Hiểu Thế Nào Về Tài Sản Vô Hình
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Dân sự
- Hiểu thế nào về tài sản vô hình
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Tài sản vô hình là gì?
- Phân loại tài sản vô hình
- Các ví dụ về tài sản vô hình
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những là những khái niệm mà nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy tài sản vô hình là gì? Có mấy loại tài sản vô hình? Để làm rõ điều này mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Tài sản vô hình là gì?
Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tài sản vô hình không có đặc tính vật chất. Tuy nhiên, chúng rất cần thiết cho hoạt động liên tục của một doanh nghiệp. Các loại tài sản này có thể có thời hạn nhất định hoặc vô thời hạn tùy thuộc vào loại tài sản.
Xem thêm: Những điều cần biết về tài sản
Phân loại tài sản vô hình
Tài sản vô hình hay cụ thể theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 gọi là quyền tài sản thì bao gồm:
(i) Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
(ii) Quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất;
(iii) Quyền tài sản đối với các quyền khác theo quy định pháp luật.
Cụ thể hơn tài sản vô hình gồm những loại chủ yếu sau đây:
(i) Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.
(ii) Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.
(iii) Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.
(iv) Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.
(v) Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.
(vi) Và các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh…).
Tìm hiểu thêm bài viết: Tài sản công là gì?
Các ví dụ về tài sản vô hình
Tên thương hiệu của một công ty được coi là tài sản vô hình vô hạn vì nó tồn tại với công ty miễn là công ty vẫn tiếp tục hoạt động. Một ví dụ về một tài sản vô hình hữu hạn là một thỏa thuận pháp lý để hoạt động dưới bằng sáng chế của một công ty khác mà không có kế hoạch thỏa thuận để kéo dài thời hạn. Do đó, thỏa thuận này có thời gian kéo dài được xác định và được phân loại là tài sản vô hình hữu hạn.
Tuy tài sản vô hình không có giá trị vật lý rõ ràng như một nhà máy hoặc thiết bị, chúng có thể chứng minh mình có giá trị với một công ty và rất quan trọng đối với thành công hay thất bại lâu dài của công ty đó. Ví dụ, một doanh nghiệp như Coca-Cola sẽ gần như không thể thành công nếu nó không có số tiền kiếm được thông qua việc nhận diện thương hiệu. Mặc dù sự công nhận thương hiệu không phải là một tài sản vật chất có thể được nhìn thấy hoặc sờ được, nó có thể có tác động và ý nghĩa to lớn đến việc tạo ra doanh thu.
Sở hữu trí tuệ là một bộ phận quan trọng của tài sản vô hình. Tài sản thuộc Sở hữu trí tuệ đang thành công trong vai trò thước đo khả năng tồn tại và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Năm 1982, khoảng 62% tài sản doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản vật chất, nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990, ở châu Âu tài sản vô hình chiếm trên 1/3 châu tổng số tài sản. Ví dụ ở Hà Lan, năm 1992 tài sản vô hình chiếm trên 35% tổng đầu tư của nhà nước và tư nhân. Một cuộc nghiên cứu ở Anh mới đây chỉ ra rằng trung bình có tới 40% giá trị của một công ty không được thể hiện bằng bất cứ cách nào trên bằng cân đối của công ty.
Xem thêm các bài viết về dân sự tại đây!
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
- Từ khóa
- quyền sở hữu trí tuệ
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpQuy định cần biết về quyền sở hữu
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Dân sựThủ tục giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?
Kiến thức Dân sựPhân biệt chi tiết về quyền con người và quyền công...
Kiến thức Dân sựNăng lực chủ thể của cá nhân là gì? Những yếu...
Kiến thức Dân sựLàm sao khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm không gian...
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.17272 sec| 1007.633 kbTừ khóa » Ví Dụ Về Tài Sản Vô Hình
-
Tài Sản Vô Hình Là Gì? Xác định Giá Trị Tài Sản Vô Hình
-
Tài Sản Cố định Vô Hình Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
1. Tài Sản Cố định Vô Hình Là Gì? - Luật Dương Gia
-
[PDF] TÀI SẢN VÔ HÌNH - Bộ Tài Chính
-
Các Tính Năng Và Ví Dụ Về Tài Sản Vô Hình - Thpanorama
-
Tài Sản Vô Hình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tài Sản Vô Hình - Vietsourcing Training Centre
-
Sự Khác Biệt Giữa Tài Sản Hữu Hình Và Tài Sản Vô Hình Trong Định ...
-
Tài Sản Vô Hình Và Tài Sản Hữu Hình - Luật Long Phan
-
Hồ Sơ Tài Sản Cố định Vô Hình - Gonnapass
-
Tài Sản Cố định Vô Hình Là Gì? - Thư Viện Pháp Luật
-
VAS 04 - Tài Sản Cố định Vô Hình | KRESTON.VN
-
Tài Sản Cố định Vô Hình Là Gì? - Công Ty Luật ACC
-
Tài Sản Cố định Vô Hình Là Gì ???