Hình ảnh 4 Nhóm Thực Phẩm:: Những điều Cần Phải Biết - Tiên Tửu

5/5 - (125 bình chọn)

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm và những điều bạn cần biết về vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng sẽ được Blognhattientuu cung cấp trong bài viết dưới đây.

Nhóm thực phẩm là gì?

Nhóm thực phẩm là tập hợp các loại thực phẩm có chung đặc điểm dinh dưỡng hay phân loại sinh học. Hướng dẫn dinh dưỡng thường phân chia thực phẩm thành các nhóm và khuyến nghị khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi nhóm để có được một chế độ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Như tại Hoa Kỳ, USDA đã chia thực phẩm thành 4 đến 11 nhóm khác nhau.

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham

Bơ sữa hay các sản phẩm từ sữa, đôi khi được phân loại với các sản phẩm sữa thay thế hoặc thịt, thường là một nhóm nhỏ hơn trong hướng dẫn dinh dưỡng, nếu có, đôi lúc được liệt kê riêng với các nhóm thực phẩm khác.Một số sản phẩm bơ sữa gồm có sữa, bơ, bơ lỏng, sữa chua, phô mai, kem sữa và kem thực phẩm. Việc phân loại bơ sữa như một nhóm thực phẩm được khuyến nghị trong khẩu phần hàng ngày đã bị chỉ trích, như Trường Y tế Công cộng Harvard đã lưu ý rằng “nghiên cứu cho thấy có rất ít lợi ích và nguy cơ gây hại tiềm tàng khi đưa vào cơ thể một lượng sữa lớn. Tiêu thụ vừa phải sữa hay các sản phẩm từ sữa — Một đến hai khẩu phần mỗi ngày — là đảm bảo, và có thể có một số lợi ích cho trẻ em. Nhưng không cần thiết cho người lớn, vì nhiều lý do. “

thuc-pham-bo-sua

Thực phẩm bơ sữa : Ảnh 1

Trái cây, đôi khi được phân loại cùng với các loại rau, bao gồm táo, cam, chuối, quả mọng và chanh. Trái cây chứa carbohydrate, chủ yếu ở dạng đường cũng như các vitamin và khoáng chất quan trọng.

thuc-pham-trai-cay

Thực phẩm trái cây: Ảnh 2

Các loại ngũ cốc, đậu và rau đậu, đôi khi được phân loại như ngũ cốc, thường là phân nhóm lớn nhất trong hướng dẫn dinh dưỡng. Một số bao gồm lúa mì, gạo, yến mạch, đại mạch, bánh mì và mì ống. Về đậu có đậu nướng và đậu nành, trong khi về rau đậu sẽ có là đậu lăng và đậu gà. Các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp tinh bột tốt và thường được phân loại cùng với các thực phẩm giàu tinh bột khác như khoai tây.

thuc-pham-ngu-coc

Thực phẩm ngũ cốc : Ảnh 3

Thịt, đôi khi được gắn nhãn protein và thỉnh thoảng gồm có các loại rau đậu và đậu, trứng, chất tương tự như thịt và/hoặc bơ sữa, một khẩu phần với lượng trung bình đến nhỏ hơn trong hướng dẫn dinh dưỡng. Một số bao gồm thịt gà, cá, thịt gà tây, thịt lợn và thịt bò.

thuc-pham-thit

Thực phẩm thịt: Ảnh 4

Các loại bánh kẹo, còn được gọi là thực phẩm có đường và đôi khi được phân loại cùng với chất béo và dầu, thường là một phân nhóm nhỏ trong hướng dẫn dinh dưỡng, nếu có, và đôi lúc được liệt kê riêng với các nhóm thực phẩm khác. Một số bao gồm kẹo, nước ngọt và sô cô la.

thuc-pham-keo

Thực phẩm kẹo: Ảnh 5

Rau, đôi khi được phân loại cùng với trái cây và thỉnh thoảng bao gồm các loại rau đậu, thường là một phân nhóm lớn chỉ đứng sau các loại ngũ cốc, hoặc đôi khi ngang bằng hoặc vượt trội so với các loại ngũ cốc, trong hướng dẫn dinh dưỡng. Một số bao gồm rau bina (rau chân vịt), cà rốt, hành tây và bông cải xanh.

thuc-pham-rau

Thực phẩm rau: Ảnh 6

Nước được phân thành nhiều cách bởi các hướng dẫn thực phẩm khác nhau. Một số không đưa vào, một số liệt kê tách biệt với các nhóm thực phẩm khác, và một số đưa nước trở thành trung tâm hoặc nền tảng của hướng dẫn. Nước đôi khi được phân loại cùng với trà, nước ép trái cây, nước rau và thậm chí cả súp, và thường được khuyên nghị dùng đầy đủ với lượng dồi dào.

