Hiểu Thế Nào Cho đúng Về P/E Và P/B? - Duy Nguyễn Chứng Khoán

Nếu bạn đã từng đầu tư thì không lạ gì với chỉ số trên. Trước tiên để hiểu ý nghĩa cho đúng thì ta cần biết nó tính thế nào. E = EPS Earning per share B = Book Value Per share giá trị sổ sách hay giá trị thật của doanh nghiệp cho một cổ phiếu P là giá cổ phiếu (Price)

P/E là gì?

Với EPS thì ta chỉ cần lấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm rồi chia cho số cổ phiếu đang lưu hành là ra.Từ đó tính P/E khá đơn giản.

Lý thuyết là nếu bạn mua toàn bộ doanh nghiệp tại thời điểm mà nó đang tạo ra mức lợi nhuận hàng năm EPS là 3000đ với giá thị trường biết rằng giá cổ phiếu hiện tại là 30.000đ. Ta có P/E = 10, tức là 10 năm bạn mới hoàn vốn.

Từ đây nhà đầu tư nhìn qua PE để biết doanh nghiệp đắt hay rẻ. Thế nào là đắt và rẻ? Theo quan niệm kinh doanh thì thời gian hoàn vốn dưới 10 năm là tốt nhất. Nếu thương vụ hời thì tầm 5-6 năm là vô cùng tốt. Câu chuyện này giống như 1 quán cafe đang sang quán với giá 1 tỷ đồng. Trong khi mỗi năm tạo ra lợi nhuận 200 triệu đồng. Như vậy khoảng 5 năm bạn hoàn vốn. Đây là thương vụ hấp dẫn? Ổn đúng không nào. Như vậy nhìn P/E để chúng ta nắm được bài toán kinh doanh, thời gian hoàn vốn là yếu tố quan trọng.

P/B là gì?

Tiếp đến giá trị sổ sách hay giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi nợ mà doanh nghiệp đang có (ngoài ra còn trừ cả tài sản vô hình nếu có).Hay đơn giản giá trị sổ sách BV chính là vốn chủ sở hữu.

Tương tự, Nếu tài sản của nhà bạn đang có 10 đồng, bạn nợ ngân hàng 2 đồng thì giá trị sổ sách của nhà bạn là 8 đồng. Rất đơn giản phải không nào. Từ đây chia cho toàn bộ số cổ phiếu lưu hành ta được BVPS (Book Value Per Share). Mục đích để tìm ra mỗi cổ phiếu giá trị thực bao nhiêu. Giả sử giá trị thực cổ phiếu hiện tại 20.000đ. Trong khi giá thị trường P = 50.000đ. Ta tìm được P/B = 2.5 Như vậy giá thị trường đang đắt gấp 2.5 lần giá trị thực doanh nghiệp. Như vậy bạn có thể nhìn qua P/B là biết doanh nghiệp này đang đắt hay rẻ so với giá trị thật của nó.

Ý nghĩa của P/E và P/B là gì ?

Tuy nhiên, P/E hay P/B không cho bạn biết đâu là giới hạn của cổ phiếu. Tức là thị trường có thể trả giá rất cao để có được cổ phiếu mà doanh nghiệp bạn đang nhắm tới. Lý do vì lợi thế cạnh tranh, tăng trưởng tương lai hay một yếu tố vĩ mô nào đó. Bạn buộc phải tìm hiểu để nhận định được. Quá trình tìm kiếm thông tin và cảm nhận này nếu không chuyên e là khó để đánh giá 1 doanh nghiệp có tiềm năng tương lai hay không. Khi bạn thấy P/E = 20 không có nghĩa đang đắt quá mà thậm chí nó còn đắt hơn sau vài tháng bạn có thể thấy P/E lên 25 hoặc cao hơn là bình thường. Vì thị trường tin tưởng và trả giá cao hơn. P/B cũng vậy đang là 2.5 không có nghĩa tháng sau sẽ phải về 2.0 mà hoàn toàn có thể lên 4.0 hoặc cao hơn.

Như vậy 2 chỉ số PE và PB hoàn toàn không cho bạn biết liệu giá cổ phiếu còn tăng trong tương lai không. Với phân tích cơ bản là tìm nguyên nhân và tiềm năng tương lai. Trong khi phân tích kỹ thuật thì xem hành động giá tức là nhìn yếu tố P (Price) thay vì EPS hay BVPS. Bạn phải lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với nguồn lực của mình. Trên đây là chia sẻ cho nhà đầu tư mới hiểu về PE và PB chứ không phải dưới góc nhìn chuyên môn về tài chính hy vọng nhà đầu tư nắm được PE và PB để tham khảo chứ không phải yếu tố để quyết định mua bán.

Để làm chủ thị trường và tài chính cá nhân bạn phải lựa chọn được doanh nghiệp tốt + giá mua tốt (hay thời điểm mua tốt). 2 yếu tố trên cần phân tích cơ bản và kỹ thuật để giải quyết.Nếu chưa có kiến thức hãy tham khảo các chương trình online của Duy Nguyễn.

KẾT NỐI VỚI DUY TRÊN YOUTUBE & FACEBOOK NHÉ:
  • Facebook
  • YouTube

Share this:

  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)

Có liên quan

Từ khóa » Có Nên Dùng Pb