Https://sgddt..vn/chi-tiet-tin?/nhieu...

Truy cập nội dung luôn ​ MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Lịch sử hình thành và Phát triển
    • Chức năng – nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc
    • Thành tựu - phát triển
    • Đảng, đoàn thể
    • Hội khoa học Tâm lý và Giáo dục
    • Các tổ chức hội
      • Hội cựu Giáo chức
    • Đảng ủy Sở
    • Công đoàn ngành
    • Phòng Giáo dục Trung học
    • Phòng Tổ chức cán bộ
    • Phòng giáo dục chuyên nghiệp giáo dục thường xuyên
    • Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
  • Thông tin thi
  • Tin tức - Sự kiện
  • Chuyên môn
  • Khuyến học - khuyến tài
  • Nghiên cứu khoa học
  • Văn bản
    • Phòng Tổ chức – Hành chính
    • Thanh tra
    • Phòng kế hoạch tài chính
    • Giáo dục tiểu học
    • Giáo dục mầm non
    • Giáo dục trung học
    • Phòng GDCN - GDTX
    • Khảo thí & QLCLGD
    • Công Đoàn
    • Chỉ đạo điều hành
    • Hội Cựu Giáo chức
    • Hội khoa học và tâm lý giáo dục
    • TT HTCTTVB&GDNG
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Liên hệ hỏi đáp
  • Thủ tục hành chính

>>>> TIN VẮN

Chủ đề năm học 2024-2025: "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo"

Nhiều hiệu quả từ Chương trình Thư viện Room to Read 12/06/2017

Chương trình Thư viện Room to Read (viết tắt Chương trình Thư viện RtR) của Tổ chức phi chính phủ Mỹ, giúp tạo không gian thân thiện để học sinh đọc sách và hình thành thói quen đọc sách.

Qua nhiều năm triển khai tại các trường tiểu học trong tỉnh Tiền Giang, Chương trình đã tạo dấu ấn hiệu quả thiết thực, vừa đưa học sinh đến gần hơn với thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức, vừa khơi gợi và định hướng văn hóa đọc.

Chương trình đầu tư mỗi trường trong 3 năm, năm đầu tiên học sinh được hỗ trợ 3 đầu sách/năm, số lượng sách giảm theo từng năm và có sự đối ứng của nhà trường theo từng năm để hoàn chỉnh cơ sở vật chất thư viện, thu hút chính quyền địa phương và gia đình vào cuộc, cùng kiến tạo địa chỉ đọc thân thiện.

Tranh vẽ Mô hình Thư viện xanh Trường Tiểu học B An Thái Trung, huyện Cái Bè (Ảnh chụp lại)

Mỗi tuần, các trường tổ chức tiết đọc thư viện, hàng năm đều có ngày hội đọc sách để huy động cộng đồng tham gia. Để thực hiện tiết đọc thư viện hiệu quả, giáo viên sử dụng các câu chuyện, quyển sách có trên thư viện phù hợp với trình độ học sinh để tổ chức các tiết dạy, buổi sinh hoạt đọc, tạo thói quen đọc và mở rộng vốn từ cho học sinh. Qua đó, giáo viên giới thiệu thêm những quyển sách hay nhằm giúp học sinh thói quen thích thú đọc sách, từng bước hình thành văn hóa đọc lứa tuổi tiểu học.

Ông Nguyễn Văn Xong, nguyên Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cai Lậy, điều phối viên, chia sẻ: "Room to Read hỗ trợ ngành giáo dục trong việc nâng cao trí tuệ, nhận thức và kĩ năng cho học sinh. Mong rằng Room to Read còn đến được nhiều trường hơn để các em có cơ hội tiếp cận nhiều quyển sách có giá trị…".

Nhân rộng mô hình Thư viện thân thiện

Thực hiện các nội dung của chương trình dự án kí kết giữa Sở GDĐT Tiền Giang với tổ chức Room to Read tại Việt Nam, những năm qua, các Phòng GDĐT trong tỉnh luôn chú trọng chọn lựa các đơn vị thật sự có nhu cầu và tiềm năng đáp ứng những yêu cầu của dự án để triển khai, đồng thời thường xuyên quan tâm tổ chức tốt các hoạt động của thư viện trường học.

