Hiểu Về Lục Phủ Ngũ Tạng để Tự Chăm Sóc Sức Khỏe Bản Thân
Có thể bạn quan tâm
Vai trò của các cơ quan trong lục phủ (6 phủ)
1. Phủ đởm (mật)Phủ đởm là nơi tiết ra dịch mật và cũng là nơi đựng mật do gan bài tiết ra. Dịch mật tại phủ đởm sẽ được điều tiết xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Người gặp vấn đề về đởm như xuất hiện sỏi sẽ gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến da như vàng da, khô miệng, miệng đắng, buồn nôn hoặc nôn nhiều.
Phủ đởm còn tham gia vào quá trình điều tiết tinh thần và là cơ sở cho tinh thần dám nghĩ dám làm, lòng dũng cảm của con người.
2. Phủ vị (dạ dày)Phủ vị là dịch vị trong dạ dày, được điều tiết ra nhằm mục đích kết hợp với sự co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, phủ vị sẽ dẫn xuống tiểu trường. Chính vì vậy, tạng tỳ và phủ vị có sự liên kết mật thiết, chúng kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thuận lợi và vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
3. Phủ tiểu trường (ruột non)Phủ tiểu trường chỉ ruột non, cơ quan này có vai trò hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày đưa xuống. Các chất dinh dưỡng sẽ được tiểu trường hấp thu vào máu đưa đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã sẽ được di chuyển xuống đại trường, nước thì qua máu về bàng quang và đào thải ra nước tiểu.
Tiểu trường khi bị xâm nhập bởi ngoại tà sẽ làm cho cơ thể không được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ đó dẫn đến các rối loạn tại cơ quan này như bệnh tiêu chảy, phân lỏng...
4. Phủ đại trường (ruột già)Phủ đại trường chỉ ruột già, là cơ quan cuối của hệ tiêu hóa. Phủ đại trường tiếp nhận các chất cặn bã được vận chuyển xuống từ tiểu trường, sau đó nén các chất cặn bã này thành khối và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn.
Đại trường trong cơ thể hoạt động tốt sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, cụ thể là việc đại tiện diễn ra bình thường. Ngược lại hoạt động của đại trường kém sẽ dẫn đến các bệnh lý như viêm đại tràng, đại tiện ra máu, trĩ, táo bón, người mệt mỏi...
5. Phủ bàng quang (bọng đái)Phủ bàng quang là một cơ quan có hình dạng như chiếc túi và có vai trò nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi được lọc ở thận. Phủ bàng quang liên kết với thận giúp quá trình đào thải nước tiểu luôn ở trạng thái tốt nhất. Trường hợp phủ bàng quang bị hư tổn sẽ dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu...
6. Phủ tam tiêu (không có hình trạng cụ thể, riêng biệt như các tạng phủ khác). Tam tiêu được chia ra làm 3 phần là thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu.
Cơ quan này liên kết chặt chẽ với tỳ, vị và các chức năng của can, đởm, thận, bàng quang để tạo thành hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh. Thượng tiêu bắt đầu từ miệng xuống đến cuống trên của dạ dày (tâm vị) và có vai trò tiếp nhận thức ăn, nước uống xuống dạ dày.
Trung tiêu bắt đầu từ cuống trên đến cuống dưới của dạ dày (tâm vị đến môn vị) nhưng nó còn liên quan và bao gồm cả tính năng của tạng can, mật và thận.
Hạ tiêu là phần cuối kể từ môn vị trở xuống nhưng nó còn bao gồm và liên quan cả tính năng của thận và bàng quang, có vai trò thanh lọc tinh chất và các chất cặn bã, trong đó tinh chất được lọc giữ lại ở thận và cặn bã được đẩy ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện hoặc đại tiện.
Ba bộ phận của tam tiêu kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và chuyển chúng đến các tạng phủ khác trong cơ thể, đồng thời thải dẫn các cặn bã ra khỏi cơ thể.
Biện pháp giúp cho lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh
Theo y học cổ truyền, nếu lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh, hoạt động phối hợp nhịp nhàng thì toàn cơ thể sẽ khỏe mạnh. Muốn giúp cho các cơ quan lục phủ ngũ tạng được khỏe mạnh, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và khoa họcPhần lớn các bệnh lý mà con người gặp phải là do chế độ ăn uống không khoa học, không đầy đủ chất dinh dưỡng và cũng không được duy trì thường xuyên, liên tục, làm cho chức năng của lục phủ ngũ tạng bị mất cân bằng. Do vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
- Không ăn uống quá nhiều (quá no, dư thừa), không ăn uống quá ít (quá đói), có như vậy mới tạo ra một sự hoạt động phối hợp, cân bằng giữa lục phủ ngũ tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Khoa học y học (tây y) thông qua việc xét nghiệm đã giúp chúng ta biết được cơ thể thừa hay thiếu thành phần nào (đường, đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất...) từ đó ta điều chỉnh thăng bằng, thông qua hệ thống lục phủ ngũ tạng.
