Hiệu Quả Trong Việc Triển Khai Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Tại Trường ...

Họ và tên (Bắt buộc) Người gửi (Bắt buộc) Người nhận (Bắt buộc) Nội dung email Chữ để nhận dạng Refresh CAPTCHA Refresh CAPTCHA Chữ xác nhận (Bắt buộc) Gửi mail Nhập lại Hiệu quả trong việc triển khai mô hình thư viện thân thiện tại trường tiểu học An Lập, huyện Sơn Động In Hiệu quả trong việc triển khai mô hình thư viện thân thiện tại trường tiểu học An Lập, huyện Sơn Động 23-11-2018 | Lượt xem: 57680 Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ In Gửi email Đọc bài viết Giọng Nữ Giọng Nam
Thư viện nhà trường là một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa học đường. Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến, làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn. Thư viện là trung tâm thông tin ở nhiều dạng khác nhau, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng đến tri thức. Đọc sách là cách học tốt nhất và không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn việc đọc sách. Đọc sách ngoài tác dụng giải trí lành mạnh còn giúp mỗi chúng ta hoàn thiện nhân cách của chính mình. Sách giáo dục cho mỗi chúng ta biết yêu thương, quý trọng, đoàn kết với mọi người, biết nói lời hay, làm việc tốt và sách chính là cơ hội để chúng ta mở rộng tầm nhìn với thế giới.
Từ năm 2015, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Tổ chức Room to Read (RtR) triển khai dự án thư viện thân thiện tại 40 trường tiểu học trong tỉnh. Sau thời gian hoạt động hiệu quả, Mô hình thư viện này đã được Sở GD&ĐT chỉ đạo nhân rộng ra các trường tiểu học khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có Trường Tiểu học An Lập, huyện Sơn Động. Theo đó, RtR đã cung cấp cho nhà trường một số đầu sách cho thư viện và Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn về thiết lập và quản lý thư viện cho cán bộ quản lý, giáo viên và thủ thư nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển mô hình thư viện thân thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách tốt cho học sinh, góp phần bổ trợ cho các môn học và tạo ra văn hóa nhà trường, nhà trường đã xác định các điều kiện, chuẩn bị các nguồn lực để đầu tư xây dựng thư viện. Khó khăn lớn nhất của nhà trường đó là thiếu cơ sở vật chất như: Phòng đọc; số lượng đầu sách và bản sách còn quá ít và thuộc loại sách xuất bản đã lâu năm, cũ nát, không đảm bảo cho dạy tiết đọc thư viện và việc mượn đọc Không gian của thư viện đã được thiết lập hoàn thiện. của CBGV-HS. Song với quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, từ tháng 11 năm 2017, nhà trường tiến hành sắp xếp lại phòng làm việc của cán bộ quản lý, dành riêng 01 phòng rộng trên 50 m2 để làm phòng thư viện; vận động phụ huynh học sinh ủng hộ mua giá sách, bàn đọc trị giá 25.700.000 đồng; tiến hành trang trí, mua xốp trải nền, mua sách đối ứng với 630 đầu sách-1876 bản sách, trị giá 50 triệu đồng; sách được giáo viên, thủ thư lựa chọn và phân loại đầy đủ theo trình độ đọc. Song song với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhà trường tiến hành tập huấn về Tiết đọc thư viện cho giáo viên. Thư viện được khánh thành và tiến hành việc dạy tiết đọc từ học kỳ 2 năm học 2017-2018.Phấn khởi hơn ai hết, đó là các em học sinh và thầy cô giáo, sau một thời gian chờ đợi, đã được tổ chức dạy học theo mô hình mới với các kiểu bài Cùng đọc, Đọc cá nhân, Đọc cặp đôi, Đọc to nghe chung, rất sâu sắc và hiệu quả. Các câu chữ nằm im trong sách, nay đã được làm sống động lên qua lời kể hấp dẫn của cô và trò; qua việc chia sẻ, sắm vai, vẽ tranh, viết cảm nhận... của các em học sinh.Ngoài việc đọc thông qua học tiết đọc thư viện, học sinh được sắp xếp lịch đọc tại chỗ, mượn sách về nhà và đọc sách báo ngoài thư viện hành lang, thư viện lớp học, tủ sách ngoài trời. Niềm vui của học sinh khi đọc sách cùng cô. Hoạt động khuyến đọc được nhà trường phát động thông qua phong trào thi đua đọc, mượn sách; Nhà trường tổ chức