Hình ảnh Bệnh Tay Chân Miệng đặc Trưng: Xem Ngay để Phát Hiện ...

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người với tốc độ lây lan nhanh chóng. Trong thời điểm dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh mẽ, cha mẹ cần nhận biết được những hình ảnh bệnh tay chân miệng đặc trưng. Việc phát hiện bệnh sớm cho con sẽ giúp cha mẹ kịp thời xử lý, tránh gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tay chân miệng.

hình ảnh bệnh tay chân miệng hinh-anh-benh-tay-chan-mieng

I. Hình ảnh phát ban của bệnh tay chân miệng

hình ảnh bệnh tay chân miệnghinh-anh-benh-tay-chan-mieng

Hình ảnh phát ban của bệnh tay chân miệng

1. Vị trí

Nổi ban trên da là một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân mắc tay chân miệng. Những nốt ban thường xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, mông, lòng bàn chân.

2. Thứ tự xuất hiện

Phát ban là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, xuất hiện trong 1-2 ngày đầu khi phát bệnh và có thể kéo dài tới 10 ngày.

3. Biểu hiện

Những nốt ban có kích thước khoảng 2-5mm, hình bầu dục, có màu xám sẫm, nổi trên nền da bình thường của bé. Chúng thường không gây đau hay ngứa ngáy cho người bệnh.

II. Hình ảnh mụn nước của bệnh tay chân miệng

tay-chan-mieng tay chân miệng

Hình ảnh mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và xung quanh miệng của bệnh tay chân miệng

1. Vị trí

Mụn nước mọc trên nền các nốt phát ban, bắt đầu xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân. Sau đó, chúng có thể lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể: mặt, trong khoang miệng, đầu gối, mông,…

2. Thứ tự xuất hiện

Cùng với sự xuất hiện của nhiều nốt phát ban đỏ là hình ảnh của các mụn nước nhỏ, rời rạc. Sau 1-2 ngày tiếp theo, chúng sẽ phát triển ở những bộ phận của cơ thể.

3. Biểu hiện

Mụn nước có kích thước cỡ vài mm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, phồng lên, bao quanh là vầng hồng ban. Cần tránh va chạm mạnh vào các nốt mụn này để tránh tình trạng bội nhiễm cũng như lây lan sang những vị trí khác.

>>>Xem bài viết: Hết mụn nước, khỏi loét miệng – Bệnh tay chân miệng của con đã được đẩy lùi 

III. Hình ảnh loét miệng của bệnh tay chân miệng

tay-chan-mieng tay chân miệng

Hình ảnh vết loét miệng của bệnh tay chân miệng

Loét miệng cũng là một hình ảnh đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các vết loét có đường kính khoảng 4-8mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi và vòm miệng. Tình trạng này sẽ gây sự khó chịu, đau đớn cho người bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Các bé sẽ ăn uống khó khăn, thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các yếu tố sinh hoạt tập thể như: đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, ăn uống vui đùa cùng các bạn là những yếu tố nguy cơ cao lây truyền bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ thường xuyên. Những hình ảnh phát ban kèm mụn nước, loét miệng là dấu hiệu gợi ý trẻ đã bị tay chân miệng. Khi thấy bé có dấu hiệu bệnh như này, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán mức độ bệnh, từ đó có hướng xử trí phù hợp nhất.

IV. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lành tính, nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, đây là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, nên nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị sớm cho bé sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát. Một số biến chứng điển hình đó là: viêm não – viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao sau vài giờ nếu không cấp cứu kịp thời.

Khi chăm sóc bé bị tay chân miệng tại nhà, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bé để nhận biết sớm các dấu hiệu biến chứng sau:

1. Biến chứng thần kinh

chua-tay-chan-mieng chữa tay chân miệng

  • Co giật từng cơn ngắn các chi khoảng 1-2 giây, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ngủ hoặc đặt trẻ nằm ngửa
  • Đi đứng loạng choạng, run tay chân, ngủ gà, mắt nhìn ngược
  • Rung giật nhãn cầu
  • Tăng trương lực cơ
  • Yếu hoặc liệt các chi
  • Liệt dây thần kinh sọ não
  • Hôn mê kèm suy hô hấp, suy tuần hoàn

2. Biến chứng tim mạch

  • Mạch đập nhanh (>150 lần/phút)
  • Thời gian làm đầy mao mạch chậm (>2 giây)
  • Rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, chân tay lạnh
  • Huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Giai đoạn sau không đo được mạch và huyết áp.

