Hiểu Rõ Kinh Phật Là Gì Và ý Nghĩa, ứng Dụng Của Kinh Phật

Kinh Phật là từ ngữ để chỉ những lời Phật dạy qua hình thức văn bản hay truyền miệng. Nhưng nguồn gốc Kinh Phật là gì, ý nghĩa và ứng dụng của Kinh Phật như nào không phải ai cũng rõ.

NỘI DUNG

Kinh Phật là gì?

Kinh nghĩa là lời Phật dạy bằng tiếng Phạn, đầy đủ là Tu Đa La, dịch là Khế Kinh. Phật là Phật-đà, có nghĩa là người giác ngộ, người tỉnh thức, người luôn sống bằng trái tim yêu thương có hiểu biết.

kinh phật là gì
Kinh Phật được dùng để chỉ những lời Phật dạy

Từ “Kinh” theo nghĩa đen được hiểu là sợi tơ thẳng, xuyên suốt. Theo đó, sách Phật cũng gọi là kinh vì có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Đức Phật, phù hợp cả về mặt đạo lý và cả phù hợp với trình độ của người nghe. Sở dĩ người ta gọi kinh Phật là khế kinh vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy cũng như khế hợp với căn cơ của người nghe.

Vậy kinh Phật được dùng để chỉ những lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu. Ý nghĩa của kinh Phật đó là giúp phát triển đạo đức, phát sinh trí tuệ, nuôi lớn thiền định, giúp cho người tụng độc đạt được an lạc và hạnh phúc.

Xem thêm: Chú Đại Bi dành cho người chưa thuộc

Thường thấy, kinh Phật thường được bắt đầu bằng các chữ “Như vậy tôi nghe” (Như thị ngã văn). Danh xưng tôi ở đây là chỉ tôn giả An Nan – người trực tiếp nghe lời Phật và thuật lại. Nghĩa là câu nói ấy xác nhận lời trong kinh chính là lời Phật nói.

Ý nghĩa của chữ kinh ban đầu rất đơn giản, kinh trong tiếng Sanskrit là sūtra, và tiếng Pali viết là sutta, chỉ có nghĩa chính là những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát. Nói đến kinh là nói đến sự nghe. Hay được hiểu chung là những lời dạy của Phật hy các vị Bồ Tát, A La Hán. Còn nói rộng hơn kinh còn được hiểu là các thể loại văn học Phật giáo, Tạng kinh hay chỉ chung cho ba kho tàng văn học Phật giáo bao gồm: Kinh, Luật, Luận.

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Trong đoạn Trưởng Lão Tăng Kệ, 1024, kinh Tiểu Bộ, Phật có dạy, như sau:

Ta nhận từ đức Phật,

Tám mươi hai ngàn pháp,

Còn nhận từ Tỷ-kheo,

Thêm hai ngàn pháp nữa,

Tổng cộng tám tư ngàn,

Là pháp ta chuyển vận…

Những câu kệ trên có ý nghĩa nói pháp Phật là vô biên giáo, pháp Phật là như thị như vị thuốc a già đà đặc trị các căn bệnh chúng sinh. Ví dụ như: Nếu chúng sinh bỏn sẻn thì Phật dạy bố thí; chúng sinh lầm lạc thì pháp Phật là đèn huệ sáng soi trong mọi tâm hồn đen tối của chúng sinh, khiến cho họ gần gũi Chánh pháp mà thoát hóa luân hồi, tiến hóa nhịp nhàng và kịp thời hội nhập theo nếp sống an tĩnh; chúng sinh mê chấp thì Phật dạy tu huệ; chúng sinh si mê thì dạy tu thiền tịnh…

Kinh Phật là một ngôi trong ba ngôi Tam bảo, là tâm tông của ba đời chư Phật, cũng vừa là hương hoa màu sắc truyền giáo của đức Phật. Để hiểu được kinh Phật, quý vị cần vững vàng, kiên trì, siêng năng tu học, xác định sở học của mình đang ở đâu thì bắt đầu tụng, đọc từ đó. Khi học, đọc kinh Phật, quý vị cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào kinh mà sinh các bệnh chúng sinh khó chữa trị.

Nghi thức tụng kinh

Bên cạnh việc hiểu rõ Kinh Phật là gì thì việc tụng kinh cũng là một trong những rất quan trọng. Tụng có nghĩa là đọc. Tụng kinh là đọc thành tiếng những bài kinh do Phật thuyết, hoặc bằng Phạn văn hoặc bằng Việt văn đã dịch ra.

Tụng kinh hay tụng kinh Phật là phương pháp tu hành cần thiết của Phật Giáo đối với những Phật Tử. Khi tụng kinh, Phật tử sẽ giúp tịnh tâm nhớ lại những lời dạy của Phật, được gọi là mình niệm Pháp.

Xem thêm: Nghi thức và bài niệm phật hàng ngày dành cho quý Phật tử

Người tụng kinh sẽ tụng tại nơi được dọn dẹp sạch sẽ, bàn Phật phải được trang hoàng sao cho trang nghiêm. Khi bắt đầu tụng, Phật tử sẽ đọc một cách thành kính nhất những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển phù hợp với chân lý và căn cơ của những chúng sanh, kết hợp với chuông và gõ mõ.

Theo kinh sách ở nơi các tu viện hay chùa chiền, chư tổ đã đề ra những nghi thức giúp cho việc tụng kinh được thống nhất cho dù có rất nhiều người tham gia vào buổi lễ tụng kinh Phật giúp cho buổi lễ được trang nghiêm, chí thành.

Một nghi thức trọn vẹn của một buổi tụng kinh sẽ bao gồm 3 thành phần chính như sau:

  • Niệm hương lễ bái: bao gồm những bài theo thứ tự từ Tinh pháp chân ngôn, Tịnh tam nghiệm chân ngôn, Nguyện hương, Cầu nguyện, Kệ tán Phật, Quán tưởng, Đảnh lể
  • Tụng Kinh: Sau khi đã hoàn thành việc Đảnh lễ sẽ được chuyển đến phần chính của Tụng Kinh là vào chuông, mỏ. Sau dó sẽ tụng những phần tiếp theo như Bài tán, Chú đại bi, Kê khai kinh, tụng kinh (Kinh Di Đà, Pháp Hoa), Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh, Tán Phật, Niệm danh hiệu Phật Nam Mô Tây Phương, Bài Sám(Ba đời mười phương Phật…)
  • Cầu nguyện và hồi hướng: Ở phần này sẽ cầu nguyện và nguyên chung thêm cho vạn vật mà các vị chủ lễ sẽ làm (Không đánh mõ), Khi vị chủ lễ đã chấm dứt lời nguyện mọi người sẽ cùng nhau tụng “Nam Mô A Di Đà Phật” gõ mõ theo song song với lời tụng kinh. theo những bước Hồi hướng công đức, Phục nguyên, Phổ nguyên, Tạm tự quy…

Từ khóa » Khế Kinh Là Gì