Khi có lớp tập huấn về kĩ năng quản lí thư viện, phân loại sách, tổ chức hoạt động đọc sách,…thì đội ngũ giáo viên thư viện, giáo viên đứng lớp và Ban giám hiệu của các trường dự án đều được tạo điều kiện tham dự đông đủ, nắm được những kiến thức, kĩ năng trong việc tiến hành hoạt động thư viện trường học thân thiện. Nhờ vậy, các trường đều làm tốt thao tác đăng nhập, xử lí nghiệp vụ và giới thiệu các đầu sách thiếu nhi được hỗ trợ; đưa vào sử dụng và bảo quản trang thiết bị thư viện như các vật phẩm giáo dục, kệ sách, thảm xốp, bàn ghế… nhằm tạo môi trường đọc thoải mái, hấp dẫn các em.

Bên cạnh đó, các cấp cũng thành lập được đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, giám sát các tiết Sinh hoạt đọc tại cơ sở; giúp đỡ cho giáo viên chuẩn bị tốt khi đến với hội giảng, hội thi.

Bên cạnh các thư viện trường tiểu học thụ hưởng Chương trình Thư viện RtR, ngày càng có thêm nhiều trường nhân rộng mô hình, hướng tới hệ thống thư viện mô hình RtR sẽ được phủ kín ở các trường trên địa bàn. Đối với các trường không còn được sự hỗ trợ từ RtR, ngành chỉ đạo vận dụng xây dựng tổ chức hoạt động các thư viện truyền thống nhằm phát huy phong trào đọc sách trong thư viện trường tiểu học.

Hội thi đồ dùng thư viện thân thiện năm 2009 (Ảnh: H.T)

Dấu ấn các lần hội giảng, hội thi

- Từ ngày 04/11 đến ngày 07/11/2011, Hội giảng tiết đọc thư viện năm học 2011– 2012 cấp Khu vực được diễn ra tại trường Tiểu học Trà Nóc 1 (Cần Thơ) với sự tham gia của 20 giáo viên giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 đến từ các tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Cần Thơ. Các giáo viên trải qua nội dung thi bao gồm các tiết đọc thư viện được tổ chức thực hiện với học sinh các khối lớp gồm: khối lớp 1 và 2 thi "Đọc to nghe chung", khối lớp 3 thi "Đọc và tra cứu", khối lớp 4 thi "Đọc và chia sẻ", khối lớp 5 "Đọc và viết cảm nhận".

- Từ ngày 12/10 đến ngày 15/10/2013 tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Thành phố Trà Vinh , Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh kết hợp tổ chức Room to Read tổ chức Hội thi tiết đọc thư viện năm học 2013–2014. Tham dự Hội thi lần này có 20 giáo viên đang tham gia giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 đến từ các tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Cần Thơ. Khối lớp 1 thi "Đọc to nghe chung", khối lớp 2 và 3 thi "Cùng đọc", khối lớp 4 thi "Đọc cặp đôi", khối lớp 5 thi "Đọc cá nhân".

- Từ ngày 02/12 đến ngày 04/12/2015, tại Thành phố Mỹ Tho diễn ra Hội thi tiết đọc thư viện năm học 2014–2015. Có 20 giáo viên giảng dạy từ lớp 2 đến lớp 5 của các tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Cần Thơ tham gia. Giáo viên trải qua các phần thi tiết đọc với học sinh các khối lớp 2, lớp 3. Riêng khối lớp 4, Lớp 5 thi "Đọc to nghe chung" và "Cùng đọc".

Thông qua hội thi nhằm giúp giáo viên ở các tỉnh có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về cách tổ chức một tiết đọc thư viện có hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để giáo viên vận dụng và chia sẻ các phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường tham gia Chương trình thư viện do tổ chức RtR hỗ trợ.

