Ưu Nhược điểm Của Nội Thất Gỗ Ghép Và 5 Loại Gỗ Thông Dụng

Tất tần tật những kiến thức về nội thất gỗ ghép – một loại gỗ giúp bạn tiết kiệm chi phí và cả thời gian trong quá trình thi công, sản xuất nhưng vẫn có vẻ đẹp tối đa.

  • 12 ưu điểm nổi bật của đồ nội thất gỗ cao cấp

Gỗ luôn là chất liệu mang đến sự sang trọng vượt bậc trong thiết kế nội thất của bất cứ không gian nào. Thế nhưng, việc chọn mua các sản phẩm từ gỗ tự nhiên thường có chi phí khá đắt và dễ cong vênh do biến đổi tự nhiên của vật liệu. Do đó, gỗ ghép ra đời để khắc phục nhược điểm đó và ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Vậy như thế nào là nội thất gỗ ghép, có ưu và nhược điểm gì, nên chọn gỗ ghép loại nào? Tất cả sẽ được Trường Thắng giải đáp qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về gỗ ghép

Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép tự nhiên là dòng ván gỗ sản xuất từ việc ghép những thanh gỗ tự nhiên đồng chất lại với nhau bằng công nghệ hiện đại để tạo ra một tấm gỗ có kích thước lớn.

Trước đó, những thanh gỗ nhỏ được xử lý, tẩm sấy một cách nghiêm ngặt theo dây chuyền hiện đại trước khi ghép. Việc này nhằm mục đích loại bỏ những tác nhân có thể gây ảnh hưởng xấu đến gỗ như nấm mốc, mối mọt. Theo đó, các thanh gỗ được cưa, phay, bào, ghép, chà, ép, cuối cùng là phủ sơn để tạo nên tấm gỗ thành phẩm.

Hình thức ghép gỗ

Hai hình thức gỗ ghép tự nhiên phổ biến nhất hiện nay là ghép song song và ghép mặt

Hiện nay, có 2 cách ghép gỗ tự nhiên phổ biến nhất trên thị trường là:

– Cách ghép song song: những thanh gỗ với cùng kích thước chiều dài, chiều rộng được ghép theo dạng song song với nhau.

– Cách ghép mặt: ghép những thanh gỗ với kích thước, chiều dài ngắn hơn. Tại 2 phần đầu thanh gỗ, được xẻ theo chiều hình răng cưa, sau đó lắp ghép thành các thanh có chiều dài như nhau. Tuy nhiên, hầu hết những thanh gỗ này đều được ghép theo kiểu song song.

2. Ưu và nhược điểm của nội thất bằng gỗ ghép

Ưu điểm của nội thất bằng gỗ ghép thanh

– Các món đồ nội thất gỗ ghép thanh có độ bền tương đối cao, không hề thua kém so với loại gỗ tự nhiên nguyên khối, nếu chúng được đơn vị sản xuất xử lý, lắp ghép bằng chất dính chuyên dụng có chất lượng cao.

– Nội thất từ gỗ ghép vô cùng đa dạng về mẫu mã bởi chúng có khá nhiều dòng chất liệu khác nhau. Với bề mặt gỗ đã qua quá trình xử lý, nên việc chế tạo nội thất cũng dễ dàng hơn. Chúng hầu hết có độ bền màu cao và chịu được xước hoặc va đập mạnh.

– Gỗ ghép thực chất là gỗ tự nhiên được ghép dưới dạng thanh nên an toàn với sức khỏe, đồng thời có khả năng thay thế cho gỗ tự nhiên nguyên khối đang ngày càng khan hiếm như hiện nay.

– Gỗ ghép có giá thành thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nguyên khối, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình.

Nhược điểm của nội thất bằng gỗ ghép

Ngoài những ưu điểm, thì gỗ ghép thanh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể là không đồng đều về màu sắc bởi nó được ghép từ nhiều thanh gỗ nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, đối với những gia đình có mức thu nhập vừa phải, việc sử dụng nội thất từ gỗ ghép chính là một lựa chọn thông minh để thay thế cho gỗ tự nhiên nguyên khối.

