Hiệu ứng Fisher (Fisher Effect) Là Gì? Ý Nghĩa Của Hiệu ứng Fisher

Untitled

Hình minh họa

Hiệu ứng Fisher (Fisher Effect)

Khái niệm

Hiệu ứng Fisher (hay Hiệu ứng Fisher trong nước) trong tiếng Anh là Fisher Effect.

Hiệu ứng Fisher là phương trình do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỉ lệ lạm phát dự kiến (còn gọi là kì vọng về lạm phát) xảy ra trong thời kì tồn tại của trái phiếu.

Cụ thể, phương trình có dạng: i = r + p.

Trong đó, i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực tế và p là kì vọng về lạm phát. Nói một cách đơn giản, lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay phải bảo hàm yếu tố bồi thường người cho vay để bù lại phần giảm sút giá trị đồng tiền khi món nợ được hoàn trả.

Ý nghĩa của hiệu ứng Fisher

Hiệu ứng Fisher hàm ý có mối quan hệ theo tỉ lệ 1:1 giữa lạm phát và lãi suất danh nghĩa. Chẳng hạn nếu tỉ lệ lạm phát của một năm nào đó tăng thêm 5%, thì lãi suất danh nghĩa sẽ tăng thêm 5%.

So sánh Hiệu ứng Fisher trong nước và Hiệu ứng Fisher quốc tế

Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher effect) là tình huống trong đó mức chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các nước phản ánh tốc độ thay đổi dự kiến của tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền của họ.

Chẳng hạn, đô la Mỹ sẽ tăng giá 5%/năm so với đồng bảng Anh, thì để bù lại mức thay đổi dự kiến của tỉ giá giữa hai nước, họ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất của các chứng khoán tài chính bằng đô la thấp hơn 5%/năm so với lãi suất của các chứng khoán tương đương bằng đồng bảng Anh.

Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế đúng, thì đứng trên quan điểm của người đi vay, chi phí của các khoản vay tương đường bằng những đồng tiền khác nhau sẽ hoàn toàn như nhau, cho dù lãi suất là bao nhiêu

Hiệu ứng Fisher quốc tế có thể so sánh với hiệu ứng Fisher trong nước mà trong đó lãi suất danh nghĩa phản ánh lãi suất thực tế và tốc độ thay đổi dự kiến của giá cả (tức tỉ lệ lạm phát). Vì vậy, cái tương đương với lạm phát trên phạm vi quốc tế là mức thay đổi của tỉ giá hối đoái.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Từ khóa » Công Thức Fisher Lãi Suất