Hiểu Rõ Về Gỗ Ghép Và Giá Gỗ Ghép Công Nghiệp Trước Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức
- Câu hỏi thường gặp
Nội dung bài viết
- 1. Thông tin về gỗ ghép
- 1.1 Gỗ ghép là gì?
- 1.2 Quy trình sản xuất
- 1.3 Phân loại gỗ ghép
- 1.4 Các kiểu ghép
- Ghép song song:
- Ghép mặt (Ghép nối đầu):
- Ghép cạnh (Butt-Joint Board):
- Ghép giác (Scarf-joint Board):
- 1.5 Kích thước tiêu chuẩn
- 2. Ưu nhược điểm của gỗ ghép
- 2.1. Ưu điểm của gỗ ghép
- 2.2. Nhược điểm của gỗ ghép
- 3. Ứng dụng
- 4. Địa chỉ kinh doanh
- 5. Báo giá gỗ ghép công nghiệp
- 6. Hình ảnh thực tế
Gỗ mang lại sự sang trọng cho thiết kế nội thất, nhà ở. Tuy nhiên, trang trí bằng gỗ tự nhiên có chi phí khá đắt và thường dễ bị mối mọt, cong vênh. Vì thế, gỗ ghép là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy gỗ ghép là gì? Giá gỗ ghép có đắt không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
1. Thông tin về gỗ ghép
1.1 Gỗ ghép là gì?
Trang trí bằng nội thất gỗ không chỉ là xu hướng trang trí hiện đại mà còn tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hơn thế nữa gỗ còn tượng trưng cho mùa xuân, sự cân bằng và điều hòa năng lượng.
Gỗ ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ thành tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ keo kết dính và quy trình ghép hiện đại.
Vì thế gỗ ghép vẫn mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, từ màu sắc đến đường vân. Không chỉ thế, gỗ ghép còn có thêm những ưu điểm của gỗ công nghiệp như độ bền cơ lý, khả năng chống thấm, chịu lực tốt hơn.
Gỗ ghép công nghiệp còn có tên gọi khác là gỗ ghép thanh hay ván ghép thanh.
Nguyên liệu để sản xuất gỗ ghép có thể là các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của các phân xưởng, thanh gỗ có đường kính nhỏ hay gỗ tận dụng khác.
Để tăng tính kết dính, nhà sản xuất sử dụng các loại keo chuyên dụng như Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).
1.2 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất gỗ ghép trải qua 5 bước, đó là:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào bằng máy và chia thành các thanh gỗ tiêu chuẩn
- Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mối mọt
- Bước 3: Các đầu/cạnh thanh gỗ được tạo mộng rồi ghép lại với nhau bằng máy theo những kiểu ghép được quy định. Sau đó, tấm gỗ được xử lý bằng keo để tăng độ kết dính
- Bước 4: Chà nhám, làm nhẵn bề mặt tấm gỗ
- Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm và lưu kho
1.3 Phân loại gỗ ghép
Dựa theo các tiêu chí về loại mặt gỗ, kích thước, độ dày và loại gỗ ban đầu mà gỗ ghép được chia thành nhiều loại khác nhau.
Theo loại mặt gỗ, gỗ ghép được chia thành 5 loại, đó là:
- Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, bề mặt đẹp không có đường chỉ đen hay mắt chết, màu sắc hài hòa. Loại gỗ này thích hợp cho những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao hay để làm những sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng.
- Gỗ ghép chất lượng A/B: Tấm gỗ có một mặt đẹp (mặt A) và một mặt có chất lượng kém hơn (mặt B - có ít mắt chết và đường chỉ đen, đường kính nhỏ hơn 5mm). Loại gỗ này thích hợp để làm mặt bàn, cửa, tủ, vách ngăn...
- Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C (chất lượng kém hơn mặt B). Mặt C có nhiều đường chỉ đen, mắt chết, màu sắc kém. Loại gỗ này thường được dùng làm sàn nhà hay ốp tường.
