trẻ sẽ có nhiều cơ hội được tìm hiểu, khám phá và thỏa sức rèn luyện các kỹ năng vận động của mình. Việc phát triển thể chất vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ, mà còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ...

Hiện nay, trường chúng tôi đã và đang tiếp tục thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, cho nên việc làm ra các loại đồ chơi vận động để phục vụ cho chuyên đề này là một vấn đề luôn được nhà trường quan tâm và khuyến khích thực hiện thường xuyên.

Trong những năm qua, trường cũng đã tạo được một khu vực phát triển vận động cho trẻ với nhiều loại đồ chơi vận động do giáo viên tự làm và các loại đồ chơi ngoài trời do Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre cấp phát.

Tuy nhiên, với số lượng học sinh mẫu giáo của nhà trường là 420 cháu thì một số đồ chơi vận động do giáo viên làm ra chưa đủ để các cháu cùng tham gia chơi, nhất là vào thời điểm các lớp tổ chức hoạt động ngoài trời và giờ phụ huynh đón trẻ. Mặt khác, trẻ luôn mong muốn được chơi với nhiều loại đồ chơi mới lạ hơn để thỏa mãn nhu cầu vận động của mình. Vì vậy, chúng tôi đã thảo luận và thống nhất thực hiện giải pháp: “Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích của giải pháp:

Tạo sự hứng thú khi trẻ tham gia chơi, giúp trẻ mở rộng kiến thức và rèn luyện được nhiều kỹ năng vận động hơn;

Rèn luyện cho trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, mạnh dạn, tự tin trong khi chơi.

- Nội dung giải pháp:

+ Tính mới của giải pháp:

Tạo ra nhiều loại đồ chơi phát triển vận động phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo để trẻ được tham gia chơi và tập luyện thường xuyên.

Bổ sung đa dạng các loại đồ chơi vận động đơn giản bằng những nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương nhưng hiệu quả sử dụng cao.

+ Các bước thực hiện:

* Lựa chọn các nguyên vật liệu

Khi sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn của địa phương để tạo ra nhiều loại đồ chơi phong phú phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, chúng ta cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

+ Lựa chọn nguyên vật liệu phải đảm bảo an toàn cho trẻ, lường trước mọi sự rủi ro mà trẻ có thể gặp phải trong lúc chơi.

+ Các nguyên vật liệu làm đồ chơi phải dễ tìm, rẻ tiền và gần gũi với trẻ (Ví dụ: vải vụn, ống nước, lốp xe....)

+ Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý chọn vật liệu an toàn, không độc hại, các loại vỏ nhựa phải được rửa sạch, phơi khô. (Ví dụ như: lốp xe tải, hộp sữa bột...)

+ Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn, dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ (Ví dụ như: dây xích có các mắt xích được kết nối với nhau chắc chắn; cây tre phải được gọt sạch các gai nhọn và chọn loại tre già có độ bền cao)

+ Cần lựa chọn nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, kích thước phù hợp lứa tuổi và có thể dễ dàng tạo ra nhiều loại đồ chơi khác nhau.

* Phương pháp tạo các loại đồ chơi vận động

- Hướng dẫn tạo đồ chơi phát triển vận động đôi chân:

a) Cầu thăng bằng

+ Nguyên liệu chuẩn bị: 04 lốp xe tải cũ cỡ vừa (đã qua sử dụng); 8 sợi dây xích sắt có chiều dài khoảng 1m (để treo các lốp xe); 04 thanh sắt ngang có chiều dài khoảng 2,8m, 04 thanh sắt dọc có chiều dài 80cm; 3 hộp sơn màu.

+ Cách thực hiện: Rửa sạch 04 lốp xe tải, phơi khô và sơn màu thích hợp. Hàn các thanh sắt thành 02 khung hình chữ nhật, trên các thanh sắt ngang có các móc xích để treo lốp xe. Đặt 04 lốp xe nằm ngang, trên mỗi bánh xe gắn 02 sợi dây xích để treo lên 02 thanh sắt ngang ở hai bên tạo thành cầu thăng bằng (có thể tăng giảm độ cao khi treo lốp xe tùy theo khả năng giữ thăng bằng của trẻ).

Khi đi trên cầu, hai tay trẻ vịn vào hai thanh ngang để giữ thăng bằng và bước đi trên các lốp xe.

b) Đường đi lượn sóng

+ Nguyên liệu chuẩn bị: 03 lốp xe tải cỡ nhỏ, 02 lốp xe tải cỡ lớn; 02 hộp sơn màu.

+ Cách thực hiện: Các lốp xe được rửa sạch, phơi khô. Sau đó dùng dao cắt lốp xe nhỏ làm 2 phần, lốp xe lớn làm 3 phần bằng nhau (Chú ý: lưỡi dao cắt phải được thấm nước xà phòng để cắt cao su dễ hơn, vành lốp xe phải được cắt bằng cưa sắt). Dùng sơn màu để sơn các lốp xe và phơi thật khô. Đào một rãnh hẹp, chôn nửa lốp xe úp xuống đất và xếp theo hàng dọc tạo thành đường đi nhấp nhô lượn sóng.