3. Biến chứng hô hấp

  • Bệnh nhân khó thở, thở nhanh, nông, khò khè.
  • Phù phổi cấp

V. Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà

1. Sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,50C

Khi trẻ sốt trên 38,5oC, cha mẹ hãy hạ sốt cho con bằng Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ. Song song với đó, dùng khăn sạch, mát lau 2 bên hõm nách và bẹn để hạ sốt cho trẻ.

chua-tay-chan-mieng chữa tay chân miệng

2. Kiểm soát loét miệng, phát ban, mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng. Mục đích để làm sạch những vị trí tổn thương, tránh bội nhiễm do vi khuẩn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dung dịch kháng khuẩn khác nhau, tuy nhiên để lựa chọn được một sản phẩm chăm sóc phù hợp, đặc biệt là với trẻ nhỏ cần đáp ứng tiêu chí:

  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh và mạnh.
  • Không gây kích ứng, gây xót cho da và niêm mạc.
  • Không ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh.
  • An toàn với trẻ nhỏ.

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu kể trên. Sản phẩm đã được đánh giá về tính hiệu quả tại Bộ KHCN và độ an toàn tại Đại học Y Hà Nội. Dizigone được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

dizigone_tay chân miệng

Đối với tình trạng trẻ bị bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần:

  • Lau rửa cho bé nhẹ nhàng bằng nước ấm.
  • Sử dụng bông/gạc sạch, bôi dung dịch Dizigone lên các vị trí tổn thương. Để khô tự nhiên, không cần lau lại với nước.
  • Đối với trường hợp trẻ bị loét miệng, tập cho trẻ súc miệng với Dizigone sau mỗi lần ăn và trước khi ngủ và lúc ngủ dậy. Giữ dung dịch trong miệng tối thiểu 30 giây để phát huy tốt tác dụng diệt khuẩn của sản phẩm. Nếu bé chưa biết súc miệng, cha mẹ thấm dung dịch vào gạc rơ lưỡi rồi vệ sinh miệng cho bé 3-4 lần/ngày.

3. Sử dụng kem dưỡng phục hồi – tái tạo da

Khi các mụn nước đã xẹp lại, tổn thương bắt đầu hồi phục, cha mẹ nên cho con sử dụng kem dưỡng ẩm. Mục đích để cung cấp độ ẩm cần thiết cho vùng da tổn thương, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cho da. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc là sự lựa chọn tối ưu dành cho trẻ nhỏ. Với thành phần chiết xuất từ tự nhiên: lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm trà, hoàn toàn lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Sản phẩm vừa có tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn, tái tạo tế bào da đồng thời hạn chế để lại sẹo xấu.

Cách sử dụng Dizigone Nano Bạc:

  • Làm sạch vùng da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Lấy một lượng phù hợp bôi lên vùng da vừa làm sạch.
  • Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào bên trong da.

Lưu ý: Kem Dizigone Nano Bạc chỉ sử dụng cho những vùng tổn thương đã khô se, không còn ướt dịch.

tay chân miệng tay chan mieng

tay chân miệng tay_chan_mieng

Chia sẻ của khách hàng dùng bộ sản phẩm Dizigone cho bé bị tay chân miệng

4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị bệnh

Tình trạng loét miệng làm trẻ biếng ăn, thậm chí bỏ ăn, vì vậy cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé:

  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Nên sử dụng thức ăn mềm, mát lạnh, tạo cảm giác dễ chịu: sữa chua, phô mai, sữa,…
  • Cho trẻ uống nhiều nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Tránh ăn đồ còn nóng, dễ gây xót, tổn thương thêm tình trạng viêm loét của trẻ.

>>> Xem bài viết: Tay chân miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh?

5. Chế độ sinh hoạt hợp lý

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Cách ly trẻ tại nhà, ưu tiên phòng rộng rãi, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời.

VI. Cách phòng lây nhiễm với trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan nên việc nắm các cách phòng lây nhiễm là điều hết sức quan trọng:

  • Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng: phát ban, mụn nước hay loét miệng cần cho bé nghỉ học và đến các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Không làm vỡ mụn nước để tránh nhiễm trùng và lây lan.
  • Người chăm sóc cho trẻ cần trang bị găng tay, khẩu trang. Cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau quá trình chăm sóc.
  • Không nên ôm, hôn trẻ hay dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ.
  • Không nên đến nhà trẻ, nơi trẻ chơi tập trung 10-14 ngày đầu bệnh.

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho mọi người thông tin cần thiết về những hình ảnh bệnh tay chân miệng đặc trưng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế

Từ khóa » Hình ảnh Bé Bị Bệnh Tay Chân Miệng