- Gỗ ghép chất lượng B/C: Tấm gỗ có chất lượng khá kém, màu sắc không đẹp, gồm một mặt B và một mặt C.
- Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất, 2 mặt C không có tính thẩm mỹ cao.
Dựa theo kích thước, có 2 loại gỗ ghép phổ biến là gỗ ghép 1220mm x 2440mm và gỗ ghép 1000mm x 2000mm. Tuy nhiên, kích thước có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Dựa vào độ dày, có 3 loại gỗ ghép phổ biến là gỗ ghép dày 12mm, 15mm và 18mm. Cũng như kích thước, độ dày tấm gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu đặt hàng.
Gỗ ghép còn được phân loại theo nguyên liệu đầu vào như gỗ thông ghép, gỗ ghép cao su, gỗ ghép tràm,...
1.4 Các kiểu ghép
Ghép song song:
Là cách ghép song song các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, chiều rộng có thể khác nhau, thành một tấm gỗ lớn. Khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.
Ghép mặt (Ghép nối đầu):
Đầu các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ thành các mối răng cưa so le, sau đó ghép lại với nhau tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ tiếp tục được ghép song song tạo thành tấm gỗ lớn. Trên bề mặt tấm ván có vết ghép hình răng cưa.
Ghép cạnh (Butt-Joint Board):
Cạnh các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi được ghép lại với nhau tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song để tạo thành tấm gỗ. Điểm nhận biết gỗ ghép cạnh là khi nhìn cạnh ván sẽ thấy vết ghép hình răng cưa.
Ghép giác (Scarf-joint Board):
Phần đầu các thanh gỗ được cắt tạo thành đầu nhọn, dẹt rồi ghép lại thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép song song. Khi nhìn ngang cạnh ván sẽ thấy vết ghép là đường chéo thẳng.
1.5 Kích thước tiêu chuẩn
Độ ẩm (%) |
8 - 12%
|
Độ dày tiêu chuẩn |
12, 15, 18, 20, 22, 25 mm
|
Kích thước tiêu chuẩn |
1220mm x 2440mm ; 1000mm x 2000mm
|
Sai số
Độ dày | -0,0mm / + 0,3mm |
Chiều rộng | -0,0mm / + 5,0mm |
Chiều dài | -0,0mm / + 10,0mm |
2. Ưu nhược điểm của gỗ ghép
2.1. Ưu điểm của gỗ ghép
Mỗi loại gỗ ghép đều kế thừa những ưu điểm của gỗ tự nhiên (nguyên liệu đầu vào) và có thêm những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp.
- Không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc
- Bề mặt có độ bền màu cao, chịu va đập và chống trầy xước và chống thấm tốt
- Giá gỗ ghép công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên
- Nhiều loại bề mặt đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
- Dễ gia công, sản xuất với số lượng lớn
- Tính ứng dụng cao, có thể thay thế gỗ tự nhiên trong thi công và thiết kế nội thất
2.2. Nhược điểm của gỗ ghép
Gỗ ghép cũng có một số nhược điểm.
- Do ghép từ những thanh gỗ khác nhau nên bề mặt ít có sự đồng đều về đường vân và màu sắc
- Chỉ có gỗ ghép mặt A/A thì chất lượng và màu sắc mới đáp ứng được các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, giá thành loại gỗ này cũng cao hơn 4 loại còn lại.
3. Ứng dụng
- Thiết kế nội thất trong nhà: tủ bếp, bàn trà, kệ gỗ, giường, cầu thang...
Gỗ ghép có bề mặt và màu sắc đẹp như gỗ tự nhiên, hơn nữa lại dễ di chuyển gỗ ghép được ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất gia đình, văn phòng, trường học. Các sản phẩm bàn, tủ, ghế… làm từ gỗ ghép không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên mà còn có độ bền tốt và chất lượng vượt trội.