thuc-pham-nuoc

Thực phẩm nước: Ảnh 7

Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng

1. Chất bột đường (Gluxid/carbohydrat)

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham-Gluxid-carbohydrat

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm Gluxid/carbohydrat: Ảnh 8

  • Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
  • Cấu tạo nên tế bào và các mô.
  • Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
  • Điều hòa hoạt động của cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ cần thiết.
  • Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây…

2. Chất béo (Lipid)

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham-chat-beo-Lipid

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm chất béo Lipid: Ảnh 9

  • Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, 1g chất béo cung cấp 9 Kcal năng lượng.
  • Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
  • Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
  • Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
  • Có trong dầu, mỡ, bơ…

3. Chất đạm (Protein)

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham-protein

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm chất đạm protein: Ảnh 10

  • Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng…
  • Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
  • Vận chuyển các dưỡng chất.
  • Điều hòa cân bằng nước.
  • Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
  • Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ…

4. Khoáng chất và vitamin:

Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

a. Một số khoáng chất cần thiết

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham-vitamin-khoang-chat

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm vitamin và khoáng chất: Ảnh 11

Canxi:

  • Là chất xây dựng bộ xương và răng.
  • Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
  • Tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ…
  • Canxi tăng hấp thu khi chế độ dinh dưỡng đủ vitamin D, acid trong hệ tiêu hóa làm hòa tan canxi tốt hơn. Canxi bị giảm hấp thu hoặc bị đào thải nếu chế độ ăn nhiều acid oxalic, cafein, ít vận động thể lực.
  • Khẩu phần thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp chiều cao…
  • Canxi có nhiều trong sữa, phomat, các loại rau lá màu xanh đậm, thủy hải sản, cá nhỏ ăn cả xương, sản phẩm từ đậu (ví dụ đậu hũ) …

Sắt:

  • Sắt gắn với protein để tạo hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử.
  • Cung cấp đủ sắt giúp phòng bệnh thiếu máu.
  • Sắt có nhiều ở thức ăn động vật như thịt heo, bò, gà, cá, sữa công thức… đặc biệt nhiều trong huyết, gan… hoặc thức ăn thực vật như đậu, rau xanh…

Kẽm:

  • Đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản.
  • Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
  • Thiếu kẽm trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa kẽm có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, hàu… hoặc trong mầm các loại hạt
  • Cung cấp khoáng chất và vitamin cho bé

I-ốt:

  • Là một chất rất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ 15-20mg.
  • I ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
  • Thiếu I ốt ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ.
  • Thiếu I ốt bào thai do mẹ thiếu I ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau khi sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn…
  • Sử dụng muối ăn có bổ sung I ốt là biện pháp chính phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt.

b. Một số vitamin thiết yếu

Vitamin A: là vitamin tan trong chất béo.

  • Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể và bộ xương, giữ cho da và các niêm mạc (tiêu hóa, hô hấp, mắt..) được khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng.
  • Thiếu vitamin A: gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
  • Các loại thức ăn thực vật như rau củ quả màu vàng cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ…, rau màu xanh thẫm…, các thức ăn nguồn gốc động vật như gan, dầu gan cá, sữa, kem, bơ, trứng… chứa nhiều tiền vitamin A khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, vitamin A còn có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá…, đặc biệt trong gan.

Vitamin D: Là vitamin tan trong chất béo.

  • Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
  • Thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, người lớn gây loãng xương.
  • Vitamin D có trong một số thực phẩm như dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo hoặc một số thực phẩm có bổ sung vitamin D như sữa công thức, bột ngũ cốc… Một nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP…): là những vitamin tan trong nước

  • Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ thức ăn
  • Bảo vệ da, các dây thần kinh và đường tiêu hóa.
  • Và nhiều chức năng quan trọng khác.
  • Có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau xanh, rau đậu…

Vitamin C: là một vitamin tan trong nước

  • Bảo vệ cấu trúc của xương, răng, da, mạch máu và giúp mau lành vết thương.
  • Giúp hấp thu sắt, canxi và acid folic
  • Có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang…

Axit folic:

  • Cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể, khi thiếu gây ra các bệnh thiếu máu dinh dưỡng, thường gặp ở phụ nữ có thai, cần uống bổ sung ở phụ nữ mang thai.
  • Có nhiều trong các loại rau lá.

Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý:

  • Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên (trên 20 loại thực phẩm khác nhau).
  • Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng chính cần thiết cho trẻ khoẻ mạnh

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột – đường

Thực phẩm giàu chất bột đường thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là gạo, mì, bún, phở, khoai, trái cây… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và là nguyên liệu để tạo ra các tế bào. Chất bột-đường cung cấp 50- 60% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.

hinh-anh-4-nhom-thuc-pham-chat-bot-duong

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm chất bột đường: Ảnh 12

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm

  • Thực phẩm giàu đạm thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là thịt, cá, tôm, cua, lươn, đậu,…, được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc động vật (đạm cung cấp từ thịt, cá, tôm…) và đạm có nguồn gốc thực vật (đạm cung cấp từ các loại đậu, gạo, nếp…).
  • Chất đạm là vật liệu chính để xây dựng nên các tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các protein huyết thanh, …, vai trò tạo hình của chất đạm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai.
  • Chất đạm cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhu cầu chất đạm của trẻ được tính theo tuổi: ở trẻ còn bú mẹ: Từ 2-2,5 g/kg cân nặng/ngày, trẻ lớn: 2-3 g/kg cân nặng/ngày.
thuc-an-nhieu-dam-feature

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: Ảnh 13

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

  • Thực phẩm cung cấp chất béo được sử dụng hàng ngày là dầu, mỡ, bơ, phô mai… Chất béo có nguổn gốc động vật sống trên cạn: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… chủ yếu có các acid béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.
  • Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… có các acid béo cần thiết, vitamin E, và hoàn toàn không có cholesterol. Loại chất béo này được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Chất béo có nguồn gốc từ các động vật sống ở biển: chứa nhiều vitamin A, các acid béo không no, đặc biệt là acid arachíndonic rất tốt cho cơ thể.
  • Chất béo là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, là thành phân của màng tế bào, mô não… vì vậy nếu cung cấp đủ sẽ giúp cho trẻ phát triển trí não tốt, chất béo là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.
nhom-thuc-pham-cung-cap-chat-beo

Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: Ảnh14

Nhu cầu chất béo của trẻ:

  • Trong sữa mẹ chất béo chiếm trên 50% tổng các dưỡng chất sinh năng lượng
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chất béo chiếm khoảng 40% tổng năng lượng khẩu phần (3- 4 g/kg cân nặng)
  • Trẻ trên 5 tuổi chất béo chiếm 30% tổng năng lượng khẩu phần

Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm: Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ

  • Các loại rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Chất xơ không cung cấp năng lượng và dưỡng chất, nhưng giúp chống táo bón, ngăn cản sự hấp thu nhanh của glucose từ ruột non vào máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, góp phần bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể, có ý nghĩa trong phòng bệnh xơ vữa động mạch, và giảm ung thư đường tiêu hóa.
  • Cung cấp đủ các vitamin sẽ bảo đảm cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, một số vitamin còn có vai trò chống lại hiện tượng oxi hóa trong cơ thể (vitamin A, vitamin c, vitamin E). Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K thuờng có nhiều trong bơ, trứng, gan, sữa, các loại hạt có dầu… Các vitamin tan trong nuớc như vitamin nhóm B, vitamin c thường có nhiều trong các loại rau, củ, trái cây, ngũ cốc…
  • Các chất khoáng (calcium, phosphorus, potassium, sodium, chioride, magnesium, đồng, kẽm, iốt, sắt …) làm nhiệm vụ xúc tác hoạt động của các men trong cơ thể, là cấu trúc của một số bộ phận (ví dụ: calcium là thành phần của xương và răng), tham gia vào sự co cơ, sự dẫn truyền của các xung động thần kinh
nhom-thuc-pham-cung-cap-chat-xo

Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ: Ảnh15

Hãy chú ý:

  • Bữa ăn sáng sẽ nạp năng lượng cho trẻ sau giấc ngủ dài giúp trẻ học tập tốt trong suốt buổi sáng, vì vậy không nên bỏ bữa ăn sáng.
  • Đối với trẻ biếng ăn, thời gian của một bữa ăn không nên kéo dài quá 40 phút (sẽ tạo tâm trạng chán nản, sợ hãi bữa ăn).
  • Nếu thấy trẻ ăn uể oải hãy cho trẻ ngưng ăn và bổ sung ngay sau bữa ăn bằng những món ăn mà trẻ ưa thích như sữa, sữa chua, váng sữa…
  • Hãy sử dụng muối iốt để nêm nếm thức ăn cho trẻ, vì iốt sẽ giúp trẻ phát triển tốt chiều cao và trí thông minh.

Các tìm kiếm liên quan đến Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm

  • Hình ảnh 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non
  • 4 nhóm thực phẩm chính
  • 8 nhóm thực phẩm
  • Các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
  • Tim hiểu về các chất dinh dưỡng
  • Có bao nhiều chất dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày
  • 6 nhóm thực phẩm chính

Từ khóa » Hình ảnh 4 Nhóm Thực Phẩm Cho Trẻ Mầm Non