Hiệu Quả đặc Biệt Của Chiết Xuất Tự Nhiên đến Gà đẻ Trứng

Hiện nay, vấn đề tồn dư thuốc kháng sinh trong thực phẩm chăn nuôi đang là mối lo ngại chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với người tiêu dùng. Việc sử dụng kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người, môi trường và là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm động vật.

 

Theo các chuyên gia về thú y, nếu gà đẻ bị nhiễm kháng sinh (do sử dụng để chống dịch bệnh, kích thích đẻ trứng) thì không có lý gì mà trứng gà không nhiễm kháng sinh. Bởi nguyên lý đơn giản là, trứng gà ở trong cơ thể gà, được hình thành và phát triển từ các chất mà gà đẻ hấp thu được trong quá trình chăn nuôi, nên nếu gà nhiễm kháng sinh do tiêm hoặc do trộn lẫn thức ăn thì đương nhiên trứng cũng sẽ nhiễm những loại kháng sinh đó.

 

Đặc biệt, nếu gà đẻ mà được người chăn nuôi trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc cho gà ăn những loại thức ăn có phẩm màu công nghiệp để gà đẻ trứng có lòng đỏ đậm cho giống với trứng gà ta thì càng nguy hiểm hơn. Vì nếu ăn phải thực phẩm có chứa màu công nghiệp tích tụ lâu ngày sẽ mắc nhiều chứng bệnh, đặc biệt là ung thư.

 

 Vì vậy, xu hướng chăn nuôi bền vững để tạo ra thực phẩm sạch và an toàn đang được người chăn nuôi quan tâm và mong muốn đạt được. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn với mục đích kích thích sinh trưởng như: cân bằng dinh dưỡng, bổ sung acid hữu cơ, khoáng hữu cơ, enzyme và các chế phẩm trợ sinh( probiotic), theo bài báo Sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thảo dược (Peters & cs, 2002; Vũ Duy Giảng, 2009). Trong đó, sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc thực vật thay thế kháng sinh là rất cần thiết không những tạo ra các sản phẩm sạch mà còn hạn chế được hiện tượng kháng kháng sinh.

    Tanin là các phân tử polyphenol tự nhiên được tìm thấy trong hạt ngũ cốc, hạt dẻ và trái cây, nó có khả năng thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất tối ưu. Hợp chất tanin được biết đến với khả năng làm kết tủa protein ở niêm mạc ống tiêu hoá để làm thành một màng bao che niêm mạc. Ngoài ra, nhờ tính sát trùng nhẹ, nó có khả năng làm ức chế sự lên men do vi khuẩn ở đường tiêu hoá và giải độc kim loại nặng.

 

 Chính vì vậy, Th.s Nguyễn Đức Điện & cs (2020) (Giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú Y, Trường Đại học Tây nguyên) đã tiến hành thử nghiệm bổ sung tanin vào khẩu phần ăn của giống gà M310 ( gà Ai Cập trắng) nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tanin đến hiệu quả chăn nuôi gà và góp phần thay thế kháng sinh. Thí nghiệm được thực hiện trên gà hậu bị độ tuổi từ 10 đến 24 tuần tuổi, mô hình thí nghiệm như sau: Gà được nuôi trong lồng đẻ, mỗi lồng 4 con.

Nghiệm thức

Số lồng / Nghiệm thức

Lượng bổ sung tanin

NT1 (đối chứng)

10

0

NT2

10

300 g / tấn thức ăn

NT3

10

450 g / tấn thức ăn

NT4

10

600 g / tấn thức ăn

 

Bảng 1: Bố trí thí nghiệm

Sau thời gian thử nghiệm 3 tuần (từ tuần tuổi 15 đến tuần tuổi 18) cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn ở các lô thử nghiệm bổ sung tanin tăng cao so với lô không bổ sung tanin, cụ thể là lô bổ sung 300g/tấn thức ăn mang lại hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất.

 

Chỉ tiêu

NT1

NT2

NT3

NT4

Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (g)

1156

1188

1235

1150

Khối lượng kết thúc thí nghiệm (g)

1477

1558

1583

1631

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg)

85.5

70.0

75.0

96.5

Tổng khối lượng gà tăng lên

trong thời gian TN (kg)

8.98

10.36

9.74

13.46

Hệ số chuyển hóa thức ăn

9.51

6.76

7.70

7.17

 

Bảng 2: Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà M310 giai đoạn 15 đến 18 tuần tuổi

Khi thực hiện đánh giá một số chỉ tiêu môi trường và VSV trong phân gà của các lô thử nghiệm, cho thấy kết quả khả quan khi pH của phân không thay đổi nhưng độ ẩm phân gà ở các lô có xu hướng giảm khi tăng hàm lượng bổ sung tanin, điều này cho thấy tanin có khả năng điều tiết nhu động ruột và tăng hấp thụ nước bên trong đường ruột của gà, từ đó giúp phân khô ráo, đảm bảo môi trường sống của gà hậu bị được cải thiện. Ngoài ra, khi đánh giá các chỉ tiêu VSV, tổng số vi khuẩn hiếu khí và tổng số E.coli giảm đáng kể khi bổ sung tanin vào thức ăn cho gà hậu bị.

 

Chỉ tiêu

NT1

NT2

NT3

NT4

pH phân

6.07

6.17

5.92

6.06

Độ ẩm của phân

77.76

76.37

74.64

74.01

Tổng số VSV hiếu khí (CFU/g phân)

5.13 * 1011

3.14*1011

2.94*1011

2.36*1011

Tổng số E.coli (CFU/g phân)

21.67 * 106

5.43 * 106

5.33 * 106

2.53 * 106

 

Bảng 3: Ảnh hưởng của Tanin đến một số chỉ tiêu môi trường và VSV trong phân gà hậu bị Ai Cập

Khi đánh giá ảnh hưởng của tanin đến khả năng sản xuất trứng của gà giai đoạn 21 đến 24 tuần tuổi, cho thấy hiệu quả rõ rệt của các lô bổ sung tanin, trong thử nghiệm này, lô bổ sung 600g/tấn thức ăn cho thấy hiệu quả cao nhất, giúp gà tăng số lượng trứng đẻ và giảm lượng thức ăn cho 10 quả trứng.

 

Tuần tuổi

Chỉ tiêu

NT1

NT2

NT3

NT4

 

Tính chung

Số trứng đẻ ra trong TN (quả)

332

336

359

410

Tỷ lệ đẻ trung bình trong TN (%)

42.3

42.9

45.8

52.3

Lượng thức ăn tiêu thụ trong TN (kg)

66

64.9

64.3

63

Tiêu tốn thức ăn / 10 quả trứng (kg)

2.0

1.93

1.79

1.54

 

Bảng 4: Ảnh hưởng của việc bổ sung Tanin đến sản lượng trứng gà giai đoạn từ 21 đến 24 tuần tuổi

Mọi thông tin quan tâm về sản phẩm Silvafeeed (Tanin) chế phẩm tự nhiên chiết xuất từ cây hạt dẻ nhập khẩu trực tiếp từ Italy, xin quý khách hàng liên hệ về địa chỉ E-mail: [email protected] hoặc liên hệ số điện thoại: 0938 171 477 (A. Khoa).

Từ khóa
  • ánh dương khang
  • tannin

Để lại comment của bạn

Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.

Họ tên:

Email:

Bình luận

Δ

Từ khóa » Trứng Gà Sinh Học Là Gì