- Cơ thể thiếu gì, cần gì thì ta bổ sung thêm thứ đó và duy trì thường xuyên điều độ thông qua ăn uống. Nếu cơ thể thừa thành phần nào thì ta thực hiện giảm ăn các loại thức ăn tương ứng hoặc có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên ăn quá nhiều đồ lạnh (hàn) hoặc đồ nóng (nhiệt). Lạnh, nóng ở đây cần hiểu là đồ ăn uống để nguội lạnh và đồ nấu nóng, nhưng cũng cần hiểu sâu thêm là: đồ ăn uống mang tính hàn, tức là bản thân các đồ ăn uống đó nó mang tính mát, tính lạnh (ví dụ như trai, ốc, rau sam, bột sắn dây...) hoặc đồ ăn uống mang tính nhiệt, tức là bản thân các đồ ăn uống đó mang tính nóng, tính nhiệt (ví dụ như gừng, tỏi, hạt tiêu, thịt chó, da gà...).
- Không nên ăn uống quá nhanh, nhai trếu tráo, nuốt vội vàng, như vậy cũng làm mất cân bằng tạng phủ, sinh bệnh tật, đặc biệt là dạ dày và ruột (đau viêm dạ dày, viêm đau co thắt đại tràng...).
- Không nên uống quá nhiều, uống thường xuyên, liên tục các chất kích thích có cồn, có gas, điều này dễ dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng các tạng phủ, gây rối loạn chuyển hóa các chất, gây bệnh tại các cơ quan, tạng phủ, như bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, đau dạ dày, viêm ruột kích thích...
2. Luyện tập và xoa bóp (massage) cho các tạng phủNgoài việc tập luyện thể thao mỗi ngày là biện pháp giúp bảo vệ các cơ quan, lục phủ ngũ tạng và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này, cần hỗ trợ, dùng tay xoa bóp (massage) cho các tạng phủ nhằm tạo sự cân bằng và dung dưỡng cho tạng phủ, thêm nhu động, thêm năng lượng hoạt động.
- Tập thở ngực, bụng (thở 4 thì), vừa massage cho các tạng phủ ở cả vùng ngực và vùng bụng (tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, tam tiêu...).
Cách thở 4 thì:Thì 1: hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra. Thì 2: nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3: thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4: nín thở, thời gian bằng thì 1.
- Vỗ rung vào vùng ngực, xoa day vào vùng bụng, vùng thắt lưng là những nơi tương ứng với lục phủ ngũ tạng, đem lại tác dụng tích cực, bồi bổ và điều hòa cho các tạng phủ.
Thời gian luyện tập nên duy trì từ 30 phút đến 1 giờ vào buổi sáng mỗi ngày.
Tóm lại, nếu ta hiểu về lục phủ ngũ tạng tức là ta đã hiểu được phần nào về ta, khi hiểu được ta rồi thì ta phải tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho chính bản thân ta.
Bác sĩ Bùi Vũ Khúc
Từ khóa » Giờ Của Lục Phủ Ngũ Tạng
-
BIẾT KHUNG GIỜ LÀM VIỆC CỦA LỤC PHỦ NGŨ TẠNG ĐỂ BẢO ...
-
Bảo Vệ Sức Khỏe Theo Giờ Làm Việc Của Lục Phủ Ngũ Tạng
-
Khung Giờ Làm Việc Của Cơ Quan Nội Tạng, 8 Khung Giờ Vàng Thải độc ...
-
Tìm Hiểu Về Lục Phủ Ngũ Tạng Trong đông Y | Vinmec
-
Biết Về Khung Giờ Làm Việc Của Cơ Quan Nội Tạng để Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Khung Thời Gian Làm Việc Và Phục Hồi Của Các Cơ Quan Trong Cơ Thể
-
Mười Hai Canh Giờ đối Lập Thân Thể 12 Cái Ngũ Tạng Lục Phủ đối ứng ...
-
Đây Là Khung Giờ Tốt Nhất Trong Một Ngày, Làm được 4 Việc Sẽ Khỏe ...
-
TS Nguyễn Mạnh Hùng: "Rất Nhiều Người đang Ngủ Sai Giờ. Họ ...
-
Giấc Ngủ Là Tấm Gương Phản Chiếu Sức Khỏe Lục Phủ Ngũ Tạng - CafeF
-
“ĐỒNG HỒ SINH HỌC” THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN - Medinet
-
Thời Gian Hoạt Động Của Cơ Quan Nội Tạng Khi Ngủ
-
Lục Phủ Ngũ Tạngđảo Ngược - Báo Sức Khỏe & Đời Sống