- Làm sát nhà, tấm ốp tường
Sử dụng các loại keo chuyên dụng và quy trình sản xuất hiện đại đã làm tăng những tính năng cơ lý của gỗ ghép. Tấm gỗ có độ cứng và độ bền tốt hơn, ít bị mối mọt, cong vênh như như gỗ tự nhiên. Vì thế, gỗ ghép sẽ là lựa chọn phù hợp để lát sàn, ốp tường. Hơn nữa giá thành gỗ ghép rất phải chăng nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí khi trang trí hay xây dựng.
4. Địa chỉ kinh doanh
Gỗ ghép công nghiệp là một sản phẩm khá phổ biến nên bạn có thể tìm mua dễ dàng tại nhiều cửa hàng bán vật liệu gỗ, xưởng sản xuất, làng nghề hay mua online trên website.
Tại Hà Nội, bạn có thể đến mua trực tiếp các con phố chuyên bán đồ gỗ như đường Đê La Thành, hay các làng mộc ở Phú Xuyên và ngoại thành Hà Nội.
Tại TP.HCM, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng trên đường Cộng Hòa (Quận Tân Bình), đường Bạch Đằng (Quận Bình Thạnh), đường Ngô Gia Tự (Quận 10),... hay các showroom, siêu thị nội thất.
5. Báo giá gỗ ghép công nghiệp
So với gỗ tự nhiên, giá gỗ ghép công nghiệp thấp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại gỗ, loại mặt gỗ, độ dày và kích thước mà giá một tấm gỗ ghép có thể thay đổi đôi chút.
Những tấm gỗ mặt A/A sẽ có giá cao hơn tấm gỗ mặt A/B, B/C... vì chất lượng và tính thẩm mỹ cũng cao hơn.
Nhìn chung, giá gỗ ghép không quá đắt, phù hợp với nhiều mức chi tiêu khác nhau.
Bên cạnh gỗ ghép thì ván dăm và ván MDF là 2 loại gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường cũng có mức giá phải chăng và nhiều ứng dụng đẹp, hữu ích.
Ván dăm và ván MDF có thành phần khoảng 80% là nguyên liệu gỗ tự nhiên, kết hợp cùng keo chuyên dụng và quy trình ép hiện đại. Nên 2 loại ván này vừa có những ưu điểm về vẻ đẹp, chất lượng của gỗ tự nhiên, vừa có thêm những tính năng vượt trội như chống thấm, chống cháy, chống trầy xước tốt.
6. Hình ảnh thực tế
Từ những thông tin vừa chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về gỗ ghép, giá gỗ ghép công nghiệp cũng như những ứng dụng của nó. Hãy truy cập ngay vào https://gominhlong.com để tìm hiểu thêm những loại gỗ công nghiệp khác.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ:
- Hotline: 1900.636.668
- Email: info@gominhlong.com
- VPGD: Tầng 20, Tòa nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, HN
Cùng chuyên mục
So sánh 8 loại ván gỗ công nghiệp phổ biến
26/02/2019 Gỗ mang lại sự sang trọng cho thiết kế nội thất, nhà ở. Tuy nhiên, trang trí bằng gỗ tự nhiên có chi phí khá đắt và thường dễ bị mối mọt, cong vênh. Vì thế, gỗ ghép là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy gỗ ghép là...NHẬN DẠNG XÂU MẪU MELAMINE MINH LONG
26/02/2019Một số lỗi thường gặp khi sử dụng keo dán cạnh
26/02/2019Một số lỗi thường gặp trên ván dán
26/02/2019Những phương pháp phòng chống mối cho nhà ở
26/02/2019 Có 1 bình luận, đánh giá về Hiểu rõ về gỗ ghép và giá gỗ ghép công nghiệp trước khi sử dụngGKGia khánh
Bài viết hay quá ad ơi
Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi bình luận Gửi bình luận Thông tin người gửi Danh mục Tin tức Công ty Tuyển dụng Câu hỏi thường gặp Báo giá Văn hóa Minh Long Tin ngành gỗ Sự kiện Xu hướng Báo chí nói về chúng tôi Giới thiệu Khuyến mại Bài nổi bậtViệt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ
Ấn phẩm Home Color Home – Khơi dậy niềm tự hào về bản sắc và văn hóa dân tộc
Home Color Home: Ấn phẩm văn hóa từ Gỗ Minh Long
Gỗ Minh Long đồng hành cùng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Gặp gỡ "Dưới hiên nhà Việt" và tri ân các tác giả Home Color Home
Bài viết mớiViệt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ
Giá trị của "gia đình"
Ấn phẩm Home Color Home – Khơi dậy niềm tự hào về bản sắc và văn hóa dân tộc
Home Color Home: Ấn phẩm văn hóa từ Gỗ Minh Long
Gỗ Minh Long đồng hành cùng Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Liên hệBạn đã có những BST mã màu mới nhất của Gỗ Minh Long chưa?