Ngày hội đọc sách gia đình năm 2018 kết hợp khánh thành thư viện với các hình thức đa dang: rung chuông vàng, thi đọc cặp đôi bố/mẹ-con; thi vẽ tranh mô tả câu chuyện theo cặp đôi cha/mẹ-con... mục đích để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cha mẹ trong việc cùng tham gia giáo dục con cái, hiểu biết rõ hơn về sở thích, nguyện vọng của con đối với việc học nói chung và nhu cầu đọc nói riêng. Qua đó còn làm sâu sắc, ý nghĩa hơn các câu chuyện, bài học, rèn kỹ năng sống, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết cho các em. Hoạt động đọc sách gia đình đã thu hút hầu hết phụ huynh học sinh các lớp tham gia với tinh thần tích cực, sôi nổi và tự hào. Các đại biểu địa phương, Phòng GD&ĐT, Ban đại diện Cha mẹ học sinh cũng cùng hòa đồng vào các hoạt động của các em trong ngày hội. Phụ huynh tham gia các hoạt ngày đọc sách gia đình. Mô hình thư viện thân thiện đã thực sự mang lại sự thay đổi tích cực trong nhà trường và cộng đồng. Học sinh có thói quen đọc sách truyện hàng ngày ở trường, số lượt học sinh mượn sách báo về nhà đọc tăng rõ rệt. Chất lượng các môn học Tiếng Việt (phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn), môn Mỹ thuật... do tác động của việc dạy học Tiết đọc thư viện và hoạt động đọc hàng ngày được nâng lên, đồng thời năng lực hợp tác, phẩm chất tự tin, trách nhiệm được hình thành và phát triển vững chắc thể hiện qua kỹ năng thể hiện các vai trong tiểu phẩm được thực hiện trong tiết đọc, tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần và giờ chào cờ...Gia đình học sinh có sự quan tâm hơn đến việc học của con, phụ huynh học sinh đã sắp xếp, bố trí góc học tập, cùng song hành với các em trong việc học, đọc sách, tổ chức cho các em trải nghiệm các hoạt động ở nhà, ở trường. Các ban ngành đoàn thể và cộng đồng dân cư có hiểu biết sâu sắc hơn về đổi mới giáo dục hiện nay, nhận thức rõ tầm quan trọng của cộng đồng trong tạo dựng môi trường học tập và huy động các nguồn lực xây dựng thư viện nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói chung. Năm học 2017-2018, cha mẹ học sinh và cộng đồng đã ủng hộ thư viện và các hoạt động trải nghiệm, tiền thưởng với số tiền là 92 triệu đồng.Giáo viên có kỹ năng giảng dạy tiết đọc thư viện, mạnh dạn đăng ký thao giảng, dạy minh họa SHCM theo nghiên cứu bài học bằng tiết đọc thư viện trong phạm vi tổ chuyên môn, cấp trường và cụm trường; tập huấn lại cho giáo viên các trường trong huyện dự để học tập. Các lớp đã thiết lập ban thư viện, tuyên truyền việc mượn, đọc sách hàng ngày. Nhận thấy rõ hiệu quả của mô hình thư viện thân thiện, năm học 2018-2019 nhà trường tiếp tục duy trì và phát triển Một buổi sinh hoạt chuyên môn... hoạt động thư viện; mỗi năm nhà trường sẽ tiết kiệm kinh phí bổ sung số sách từ khoảng 20 đến 25 triệu đồng để học sinh có điều kiện được học, được đọc những cuốn sách mới. Hoạt động khuyến đọc được củng cố, tổ chức thường xuyên hàng tuần, tích hợp với việc phát động phong trào thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn; góc đọc, góc viết được mở rộng và liên kết với dạy Mỹ thuật, kể chuyện, dạy tập đọc theo hướng đối thoại. Tiếp tục thực hiện tổ chức ngày hội đọc sách gia đình với nhiều nội dung phong phú nhằm thu hút học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng tham gia đồng thời huy động sự đóng góp kinh phí để mở rộng thư viện. Các tổ chuyên môn và nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn với tiết đọc thư viện, mở rộng hoạt động dạy tiết đọc thư viện đến các điểm trường lẻ để giáo viên, học sinh có cơ hội tiếp cận, học tập mô hình tiên tiến này. Với cách tổ chức như vậy, tôi tin tưởng sẽ có sự thay đổi tích cực hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh cũng như hình thành và phát triển vững chắc văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Lê Đình Phong - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lập Chia sẻ Chia sẻ Tweet Trung bình (0 Bình chọn)

Từ khóa » Thư Viện Rtr