Khi đi trên con đường lượn sóng này, đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát và giữ được thăng bằng khi bước qua từng lốp xe.

c) Chiếc cầu tre

+ Nguyên liệu chuẩn bị: Chọn 06 cây tre dài 3m, 10 cây tre dài 70cm, dây thừng buộc tre, dây kim tuyến trang trí.

+ Cách thực hiện: Dọn sạch mắt tre và gai tre. Dùng sơn màu phun đều lên các cây tre để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu.

Dùng 5 cây tre dài 70cm tạo thành trụ cầu thứ nhất và 5 cây tre dài 70cm tạo thành trụ cầu thứ hai. Dùng 02 cây tre to nhất dài 3m làm thân cầu cho trẻ đi qua. Dùng 02 cây tre dài 3m để làm thanh giằng dưới chân cầu và 02 cây tre dài 3m để làm hai bên tay vịn. Cuối cùng buộc chặt các mấu chốt của cây cầu tre để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Khi đi qua cầu tre, trẻ phải vịn 2 tay để giữ thăng bằng và khéo léo đi trên thân cầu hẹp làm bằng cây tre sao cho không bị ngã.

d) Đồ chơi "Nhảy bao"

Chọn nguyên vật liệu chủ yếu là vải vụn có độ dày, bền chắc để may làm bao cho trẻ chơi trò "Nhảy bao". May thêm quai bao cho trẻ dễ mang khi nhảy. Trên mặt trước của bao cần trang trí hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh. Với loại đồ chơi này, ta có thể tổ chức thi đua theo hình thức chơi tập thể, mỗi trẻ bước vào một chiếc bao, 02 tay cầm quai bao kéo lên để chân chạm đến đáy bao rồi nhảy về phía trước bằng cả hai chân cùng một lúc. Trẻ nào nhảy nhanh về đích mà không bị ngã là thắng cuộc. Qua trò chơi giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo và linh hoạt của đôi chân.

- Hướng dẫn tạo đồ chơi phát triển vận động đôi tay:

  1. Cột ném trúng đích

+ Nguyên liệu chuẩn bị: Vỏ hộp sữa bột, ống nước, bìa mica; băng keo xé, keo đốt, chỉ, kim...

+ Cách thực hiện: Tận dụng vỏ hộp sữa bột và ống nước đã qua sử dụng để tạo thành cột ném. Cắt tấm mica tạo hình dạng mặt của các con vật dễ thương. Vẽ các vòng tròn đồng tâm với màu sơn khác nhau và dán keo xé để khi trẻ ném túi vải vào các vòng tròn sẽ có độ bám dính chắc.

Đây là loại đồ chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là sự vận động của các cơ tay; đồng thời rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý và quan sát cao.

b) Bò qua vòng

+ Nguyên liệu chuẩn bị: 03 lốp xe tải cũ cỡ lớn, 02 thanh sắt dài 3m, 06 thanh sắt dài 76 cm, 06 thanh sắt dài 25 cm, 03 tấm ván gỗ và decal dán mặt gỗ.

+ Cách thực hiện: Rửa sạch các lốp xe, phơi khô, sơn màu thích hợp. Hàn khung sắt theo dạng hình chữ nhật và đặt 03 lốp xe theo vị trí đứng quay ngang cách đều nhau, tạo thành 03 cổng vòng tròn. Các tấm ván được đặt nối liền nhau tạo thành cầu gỗ xuyên qua 03 cổng vòng tròn bằng lốp xe. Mặt trên tấm ván gỗ được dán decal để khi trẻ bò qua sẽ không bị trầy xước da tay chân.

Với loại đồ chơi này, trẻ phải phối hợp tay và chân nhịp nhàng khéo léo để bò trên ván, chui qua các vòng tròn làm bằng lốp xe mà không bị ngã.

* Thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh

Để có nhiều đồ chơi vận động mới lạ, thu hút và hấp dẫn trẻ, không thể không kể đến sự đóng góp rất nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh. Do vậy, qua các buổi họp phụ huynh của trường và của lớp, chúng tôi đã tích cực vận động tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Đặc biệt là việc tạo ra các loại đồ chơi vận động từ các nguyên vật liệu có sẵn của địa phương sẽ giúp cho trẻ vừa rèn luyện các kỹ năng vận động cần thiết trong cuộc sống, vừa có tác dụng giáo dục trẻ tính tích cực, phát triển cho trẻ sự khéo léo, tính sáng tạo khi tham gia trò chơi. Từ đó, phụ huynh không những nhiệt tình đóng góp các loại nguyên vật liệu cần thiết như: lốp xe tải đã qua sử dụng, cây tre, gỗ..., mà còn hỗ trợ nhiều ngày công giúp chúng tôi hoàn thành các loại đồ chơi phát triển vận động như trên.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Việc làm ra các loại đồ chơi phát triển vận động cho trẻ hiện nay đang được các trường mầm non quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng cũng tùy vào những điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà có có thể tạo ra nhiều loại đồ chơi khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Hiện tại, khi chúng tôi áp dụng các giải pháp trên để làm một số đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại trường đã đem lại nhiều kết quả thiết thực. Sáng kiến này có thể áp dụng cho các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Bến Tre.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, trường chúng tôi đã tạo ra được nhiều loại đồ chơi vận động khác nhau. Trong học kỳ I của năm học 2015-2016, nhóm chúng tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường và phối hợp tốt với phụ huynh tạo được 6 loại đồ chơi bằng các nguyên vật liệu dễ tìm và có sẵn tại địa phương mà không phải tốn nhiều kinh phí. Các loại đồ chơi phát triển vận động này đã được đưa vào sử dụng và đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất thích được tham gia chơi; đồng thời phát triển cho trẻ các kỹ năng vận động cơ bản và rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật, sự mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia chơi.