- BST 25 màu Decor
- BST 17 màu V Số SON mới nhất
- BST Melamine 14 màu đơn sắc 2021
- BST Home Color Home
- BST Cata Laminate
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Liên hệ với chúng tôi Họ và tên * : Email * : Số điện thoại * : Ghi chú thêm : Gửi yêu cầu Hệ thống cửa hàng Khu vực Miền Bắc Khu vực Miền Trung Khu vực Miền Nam Văn phòng giao dịch Nhà máy Kho Cầu Diễn Văn phòng bán hàng khu vực Thường Tín Kho Thạch Thất Văn phòng bán hàng khu vực Đông Anh Văn phòng bán hàng khu vực Hà Đông BẮC NINH: Đại lý Minh Phúc Home Decor BẮC GIANG: NPP Cường Phú Thịnh HẢI DƯƠNG: Đại lý Đức Phát THÁI NGUYÊN: Đại lý Đăng Quang HẢI PHÒNG: Nhà phân phối Đức Chương NAM ĐỊNH: NPP An Tín Phát Kho Nghệ An THANH HÓA: Cửa hàng Thanh Hóa THANH HÓA: Đại lý Hoàng Gia Start HÀ TĨNH: Nhà Phân Phối Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Túy Hoa ĐÀ NẴNG: Cửa hàng Việt Tuấn MIỀN NAM & MIỀN TÂY: Nhà phân phối PANEX- Menu
Từ khóa » Gỗ Ghép C
-
[Bảng Báo Giá] Gỗ Ghép Thanh Tại TPHCM #2021 - Gominhtien
-
Gỗ Ghép Là Gì? Các Lọai Gỗ Ghép Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay
-
Gỗ Ghép - Kích Thước Và Giá Bán Gỗ Ghép Thanh Là Bao Nhiêu?
-
Gỗ Ghép Thanh - Bảng Giá Ván Ghép Thanh Bề Mặt Aa Ac - Talaco
-
Gỗ Ghép Là Gì ? Phân Loại Và Báo Giá Gỗ Ghép Thanh Công Nghiệp
-
Gỗ Ghép Thanh Là Gì? Có Tốt Không? 3 Loại Gỗ Ghép Thông Dụng Năm ...
-
Gỗ Ghép Là Gì? Các Loại Ván Gỗ Ghép 18mm Chi Tiết Nhất - Gỗ Gia Phát
-
Ván Gỗ Ghép Thanh Giá Bao Nhiêu? đắt Không? - Ecovuhoang
-
Gỗ Ghép Là Gì? Có Tốt Không Và ứng Dụng Ra Sao Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Gỗ Ghép Cao Su - Kích Thước Theo Yêu Cầu - To Nhỏ đều Có Hết
-
Ưu Nhược điểm Của Nội Thất Gỗ Ghép Và 5 Loại Gỗ Thông Dụng
-
Ván Ghép Cao Su Chất Lượng AC Là Gì
-
Gỗ Ghép Thanh Công Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và ... - Minh Long Home