3. Các loại gỗ thông dụng để làm nội thất gỗ ghép

Gỗ thông ghép

Là dòng gỗ được ghép bởi những thanh gỗ thông tự nhiên qua quá trình xử lý chống mối mọt, tẩm sấy. Hầu hết gỗ ghép thông hiện nay đều được sản xuất theo dây chuyền tiên tiến, hiện đại, mang đến sự an tâm cho người dùng. Cũng giống như các loại gỗ khác, các thanh gỗ thông được cưa, bào và ghép bằng mộng răng cưa, liên kết mảnh lại bằng keo dán được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhằm đảm bảo độ bền, tính ổn định và thẩm mỹ khi sử dụng trong điều kiện khí hậu Việt Nam, gỗ ghép thông được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ.

Gỗ cao su ghép

Trong ngành sản xuất phụ kiện nội thất, gỗ cao su ghép được sử dụng tương đối phổ biến. Cây cao su sau khi đã lấy hết mủ trong khoảng 30 năm, thì nó lại được khai thác để lấy gỗ chế tạo đồ nội thất. Tuy nhiên, chất lượng gỗ này cũng khá tốt.

Gỗ tràm ghép

Nguyên liệu gỗ tràm bào nhẵn, ghép lại với nhau bằng keo dính nhập khẩu để thành 1 tấm ván. Vật liệu gỗ tràm sau khi xử lý sẽ không bị tấn công bởi mối mọt hay côn trùng nhờ tinh dầu tự nhiên có trong gỗ. Loại gỗ này có độ cứng cao, thích hợp làm cửa gỗ và có giá rẻ hơn so với nội thất gỗ ghép bằng các loại gỗ tự nhiên khác.

Gỗ sồi ghép

Mẫu cửa gỗ sồi Modern của Trường Thắng có cấu tạo ghép gỗ engineering

Dòng gỗ tự nhiên qua tẩm sấy, được xử lý theo công nghệ hiện đại. Gỗ sồi cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước, tâm gỗ có khả năng kháng sâu, không bị các loại mọt gỗ thông thường và bọ sừng tấn công, không thấm chất bảo quản, dát gỗ tương đối không thấm chất này. Do sinh trưởng trong môi trường giá lạnh quanh năm nên gỗ sồi có thể chịu được sự khắc nghiệt của môi trường, thích hợp với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

Gỗ óc chó ghép

Tương tự như gỗ sồi, gỗ óc chó cũng độ cứng và chịu uốn xoắn tốt. Tâm gỗ có khả năng kháng sâu mọt tự nhiên và là một trong những loại gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện dễ hư mục. Màu sắc gỗ óc chó cũng được xem là màu tốt về phong thuỷ, mang đến sự ấm áp, thịnh vượng cho gia chủ.

Màu sắc gỗ óc chó cũng được xem là màu tốt về phong thuỷ, mang đến sự ấm áp, thịnh vượng cho gia chủ

Mong rằng qua một vài chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về nội thất gỗ ghép và đặc tính cơ bản của nó. Mọi thắc mắc trong việc lựa chọn, thiết kế nội thất nhà ở, vui lòng liên hệ đến Trường Thắng để được giải đáp kịp thời.

Liên hệ với Trường Thắng để được tư vấn miễn phí!

Với phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, Trường Thắng lựa chọn 2 loại gỗ: gỗ sồi trắng (White Oak) và gỗ óc chó (Walnut) vì các đặc tính vượt trội: kháng ẩm, kháng sâu, tính bền, độ ổn định phù hợp với khí hậu nồm ẩm Việt Nam và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, Trường Thắng sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận FSC – Chứng nhận sử dụng nguồn nguyên vật liệu bền vững.

Lựa chọn Trường Thắng nghĩa là bạn lựa chọn nội thất gỗ chất lượng sử dụng từ nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tác công phu, thiết kế phù hợp với sở thích và thói quen sinh hoạt của người Việt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.

Tin liên quan

  • Cửa gỗ ghép và cửa gỗ engineer là gì?
  • Ưu điểm nội thất gỗ thông ghép
  • Mọi điều bạn cần biết về sàn gỗ ghép

Từ khóa » Gỗ Ghép C