Hiệu Quả Của Dual Trigger (GnRH Agonist + HCG Liều Thấp) Trên Kết ...

Tập 16 Số 2 (2018), Nghiên cứu Tập 16 Số 2 (2018) Hiệu quả của dual trigger (GnRH agonist + hCG liều thấp) trên kết cục IVF và dự phòng quá kích buồng trứng ở bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng sử dụng phác đồ GnRH antagonist Nghiên cứu 10.46755/vjog.2018.2.519 Ngày xuất bản: August 1, 2018 10.46755/vjog.2018.2.519
  • Lê Viết Nguyên Sa+−
  • Lê Việt Hùng+−
  • Phan Cảnh Quang Thông+−
  • Nguyễn Phạm Quỳnh Phương+−
Lê Viết Nguyên Sa Bệnh viện Trung ương Huế Lê Việt Hùng Bệnh viện Trung ương Huế Phan Cảnh Quang Thông Bệnh viện Trung ương Huế Nguyễn Phạm Quỳnh Phương Bệnh viện Trung ương Huế PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Tiếng Việt English

Cách trích dẫn

Lê, V. N. S., Lê, V. H., Phan, C. Q. T., & Nguyễn, P. Q. P. (2018). Hiệu quả của dual trigger (GnRH agonist + hCG liều thấp) trên kết cục IVF và dự phòng quá kích buồng trứng ở bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng sử dụng phác đồ GnRH antagonist . Tạp Chí Phụ sản, 16(2), 120 - 127. https://doi.org/10.46755/vjog.2018.2.519 Các định dạng trích dẫn khác ACM ACS APA ABNT Chicago Harvard IEEE MLA Turabian Vancouver

Tải trích dẫn

Endnote/Zotero/Mendeley (RIS) BibTeX

Tóm tắt

Giới thiệu: Sử dụng hCG truyền thống để khởi động trưởng thành noãn ở những bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng tiềm ẩn nguy cơ quá kích buồng trứng. GnRHa trigger có thể gây ra một đỉnh LH đủ để gây trưởng thành noãn và dự phòng được nguy cơ quá kích buồng trứng nhưng lại gây suy hoàng thể bất thường dẫn đến giảm tỉ lệ có thai, từ đó đòi hỏi phải có một phác đồ hỗ trợ hoàng thể thích hợp. Một cách tiếp cận mới là sử dụng dual trigger bao gồm GnRHa phối hợp với hCG liều thấp để gây trưởng thành nang noãn, hạn chế quá kích buồng trứng nhưng vẫn duy trì được hoạt động hoàng thể để đảm bảo tỉ lệ có thai. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của dual trigger lên kết cục IVF và khả năng dự phòng quá kích buồng trứng của phác đồ dual trigger trên nhóm bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng trên 124 bệnh nhân đáp ứng cao với KTBT bằng phác đồ GnRH antagonist (10-18 nang noãn đường kính từ 14mm, E2 < 5000 pg/mL). 62 bệnh nhân được khởi động trưởng thành noãn với dual trigger và 62 bệnh nhân được khởi động trưởng thành noãn bằng hCG. Các bệnh nhân có nguy cơ cao với QKBT sẽ loại ra khỏi nhóm nghiên cứu.

Kết quả: Số MII, số phôi tốt, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến đều cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dual trigger so với nhóm hCG. Không một trường hợp QKBT nào ghi nhận ở nhóm dual trigger trong khi 1 trường hợp QKBT vừa cần phải nhập viện ở nhóm hCG. 1 trường hợp trữ phôi toàn bộ (%) ở nhóm hCG do nguy cơ QKBT.

Kết luận:Dual trigger mang lại kết cục IVF tốt hơn so với hCG ở nhóm bệnh nhân đáp ứng cao với KTBT, đồng thời có khả năng dự phòng HCQKBT.

PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả

  • Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Việt Hùng, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
  • Lê Việt Hùng, Lê Viết Nguyên Sa, Nguyễn Phạm Quỳnh Phương, Đánh giá kết quả bước đầu thực hiện TTTON - mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Bệnh viện Trung Ương Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
  • Phan Cảnh Quang Thông, Lê Viết Nguyên Sa, Lê Sỹ Phương, Cao Thị Thùy Nhung, Đinh Thị Phương Minh, Đánh giá kết quả sử dụng vòng nâng cổ tử cung trong dự phòng sinh non tại Bệnh viện Trung Ương Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
  • Lê Minh Tâm, Lê Việt Hùng, Nguyễn Thị Phương Lê, Lê Đình Dương, Lê Viết Nguyên Sa, Trần Thy Yên Thùy, Phạm Chí Kông, Nguyễn Thị Ni, Nguyễn Đăng Thị Như Anh, Cao Ngọc Thành, Rối loạn nội tiết sinh sản ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
  • Phan Cảnh Quang Thông, Lê Việt Hùng, Nguyễn Phạm Quỳnh Phương, Nguyễn Thị Thu Thúy, Nguyễn Phước Bảo Minh, Kết quả tỷ lệ mang thai cộng dồn bằng khỏi động trưởng thành noãn bằng GnRH agonist kết hợp pregnyl liều thấp trong phác đồ GnRH antagonist tại Khoa Vô sinh, Bệnh viện Trung ương Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 3 (2016)
Giấy phép xuất bản bản in số 1933/GP-BTTTT ngày 21/11/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ©2011-2022 Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO) - Xây dựng bởi OJSVN Tên đăng nhập Bắt buộc Mật khẩu Bắt buộc Quên Mật khẩu? Ghi nhớ lần đăng nhập sau Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây Tìm kiếm Tìm kiếm

Từ khóa » Phác đồ Dài Agonist