Qua quá trình thực hiện các giải pháp trên, chúng tôi nhận thấy đa số trẻ nhanh nhẹn, thể hiện rõ rệt tính chủ động và tích cực trong mọi hoạt động.

* Đối với trẻ mẫu giáo: Trên 98% trẻ phát triển khả năng thực hiện vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động với các trẻ khác, hào hứng tham gia vào các hoạt động phát triển thể lực. Hình thành sự hiểu biết về lợi ích của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

* Đối với giáo viên: 100% giáo viên đều xác định được tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ mầm non. Từ đó, tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực và sáng tạo hơn trong việc làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động vận động cho trẻ.

* Đối với các bậc phụ huynh: Phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh, phụ huynh đóng góp kinh phí, công sức, các nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng có sẵn để làm ra nhiều loại đồ chơi mới lạ phục vụ tốt chuyên đề phát triển vận động của nhà trường.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh các loại đồ chơi phát triển vận động được nhóm tác giả thực hiện tại trường.

Bến Tre, ngày 25 tháng 01 năm 2016

“Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”.

Tin liên quan “Tạo một số đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết”. - 23/07/2020 Tạo một số đồ dùng đồ chơi cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. - 17/02/2020 “Thiết kế mô hình trò chơi ô cửa bí ẩn dành cho trẻ mẫu giáo” - 06/02/2020 “ Thiết kế thùng rác làm từ nguyên vật liệu để thực hiện tốt chủ trương “ không rác” trong trường Mầm non”. - 12/12/2019 “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên khối nhà trẻ mới ra trường nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy”. - 12/12/2019  DANH SÁCH HỌC SINH ĐƯỢC KIỂM TRA CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN PHỔ CẬP BƠI NGÀY 17/11/2024
pcb-17-11-0001-7287865-17112024164918.pdf(38-lượt)
 Công văn về việc thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong lĩnh vực may mặc và trồng nấm công nghệ cao tại tỉnh Ehime, Nhật Bản
cong-ty-esuhai-0001-7287865-12112024081402.pdf(12-lượt)
cv-thong-bao-may-mac-va-trong-nam-tai-nhat-ban-signed-7287865-12112024081402.pdf(6-lượt)
 Công văn về việc thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong lĩnh vực may mặc và trồng nấm công nghệ cao tại tỉnh Ehime, Nhật Bản
cong-ty-esuhai-0001-7287865-12112024081355.pdf(5-lượt)
cv-thong-bao-may-mac-va-trong-nam-tai-nhat-ban-signed-7287865-12112024081354.pdf(6-lượt)
 Giấy mời dự họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam
gm-hieu-truong-0001-7287865-11112024152718.pdf(91-lượt)
 LỊCH THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN
lich-thi-dau-bong-chuyen-0001-7287865-11112024150721.pdf(44-lượt)
 Thông báo chiêu sinh lớp nghiệp vụ sư phạm
thong-bao-lop-nvsp-7287865-08112024143915.pdf(52-lượt)
 Thông báo về việc mở lớp phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm học 2024 - 2025
123-thong-bao-vv-mo-lop-pho-cap-thcs-nam-hoc-2024-2025-7287865-04112024184935.pdf(37-lượt)
 Danh sách công nhận phổ cập bơi ngày 01-02/11/2024
pcb-02-1-1-0001-7287865-04112024131256.pdf(56-lượt)
 Danh sách công nhận phổ cập bơi ngày 18/10/2024
pcb-18-10-0001-7287865-04112024131047.pdf(45-lượt)
 KẾ HOẠCH Thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
ke-hoach-thuc-hien-quy-dinh-178-tw-ve-phong-chong-tham-nhung-trong-xd-van-ban-pl-10-2024-signed-signed-7287865-03112024162756.pdf(10-lượt)
Hội thi Bé sáng tạo Họp mặt kỉ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam Trường mầm non Sen Hồng hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 Hội nghị Cán bộ, viên chức và người lao động năm học 2024 - 2025 Thông báo tuyển bảo vệ ngày Xem thêm >> Tên hiển thị Mật khẩu Đăng nhập Liên kết website

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẾN TRE

TRƯỜNG MẦM NON SEN HỒNG

Địa chỉ: 116A3, Khu Phố 2, Phường Phú Tân, TP. Bến Tre

Điện thoại: 02753575466

Email: mnphukhuong@tpbentre.edu.vn

Từ khóa » Nguồn Nguyên Liệu Sẵn Có