Hiểu Rõ Hơn Về Sự Co Giãn Của Gỗ - Mộc Chay

Tìm hiểu để có thể dự đoán trước được sự thay đổi của gỗ trong các sản phẩm nội thất của các bạn

Khi khởi nghiệp với nghành gỗ tôi đã quyết định chọn hướng đi cho mình là gỗ thịt. Có khá nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan để tôi đưa ra lựa chọn này nhưng có thể tựu chung lại bởi hai yếu tố chính: ở các sản phẩm nội thất yêu cầu tính thẩm mỹ, đa dạng và cá tính của người sử dụng lẫn thiết kế thì chưa khi nào gỗ công nghiệp thay thế được. Thứ hai là nguồn gỗ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay rất hạn chế về vẻ đẹp so với nước ngoài đặc biệt là plywood phủ veneer. Bởi vậy tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian tìm hiểu nó, và khi nhắc đến gỗ thịt điều đầu tiên bạn phải làm chủ và hiểu được nó chính là sự biến dạng.

Sự co giãn của gỗ bị tác động bởi rất nhiều nguyên nhân: từ cấu trúc gỗ, hình dạng vân gỗ, các xẻ gỗ đến yếu tố quan trọng từ môi trường. Những loại gỗ khác nhau sẽ có độ co ngót giãn nỡ khác nhau. Để hiểu một vài thuật ngữ bên dưới bài viết các bạn vui lòng đọc trước qua bài: cách mua gỗ cùng những thuật ngữ cơ bản

Chọn đúng loại gỗ và thành phần cấu tạo lên sản phẩm

Chọn đúng loại gỗ sẽ quyết định sự thành công trong sản phẩm của bạn. Hướng của vân gỗ cùng loại vật liệu bạn chọn sẽ quyết định đến đặc tính co giãn. Điều quan trọng bạn cần biết là gỗ sẽ co ngót và giãn nở ra sao theo chiều ngang của thớ gỗ. Hầu hết trong các trường hợp sự biến dạng này luôn theo vòng tròn thớ gỗ. Có thể tạm gọi là biến dạng tiếp tuyến. Còn 1 biến dạng nhưng chiếm tỉ lệ ít đó là biến dạng theo bán kính. Điều này giải thích vì sao cùng 1 cây gỗ nhưng khi bạn xẻ bằng và xẻ 1/4 thì thanh gỗ xẻ 1/4 luôn có sự biến dạng thấp hơn. Đồng thời ít bị cong gỗ theo chiều rộng bản gỗ. Hầu hết các thanh gỗ cong dạng vòm cung theo chiều rộng đều là dạng xẻ bằng. Biến dạng theo chiều dài tấm gỗ gần như không đáng kể nên ta có thể bỏ qua

Điều này rất có ý nghĩa khi ta lựa chọn thanh gỗ nào để làm các sản phẩm khác nhau như cửa, tủ, giường...vv. Tôi sẽ đề cập đến chi tiết trong bài viết tiếp theo: Cách chọn gỗ cho từng thành phần sản phẩm nội ngoạt thất.

Tại sao bạn cần tính toán sự biến dạng gỗ

Ngay cả khi chọn đúng vật liệu và cho dự án của mình thì bạn vẫn cần thời gian để ước đoán sự co ngót biến dạng gỗ. Một trong những lỗi lớn khi làm một sản phẩm nội thất là nó xuất hiện những kẽ hỡ sau quá trình sử dụng. Vậy nên trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để tính toán được một cách chính xác nhất sự giãn nở của gỗ sẽ giúp các bạn giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro kể trên

Chìa khóa nào giúp bạn biết trước được khoảng biến dạng gỗ?

Có 1 điều tôi cần làm rõ là sự co giãn trước tiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống. Ứng với khu vực có độ ẩm khác nhau sẽ gây ra co ngót khác nhau

Bảng biến dạng gỗ

Tỷ lệ co ngót sẽ giúp chúng ta mô tả được độ sự giãn nỡ gỗ ứng với từng loại gỗ cũng như theo cách xẻ gỗ ( yếu tố quyết định hướng vân gỗ). Cũng giống như bài đã post lần trước các bạn xác định bằng cách quang sát mặt cắt ngang thớ gỗ. Như đã giải thích về hướng biến dạng bên trên và kết hợp đọc với bài về cách chọn mua gỗ. Các bạn sẽ tính được khoảng biến dạng này. Thanh gỗ xẻ bằng sẽ cho biến dạng nhiều hơn theo phương tiếp tuyến, xẻ 1/4 sẽ cho biến dạng ít hơn vì nó chủ yếu co giãn theo bán kính.

Bảng tra cứu cầm tay

Có rất nhiều con số ở bảng bên trên khiến cho việc chuyển đổi của chúng ra gặp không ít rắc rối. Vậy nên tôi đưa ra một bảng tính bên dưới trong trường hợp thực tế giúp cho mọi chuyện đơn giản hơn. Nó sẻ chỉ ra con số biến dạng trên một đơn vị chiều dài gỗ cụ thể. Để có được con số này các bạn bắt đầu với độ ẩm gỗ hiện tại của mình. Ước lượng khoảng co ngót dựa trên loại tấm gỗ đang sử dụng( căn cứ vào hình dạng vân gỗ+ loại gỗ). Sau đó căn cứ theo độ ẩm gỗ đo được nơi bạn sinh sống. Sự khác biệt chủ yếu được quyết định bởi tham số này.

Lấy ví dụ với hình bên trên. Độ ẩm hiện tại của gỗ Anh Đào khi đang thi công là 7%. Độ ẩm cao nhất nó có thể tăng lên vào mùa nồm với khí hậu miền Bắc tôi lấy bằng 13%. Cách tính sẽ là:

1. Tra bảng

Tỷ lệ co ngót: 7%

Sự thay đổi độ ẩm: 6% (13-7)

Sự giãn nở trên 1 inch gỗ (2.54cm): 0.015inch

2. Cách tính

Lấy con số giãn nở trên 1 inch gỗ nhân với chiều cao của ngăn kéo: 0.015 x 6 = 0.09 inch. Cộng thêm hệ số an toàn 0.03125inch ta sẽ có kết quả cuối cùng

0.09 + 0.03125 = 0.12125 inch = 3mm.

Nguồn tham khảo Forest Products Lab’s , This Is Carpentry

Từ khóa » Gỗ Có Nở Vì Nhiệt Không