Đặc biệt, tại hội thi "Cán bộ, giáo viên thư viện giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2014 khu vực phía Nam" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức, ngành GD&ĐT tỉnh Tiền Giang có 03 giáo viên tham gia dự thi.

Thí sinh trải qua 3 phần thi: Sáng kiến kinh nghiệm, Thi lý thuyết và Thuyết trình giới thiệu sách. Kết quả, Cô Nguyễn Võ Trúc Sơn, giáo viên trường Trung học phổ thông Thủ Khoa Huân (huyện Chợ Gạo) và Cô Trần Thị Ngọc Sương, giáo viên trường Trung học cơ sở Bình Đông (Thị xã Gò Công) đạt giải Nhì; Cô Trần Thị Phương Giang, giáo viên trường Tiểu học Ngũ Hiệp 1 (huyện Cai Lậy) đạt giải Ba. Tiền Giang được xếp hạng Nhì toàn đoàn.

Hội thi được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thư viện trường học phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, góp phần thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; động viên, biểu dương những đóng góp, những sáng kiến, kinh nghiệm có giá trị thực tiễn của cán bộ, giáo viên thư viện trường học; tạo điều kiện để xã hội quan tâm, đầu tư cho hoạt động của thư viện trường học.

Chung tay ươm mầm tình yêu sách

Trong đời sống tinh thần của nhân loại, sách là sản phẩm, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận, dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới các giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói, sách chính là người bạn gần gũi và từ lâu, đọc sách đã trở thành nhu cầu cần thiết của nhiều người trong xã hội. Ở thời đại nào, việc đọc sách cũng là một trong những yếu tố cốt lõi để hoàn thiện nhân cách con người. Trong xã hội hiện đại, văn hóa đọc sẽ vẫn phát triển nếu chúng ta có cách tiếp cận đúng đắn sao cho sách trở nên gần gũi và dễ đọc, dễ tìm hơn với người đọc, thực hiện tốt vai trò: sách là động lực thúc đẩy mọi tiến bộ, nên việc ham đọc sách không còn bị xem nhẹ. Nói cách khác là cần phải xây dựng lại văn hóa đọc phù hợp, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, mà hai đối tượng có ảnh hưởng nhiều nhất chính là gia đình và nhà trường.

Với mô hình "Thư viện xanh", các trường đã thiết kế góc thư viện với những ống nhựa nhiều màu sắc, bên trong chứa sách, báo treo lên cây xanh để khuyến khích các em tìm đọc vào giờ giải lao. Sách, báo được thay đổi hàng tuần nên các em rất thích tìm đến thư viện xanh để tìm hiểu, trao đổi với nhau về những quyển sách hay, những câu chuyện bổ ích.

Tiêu biểu là thư viện trường Tiểu học Ngũ Hiệp 1 – huyện Cai Lậy có diện tích đến 90m2 với hai phòng rộng rãi. Một phòng chứa sách kết hợp làm việc, có máy vi tính nối mạng Internet, một phòng dành cho đọc sách, vẽ tranh, tổ chức tiết Sinh hoạt đọc…, được trang trí bằng những bức vẽ, những nhân vật quen thuộc trích từ các truyện tranh tạo thành một không gian sách sinh động, đầy cổ tích. Đặc biệt, từ sự hỗ trợ của tổ chức Room to Read, của tập thể giáo viên và học sinh toàn trường, thư viện hiện có hơn 18.000 bản sách các loại, là một con số đầy tự hào của thầy và trò trường Tiểu học Ngũ Hiệp 1. Nếu như lúc trước, giáo viên chủ nhiệm chỉ yêu cầu học sinh mượn sách về nhà đọc, nay thầy và trò cùng lên thư viện đọc sách. Sách nào do học trò đóng góp thì có một dấu mộc hình con gấu trúc như để ghi dấu kỷ niệm cho các em. Bên cạnh công việc quản lý thư viện, cô Trần Thị Phương Giang còn làm bao thế hệ học trò mê mẩn với những mẩu chuyện giúp các em mở rộng tầm nhìn, thổi vào hồn các em từng lời ru, tiếng hát êm đềm với cô Tấm, quả Thị, nàng Bạch Tuyết, Hoàng tử và cả những câu chuyện cổ tích có hậu thời hiện đại với những tấm gương vượt khó học giỏi, chân dung những con người quyết vượt lên nghịch cảnh, sống và cống hiến không hề suy tính, những tấm lòng độ lượng, đầy yêu thương… Thầy Trương Thanh Hùng, hiệu trưởng, cũng cho rằng nhờ tiếp cận với sách mà các em đọc thông, viết thạo, học tốt hơn. Nguồn sách ở đây có chủ đề phong phú nên phụ huynh cũng quan tâm tìm đọc.

