Hình ảnh Con Giống Qua Các Tác Phẩm điêu Khắc
Có thể bạn quan tâm
Con giống là một chủ đề luôn tạo cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ Việt Nam và cũng đã là chủ đề để họ sáng tạo nên những tác phẩm mới trong dòng chảy mỹ thuật đương đại. Mới đây, nhóm 4 nghệ sĩ gồm Lê Minh Trí, Lê Ngọc Thuận, Vũ Hữu Nhung, Lê Thiết Cương cho ra mắt triển lãm điêu khắc “Con giống” đã tạo ấn tượng mạnh cho người xem.
Triển lãm thu hút rất đông người xem.Triển lãm gồm 60 tác phẩm điêu khắc con giống với những chất liệu đa dạng như kim loại, gốm, gỗ được trưng bày ở Hà Nội, Hội An và TP. Hồ Chí Minh. Mỗi nghệ sĩ tham gia triển lãm có một phong cách sáng tạo khác nhau, tạo nên một thế giới sinh động của các loài vật.
Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sê, anh đã miệt mài sáng tác trong hai năm (năm 2020 và 2021) để cho ra những tác phẩm điêu khắc thể hiện trên chất liệu đồng và sắt. Anh tâm niệm nghệ thuật là tối giản, quan niệm điêu khắc là mặt, mặt phẳng, diện xuyên suốt các tác phẩm của mình. Với Lê Thiết Cương, mặt phẳng là hai chiều dài, rộng nhưng khi ghép nối, uốn cong thì sẽ thành ba chiều. Dài rộng sẽ thành cao thấp, nông sâu chỉ bằng kỹ thuật gò, ghép, uốn, cắt, khắc, đục, đột, dập, gấp.
Còn đối với Nghệ sĩ trẻ Lê Minh Trí đây là lần đầu anh lộ diện bằng những tác phẩm trâu, bò, lợn, gà và nhất là chó, con vật mà anh yêu thích. Các con vật được anh khắc họa với những điểm nhấn mạnh, đầu bằng gỗ phủ sơn rồi vẽ thêm các họa tiết, các mảnh mầu tương phản mạnh, xanh đỏ tím vàng, thành một kiểu điều khắc pha hội họa, điêu khắc mầu. Cách tạo hình, tạo khối theo kiểu gợi, không sa vào chi tiết.
Tiếp đến là nghệ sĩ Vũ Hữu Nhung là người con của làng gốm cổ Phủ Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh). Anh đã dày công chọn lọc để trưng bày lần đầu tiên với cùng một đề tài ngựa. Những tác phẩm của Vũ Hữu Nhưng sáng tác với chất liệu sở trường sành Phủ Lăng. Về tạo hình tác giả khai thác vốn dân gian từ những con ngựa gỗ, ngựa đá, ngựa gốm, ngựa giấy. Tác giả tập trung vào hình khối mà bỏ qua chi tiết, những chú ngựa được quan tâm phần đấu, thân mà bỏ qua bốn chân. Không tập trung tả cơ bắp của những chú ngựa nhưng người xem vẫn thấy được sự khỏe khoắn ở mỗi tác phẩm. Tác giả đã khéo léo thêm bớt đâu đó một vài chi tiết tạo cho tác phẩm thấp thoảng yếu tố dân gian, nhưng rất hài hòa, rất mới. Ở một số tác phẩm con người được đưa vào gợi cảm giác sinh động, vui nhộn, no đủ. Độ đanh của chất sành và độ no của hình khối, sự cân bằng về tỉ lệ tác phẩm ngựa lần tạo ấn tượng nhất định với người xem. Cũng vẫn là con đường khai thác truyền thống, nhưng Vũ Hữu Nhung chỉ lấy kỹ thuật, chất liệu, là bễ, than củi, men thuốc, đất nước lửa của truyền thống, còn tư duy tạo hình thì hoàn toàn hiện đại, những con ngựa gồm Phù Lãng rất hiện đại. Những tác phẩm của Vũ Hữu Nhung là cây cầu kết nối giữa truyền thống với hiện đại.
