Xuất Khẩu Gỗ Bất Ngờ “giảm Tốc” Do Bão Lạm Phát | Doanh Nghiệp

Xuất khẩu gỗ bất ngờ “giảm tốc” do bão lạm phát THY HẰNG 15/07/2022 07:11

Chi phí đầu vào giá gỗ nguyên liệu tăng cao cùng tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc.

>>>Doanh nghiệp gỗ Việt "ngấm đòn" xung đột Nga - Ukraine

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2022 đạt 1,5 tỷ USD, giảm 4,9% so với tháng 6/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ là 1,03 tỷ USD, giảm 18,1% so với tháng 6/2021.

tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc.

Tình trạng lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc.

Trước đó tình trạng xuất khẩu đồ gỗ đang có xu hướng giảm đặc biệt với các mặt hàng xuất khẩu chính ghi nhận từ trong tháng 5/2022. Theo đó, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,38 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ và Trung Quốc đều giảm rất mạnh.

Tính chung 6 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,14 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2021. 

Theo phân tích của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 cho Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc trong những tháng đầu năm nay giảm rất mạnh, với mức giảm hơn 21%.

Do tác động bởi tình hình dịch bệnh, chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp đồ gỗ rất khó khăn khi thông quan hàng đồ gỗ tại các cửa khẩu cả trên bộ và tại các cảng biển của Trung Quốc.

Không chỉ khó khăn tại thị trường TRung Quốc, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores cho rằng, nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu giảm, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Vì vậy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 giảm tốc.

Cụ thể, người tiêu dùng ở các nước Hoa Kỳ và EU đang tập trung nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu, do đó đồ gỗ không được coi là đồ dùng thiết yếu nên bị nhiều người cắt giảm chi tiêu mua vào thời điểm này.

“Từ tháng 6/2022, các doanh nghiệp ngành gỗ bắt đầu có dấu hiệu thiếu đơn hàng xuất khẩu do lạm phát cao tại các thị trường nhập khẩu, nhất là thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chiếm tới 60% trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nên tình trạng lạm phát quá cao ở thị trường này đang tác động không nhỏ tới ngành gỗ nước ta khi mà nhiều nhà nhập khẩu ở Hoa Kỳ đã giảm mua đồ gỗ. Không chỉ Hoa Kỳ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang một số thị trường lớn khác như EU, Hàn Quốc … cũng bắt đầu có dấu hiệu khó khăn do lạm phát”, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản TP HCM cùng quan điểm.

Không chỉ thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang một số thị trường lớn khác như Châu Âu (EU), Hàn Quốc… cũng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại bởi những khó khăn do tác động của lạm phát trên toàn cầu. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đang giảm do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường toàn cầu đang có xu hướng chững lại.

>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

>>>Doanh nghiệp gỗ lo "lép vế"

Đặc biệt, cũng theo đại diện Viforest cho hay, xung đột Nga – Ukraina đang tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn với diện tích rừng 815 triệu hecta và lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu mét khối (m3), tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu, mỗi năm Nga cung ra thị trường thế giới trên 40 triệu m3 gỗ.

giá cước vận tải ở mức cao, cùng với giá mua gỗ nguyên liệu tăng cao, khiến giá thành sản xuất tăng, càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nước ta.

Giá cước vận tải ở mức cao, cùng với giá mua gỗ nguyên liệu tăng cao, khiến giá thành sản xuất tăng, càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ.

Mặc dù Nga không phải là thị trường lớn của Việt Nam cả về nguồn cung gỗ nguyên liệu và về thị trường tiêu thụ đồ gỗ, nhưng xung đột Nga – Ukraina đang ảnh hưởng tới bức tranh cung – cầu thế giới về gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ. Ngành gỗ Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, do đó, tác động của cuộc chiến tới nguồn cung gỗ nguyên liệu là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, giá cước vận tải ở mức cao, cùng với giá mua gỗ nguyên liệu tăng cao, khiến giá thành sản xuất tăng, càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nước ta.

Nhiều doanh nghiệp cho biết do đơn hàng đang có xu hướng giảm, không còn đổ về dồn dập như trước nên các doanh nghiệp cũng đang tính toán lại về đơn hàng, bạn hàng để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tối ưu nhất và giữ được thị trường, khách hàng trong bối cảnh lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn cầu.

Ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch VIFOREST cũng khẳng định, để giữ vững thị trường Trung Quốc và các thị trường lớn khác, doanh nghiệp hướng tới sản xuất, kinh doanh bền vững, hiệu quả, theo đúng quy định pháp luật của nhà nước, đúng thông lệ quốc tế. Đây là một trong những yêu cầu mà Chính phủ Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành để giữ vững và tăng thị phần đồ gỗ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chủ động họp bàn với các hiệp hội và các doanh nghiệp để một mặt vẫn chủ động đáp ứng các hợp đồng đã ký, mặt khác mở rộng ra các thị trường, ít bị biến động ảnh hưởng, để không phụ thuộc vào một thị trường nào đó. Ngành bám sát, xây dựng kịch bản điều hành về xuất, nhập khẩu lâm sản đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2022. Đối với nguồn nguyên liệu trong chế biến xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tăng cường việc sử dụng nguyên liệu trong nước, đặc biệt là gỗ rừng trồng. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động sản xuất các sản phẩm phụ trợ để giảm giá thành một cách thấp nhất và đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ngành lâm nghiệp sẽ tập trung thực hiện, phối hợp các ngành chức năng trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại của một số doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu từ các nước có nhiều rủi ro về nguồn gốc gỗ bất hợp pháp. Đồng thời nhân rộng mô hình liên kết thành công giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và hộ gia đình trồng rừng để vừa đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp trong nước, vừa tăng giá trị gia tăng, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm, qua đó nâng cao tính cạnh tranh cho gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

    20:13, 10/03/2022

  • Nhiều dư địa xuất khẩu gỗ vào thị trường Hoa Kỳ

    12:00, 25/03/2021

  • Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép được xuất khẩu với mức thuế 0%

    11:34, 14/08/2020

  • Doanh nghiệp gỗ Việt "ngấm đòn" xung đột Nga - Ukraine

    03:11, 11/03/2022

  • VCCI Hải Phòng cùng doanh nghiệp gỡ khó

    16:55, 01/03/2022

  • Doanh nghiệp gỗ lo "lép vế"

    14:19, 18/12/2021

Từ khóa » Gỗ Phụ Liệu