Nhân Ngày sách Việt Nam năm 2016, Phòng GD&ĐT Thị xã Cai Lậy tổ chức hội thi "Kể chuyện theo sách thiếu nhi" bậc Tiểu học với mục đích nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Ngày 14 và 15/9/2016, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, phường 6, Hội thi Kể chuyện sách năm 2016 cũng được Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Thành đoàn Thành phố Mỹ Tho tổ chức, thí sinh của 23 trường tiểu học và 12 trường trung học cơ sở tham dự qua 35 câu chuyện kể về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, đất nước con người Việt Nam, quê hương Tiền Giang, truyền thống tôn sư trọng đạo, tình yêu ông, bà, cha, mẹ, anh, em… bằng văn vần hoặc văn xuôi đã được in thành sách, báo, tạp chí.

Và ý nghĩa nhân văn

Khi mà nhịp sống hiện đại với quá nhiều các thiết bị điện tử, quá nhiều phương tiện giải trí nghe nhìn khác nhau thì văn hóa đọc đang giảm đi rõ rệt. Nếu như trước kia sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin và văn hóa, tri thức thì ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp nhận thông tin của các phương tiện đại chúng như: truyền hình, phim ảnh, Internet… Đặc biệt là khi Internet phát triển nhanh chóng, người ta có thể dễ dàng tra cứu và có ngay thông tin muốn tìm. Có điều từ đó, thói quen đọc sách bị lấn át, nhường chỗ ưu thế cho những hoạt động có sức hấp dẫn lớn hơn và đang là xu hướng được quan tâm. Người ta chỉ đọc sách khi cần đáp ứng cho một nhu cầu nhất thời nào đó và sau đó, bỏ sách cũng khá dễ dàng. Có người còn quan niệm đọc sách là sở thích riêng, không thể bắt ép.

Ở nhiều gia đình, các bậc phụ huynh vì bận rộn với công việc, lo toan về cuộc sống nên cũng ít có thời gian và thói quen đọc sách, nhất là ở nông thôn, trẻ em nông thôn không được thừa hưởng vốn liếng về sách và sự yêu thích với sách từ cha mẹ. Cùng với gia đình, giáo viên chính là đối tượng có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa đọc của con trẻ. Nếu giáo viên không thường xuyên phải đọc sách để bổ sung kiến thức thì cũng không thể khuyến khích học sinh hình thành thói quen đọc sách hoặc làm gương, hướng dẫn các em cách lựa chọn sách, cách đọc sách hiệu quả ngoài sách giáo khoa. Tình trạng học sinh, sinh viên bây giờ lười đọc sách nói chung, sách báo tài liệu chuyên môn nói riêng, hầu như không tự mình tìm tòi, mở rộng thêm ra kiến thức ngoài giáo trình; xem các loại sách khác chỉ là phương tiện giải trí, muốn đọc hay không cũng được thì cũng xuất phát từ nguyên nhân sâu xa kể trên.

