Hiểu Về Muỗi Vằn để Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Hiệu Quả

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Mít tinh Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Hiểu về muỗi vằn để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả Thứ tư - 13/07/2022 14:35 Muỗi vằn – trung gian truyền bệnh Sốt xuất huyết (SXH) có khả năng sinh sản và thích ứng cao trong môi trường có con người sinh sống khiến muỗi là kẻ thù khó tiêu diệt. Muốn phòng bệnh SXH hiệu quả, phải diệt muỗi tận gốc và muốn vậy thì phải hiểu về đặc tính của muỗi vằn. Đặc điểm nhận dạng Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết gồm 2 loài thuộc họ chi Aedes, là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus (có tỉ lệ thấp hơn). Trong đó, Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh SXH chủ yếu. Muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn có kích thước nhỏ, sẫm màu, dài khoảng 4 đến 7mm. Trên cơ thể có các mảng màu trắng điển hình ở chân và một vết giống hình đàn lia ở ngực. Con cái lớn hơn con đực và có thể được phân biệt bằng những vòi có vảy bạc hoặc trắng. muoi van Muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh SXH Thời gian muỗi kiếm ăn và nơi trú ẩn Muỗi vằn ở vùng không có người sinh sống chỉ hút máu động vật. Tuy nhiên, khi sống trong khu dân cư, chúng tìm kiếm nguồn thức ăn từ máu người. Muỗi cái hay đốt người vào ban ngày, với hai giai đoạn cao điểm là 2-3h sáng và chiều tối. Muỗi cái rất nhạy cảm và có thể ngừng ăn khi nhận thấy một chuyển động nhỏ, sau đó trở lại tiếp tục đốt người. Chính hành vi này khiến một con muỗi vằn cái có thể đốt nhiều người trong một lần ăn và truyền virus cho nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi mới chỉ cắm vòi mà chưa kịp hút máu. Muỗi thích trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Mùa sinh sản Muỗi vằn sinh sản vào mùa mưa, do đó thời gian dịch SXH bùng phát nhiều thường từ tháng 3-5 và tháng 7-11 hàng năm. Muỗi thích đẻ trứng vào các vật chứa nước nhân tạo trong và quanh nhà ở của con người, như bình hoa, lốp xe cũ, xô nước mưa... Những vật chứa nước to hơn như thùng, bể xi măng có thể tạo ra một lượng lớn muỗi vằn. Trứng của muỗi Aedes aegypti có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn tận 6 tháng. Chỉ cần có chút nước, trứng có thể nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành lăng quăng rồi muỗi trưởng thành trong một thời gian ngắn. z3525372842692 ec6ee13e68a37f78b8094209fc301e46 Hãy tìm và diệt lăng quăng/bọ gậy Diệt muỗi, lăng quăng như thế nào? Cách phòng bệnh SXH tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Thanh Trà Tags: hiệu quả, khả năng, môi trường, phòng bệnh, tiêu diệt, trung gian, thích ứng, sinh sản, sinh sống, vậy thì, đặc tính

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 5 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Trẻ béo phì, bệnh lý bẩm sinh... chưa tiêm vắc xin sẽ có nhiều nguy cơ khi mắc COVID-19

    (19/07/2022)
  • 03 giai đoạn của Sốt xuất huyết

    (19/07/2022)
  • Hầu hết trẻ mắc Tay-Chân-Miệng được điều trị tại nhà, cách chăm sóc sao cho đúng?

    (19/07/2022)
  • Hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 của Bộ Y tế

    (25/07/2022)
  • Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

    (26/07/2022)
  • Các khuyến cáo giảm nguy cơ lây bệnh Đậu mùa khỉ

    (27/07/2022)
  • Tiêm phòng Lao cho trẻ - những điều cần biết

    (03/08/2022)
  • Bệnh Sởi có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin

    (03/08/2022)
  • Bộ Y tế: Đẩy mạnh giám sát tại cửa khẩu và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm ca đậu mùa khỉ

    (05/08/2022)
  • Tiêm vắc xin - biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng ngừa bệnh Thủy đậu

    (10/08/2022)

Những tin cũ hơn

  • Theo dõi và chăm sóc trẻ Sốt xuất huyết

    (12/07/2022)
  • Phân biệt sốt vi rút và sốt xuất huyết

    (11/07/2022)
  • Sốt xuất huyết: Hỏi và đáp

    (08/07/2022)
  • Số ca mắc sốt xuất huyết 6 tháng đầu năm 2022 tăng gấp 22,7 lần so với cùng kỳ năm 2021

    (06/07/2022)
  • Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19

    (05/07/2022)
  • Sự khác nhau giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3

    (04/07/2022)
  • Người đã mắc COVID-19 thì tiêm vắc xin phòng COVID-19 như thế nào?

    (28/06/2022)
  • Bộ Y tế: Hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng COVID- 19

    (24/06/2022)
  • Những điều cần biết về tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4)

    (15/06/2022)
  • Những điều cần biết để phòng tránh bệnh sốt rét

    (01/06/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Thông Tin Về Muỗi