Hiệu ứng Fisher Là Gì ? Ý Nghĩa Hiệu ứng Fisher - Kỹ Năng Quản Trị
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
- 1. Khái niệm về hiệu ứng Fisher
- 2. Ý nghĩa của hiệu ứng Fisher
- 3. Ví dụ hiệu ứng Fisher quốc tế
1. Khái niệm về hiệu ứng Fisher
Hiệu ứng Fisher (Fisher effect) là phương trình do Fisher đưa ra trong đó lãi suất của một trái phiếu được biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát dự kiến (còn gọi là kỳ vọng về lạm phát) xảy ra trong thời kỳ tồn tại của trái phiếu.
Cụ thể, phương trình có dạng: i = r + pi. Trong đó, i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực tế và pi là kỳ vọng về lạm phát. Nói một cách đơn giản, lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay phải bảo hàm yếu tố bồi thường người cho vay để bù lại phần giảm sút giá trị đồng tiền khi món nợ được hoàn trả.
Hiệu ứng Fisher không chỉ là một phương trình, nó cho thấy việc cung tiền ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát như thế nào.
Ví dụ, nếu thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ đẩy tỷ lệ lạm phát của nước này tăng 10%, thì lãi suất danh nghĩa của cùng một nền kinh tế sẽ theo sau và tăng thêm 10 %. Trong phương trình này, có thể giả định rằng sự thay đổi về cung tiền sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất thực. Tuy nhiên, nó sẽ phản ánh trực tiếp những thay đổi trong lãi suất danh nghĩa.
2. Ý nghĩa của hiệu ứng Fisher
Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher effect) là tình huống trong đó mức chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa các nước phản ánh tốc độ thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của họ.
Chẳng hạn, đô la Mỹ sẽ tăng giá 5%/năm so với đồng bảng Anh, thì để bù lại mức thay đổi dự kiến của tỷ giá giữa hai nước, họ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất của các chứng khoán tài chính bằng đô la thấp hơn 5%/năm so với lãi suất của các chứng khoán tương đương bằng đồng bảng.
Nếu hiệu ứng Fisher quốc tế đúng, thì đứng trên quan điểm của người đi vay, chi phí của các khoản vay tương đường bằng những đồng tiền khác nhau sẽ hoàn toàn như nhau, cho dù lãi suất là bao nhiêu
Hiệu ứng Fisher quốc tế có thể so sánh với hiệu ứng Fisher trong nước mà trong đó lãi suất danh nghĩa phản ánh lãi suất thực tế và tốc độ thay đổi dự kiến của giá cả (tức tỷ lệ lạm phát). Vì vậy, cái tương đương với lạm phát trên phạm vi quốc tế là mức thay đổi của tỷ giá hối đoái
3. Ví dụ hiệu ứng Fisher quốc tế
Giả sử tỷ giá giao ngay hiện tại giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là 1.4339 USD / GBP, lãi suất hiện tại là 5% ở Hoa Kỳ và 7% ở Vương quốc Anh.
Hiệu ứng ước tính tỷ giá hối đoái trong tương lai dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa. Nhân tỷ giá hối đoái giao ngay hiện tại với lãi suất danh nghĩa hàng năm của Hoa Kỳ và chia cho lãi suất danh nghĩa hàng năm của Vương quốc Anh sẽ ước tính được tỷ giá hối đoái giao ngay 12 tháng kể từ bây giờ: 1.4339 x [(1+5%)/(1+7%)] = 1.4071.
– Kỹ Năng Quản Trị –
4.8/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Công Thức Fisher Lãi Suất
-
Hiệu ứng Fisher (Fisher Effect) Là Gì? Ý Nghĩa Của Hiệu ứng Fisher
-
HIỆU ỨNG FISHER VỀ LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
-
Hiệu ứng Fisher Là Gì? - VietNam FINANCE
-
Hiệu ứng Fisher Quốc Tế Là Gì? Công Thức Và ứng Dụng Của Hiệu ứng ...
-
Hiệu ứng Fisher (Fisher Effect) Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Lý Thuyết Hiệu ứng Fisher Quốc Tế - Góc Học Tập
-
HIỆU ỨNG FISHER VỀ LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
-
(DOC) Ly Thuyết Hiệu ứng Fisher Quốc Tế | Tuan Dung
-
Hiệu ứng Fisher Là Gì, Và Tại Sao Nó Vẫn Hoạt động? - ️ TOP1 Markets
-
Lãi Suất Thực Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng Fisher Quốc Tế - Wiko
-
Hiệu ứng Fisher Là Gì?
-
[PDF] Mối Quan Hệ Giữa Lãi Suất Và Lạm Phát ở Việt Nam: Phương Pháp Kiểm
-
Hiệu ứng Fisher Về Lãi Suất Và Lạm Phát ở Việt Nam - TaiLieu.VN