Nói về lợi ích của việc đọc sách hàng ngày, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách có thể kích thích tinh thần, tăng cường kĩ năng tư duy, phân tích, giữ cho bộ não hoạt động và tham gia, tránh bị mất năng lượng, từ đó làm chậm lại tiến độ hoặc thậm chí có thể ngăn chặn biểu hiện mất trí nhớ. Những căng thẳng trong quá trình làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân, hoặc vô số các vấn đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày có thể trôi qua khi chúng ta tập trung vào một quyển sách thú vị, hấp dẫn. Những kiến ​​thức chúng ta thu thập được từ sách có khi được vận dụng để giải quyết hợp lí tình huống tương tự phải đối mặt trong thực tế. Người đọc càng nhiều sách, càng được tiếp xúc với nhiều từ ngữ được sử dụng trong từng bối cảnh cụ thể, sẽ cải thiện kĩ năng nói và viết ngày càng lưu loát, thông thạo hơn. Đọc sách cũng góp phần hình thành năng lực suy nghĩ và làm việc độc lập, rèn luyện tâm hồn, nhân cách sống.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và Chương trình Thư viện Room to Read là một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm toàn ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của trẻ thơ. Điều này càng có ý nghĩa khi chúng ta đã và đang thực hiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề: "Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số"./.

Nguyễn Thị Mơ (Trường Tiểu học Long Khánh, Thị xã Cai Lậy)

Tin liên quan Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục - 15/11/2024 TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018: Phát triển đội ngũ nhà giáo giỏi nghề, tận tâm với học sinh - 07/11/2024 Thông báo phát hành Tập san Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang 20/11/2024 - 07/11/2024 Miền đất học Tiền Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX - 18/10/2024 Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024 - 2025 - 08/10/2024  891/BC-SGDĐT: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 06/10/2021 của Tỉnh ủy quý 4 năm 2024
bcnq08quy42024_signed_signed.pdf(12-lượt)
 2230/SGDĐT-TCHC: V/v tuyên truyền pháp luật tháng 10 năm 2024
TLSH_ngay_Phap_luat_10_2024_in.pdf(12-lượt)
guitailieushplthang112024_signed_signed.pdf(13-lượt)
 2216/SGDĐT-TCHC: V/v triển khai Công văn số 3042/SNV-CCHC của Sở Nội vụ về tuyên truyền điều tra xã hội học, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024
trienkhaicv3042cuasonoivuvetuyentruyendieutraxhh_signed_signed.pdf(1-lượt)
3042danhsachdonviduocchonkhaosat2024fn_signed.pdf(5-lượt)
3042cvguidiaphuongtuyentruyenkhaosatsipas2024fn_signed_signed.pdf(4-lượt)
 2206/SGDĐT-TT: V/v cung cấp thông tin tại Phiếu khảo sát phục vụ xây dựng dự án CSDLQG về XLVPHC - Giai đoạn 1
congv_n__ns_t_phap_signed_signed.pdf(5-lượt)
Mau_3_chthng-Phieu-tra-loi.docx(8-lượt)
s_cv_layykienphieukhaosat_signed_signed.pdf(8-lượt)
 927/QĐ-SGDĐT: Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo
phuluc_congkhaiquyettoan_2023_vpsgd_signed_signed-(1).pdf(24-lượt)
qdcongkhaixetduyetquyettoannam2023_signed_signed.pdf(20-lượt)
phuluc_congkhaiquyettoan_2023_signed_signed.pdf(25-lượt)
Xem tất cả >>

Liên kết website Thi tìm hiêu về Chuyển đổi số Bộ Giáo dục và Đào tạo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Mail Moet.edu.vn Viễn thông Tiền Giang Hội Khoa học Tâm và Giáo dục Tiền Giang Một cửa Tiền Giang
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Natural Natural Natural Natural Natural Natural Natural
Chung nhan Tin Nhiem Mang​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TIỀN GIANG http://sgddt.tiengiang.gov.vn - http://tiengiang.edu.vn Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Tổ chức quản lý trang thông tin điện tử: Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang Người chịu trách nhiệm: Lê Quang Trí Giấy phép: 15/GP-TTĐT Địa chỉ: Số 397, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 073.3872603 - Fax: 073.885373 Email: banbientap@tiengiang.edu.vn

Từ khóa » Thư Viện Rtr