Nghệ sĩ Lê Ngọc Thuận, lần này góp mặt ở triển lãm "Con giống" với các tác phẩm điêu khắc trên gỗ với những hình tượng voi, rồng, trâu, gà trống... Mỗi tác phẩm con giống của anh mang một dáng vẻ khác nhau nhưng đều cùng một ý tưởng xuyên suốt là cách tạo hình hiện đại trên nền văn hóa truyền thống của người Cơ Tu (Tây Giang- Quảng Nam). Nghệ sỹ Lê Ngọc Thuận sinh sống ở Hội An, gần gũi và đi về Tây Giang nhiều, có lẽ vậy nên cái chất "Cơ Tu” đã ngấm và nhuyễn trong anh. Lê Ngọc Thuận đã làm cho truyền thống điêu khắc gỗ của người Cơ Tu trở nên mới lạ, làm cho truyền thống ấy không bị đóng băng. Nó chuyển động, sống lại và sống đẹp trong đời sống hôm nay.
Ngoài ra, Nghệ sĩ Lê Ngọc Thuận còn có một số tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ gỗ vớt lên từ vùng cửa sông Thu Bồn, Cửa Đại sau những trận bão lũ. Đây cũng là một ý hay vì người Cơ Tu cũng không chặt hạ cổ thụ theo tục lệ tôn thờ Thần rừng. Những cây gỗ ấy được tái sinh, nó không chết đi vì nó được sống tiếp một đời sống khác trong nghệ thuật.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều sau khi xem các tác phẩm của triển lãm "Con giống", ông nhận xét: “Các tác phẩm đẹp sững sờ. Một thế giới những con giống rất Việt Nam nhưng lại vô cùng khác biệt và quá hiện đại. Chỉ có nghệ thuật thực sự mới làm ra được sự kỳ diệu đó”.
Triển lãm “Con giống” đã được tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và trong tháng 7 là triển lãm tại Hội An, Quảng Nam để từ đó lan tỏa vẻ đẹp bình dị của những con vật trong đời sống hàng ngày dưới góc nhìn của điêu khắc./.
Các tác phẩm của các nghệ sỹ được sắp đặt đan xem một cách có ý đồ tạo nên sự cộng hưởng cho các tác phẩm.Thực hiện: Trần Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam
Từ khóa » Gỗ Phụ Liệu
-
Startup Việt Sản Xuất Hệ Sinh Thái Phụ Kiện Từ Gỗ
-
Xuất Khẩu Gỗ Bất Ngờ “giảm Tốc” Do Bão Lạm Phát | Doanh Nghiệp
-
DN Ngành Gỗ đối Diện Chi Phí Tăng Cao Do Giá Nguyên Liệu Phi Mã ...
-
Thợ Mộc Tự Chế Ghế Gaming Dáng Bọ Cạp
-
Xuất Khẩu Gỗ Và Lâm Sản: Tiếp Tục Duy Trì đà Tăng Trưởng
-
Khan Hiếm Gỗ Xây Dựng Tại Australia
-
Sản Xuất Co Kéo Trước “bão Giá” Nguyên, Nhiên Liệu
-
Ngành Gỗ Bình Dương Tiến Sâu Vào Thị Trường Châu Âu
-
Mở Xưởng Gỗ Ván Bóc, Tạo Việc Làm Cho Lao động địa Phương » Báo ...
-
Bình Định: Lại Xảy Ra Cháy Lớn Tại Khu Công Nghiệp Phú Tài
-
CEO Gỗ Đức Thành: Không Có Nguyên Liệu Dự Trữ, Doanh Nghiệp Gỗ ...
-
Ý Tưởng Trang Trí Phòng Khách Màu Xám Và Trắng
-
Xanh Hóa Doanh Nghiệp Từ Các Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn
-
Khánh Hòa Xuất Siêu Trên 308 Triệu USD