Hình ảnh Con Voi Trong đời Sống Văn Hóa Người Việt
Có thể bạn quan tâm
Voi trong đời sống người dân Tây Nguyên
Voi đã trở thành người bạn thân thiết biểu tượng của sự giàu sang sung túc, là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù trưởng xưa. Ở đây người ta quan niệm rằng con voi là động vật đứng đầu trong các loài thú rừng. Từ trước đến nay chỉ có một loài vật tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi buôn làng hay mọi người, đó là loài voi.
Con voi đã đi vào đời sống và trở thành biểu tượng văn hoá của cao nguyên Đắc Lắc. Hình tượng con voi cũng đi vào sử thi, thần thoại như chuyện về thần Nguăch, chuyện voi bảy ngà, voi biết bay, sự tích con voi, nàng ngà voi, lấy chồng voi... Người dân ở Tây Nguyên trong tạo hình và kiến trúc dân gian con voi được chạm khắc trên xà nhà, cầu thang, đồ trang sức, công cụ lao động, trên thổ cẩm và cả trên nhà mồ. Ngà voi là thứ trang sức quý giá của các cô gái Tây Nguyên. Hình tượng con voi cũng đi vào các lễ hội, như lễ hội cúng bến nước, cúng sức khoẻ, ăn trâu hiến thần, mừng mùa hàng năm của cộng đồng. Hình tượng con voi được ghi trong trống đồng Tây Nguyên, trên cột lớn nhà dài hay tượng nhà mồ của các gia đình có thế lực.
Voi trong đời sống của các cộng đồng dân tộc dẫn rõ rằng không được đánh đập, nhục mạ voi. Khi voi mệt mỏi, ốm đau phải được chăm sóc, nghỉ ngơi và không được bóc lột sức lao động của voi quá mức. Phải ứng xử với voi như một thành viên trong cộng đồng… Người đồng bào M'Nông đã đưa vào Luật tục bảo vệ voi cho cộng đồng buôn làng, nó hình như cũng là tiếng nói chung cho cộng đồng trên cao Nguyên. Người dân Tây Nguyên khi vào mùa đều tổ chức các lễ hội đua voi, để vào mùa mới. Các dân tộc M'Nông, Êđê, Gia Rai. Lễ hội đua voi ngày nay cũng đã tổ chức khá ít, vì nhiều nguyên nhân như: Không gian vui chơi, lượng voi ít, quản tượng chạy theo thị trường. Thợ săn voi không có nghề, các chàng trai săn voi Buôn Đôn giờ ngồi trên lưng voi bị xích, chỉ huy nó đi một trăm mét tới, quay lại, đi một trăm mét về chỗ cũ.
Voi trong văn hóa người Việt
Trong truyền thuyết đầu tiên của người Việt có nhắc đến Voi chín ngà, là sính lễ mà Vua Hùng bắt buộc khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cầu hôn Mị Nương. Sử sách nhắc đến voi và thuần dưỡng voi là từ thời Hai Bà Trưng chống quân Hán và bà Triệu, họ đã dùng voi vào trong chiến trường đánh quân Ngô (con voi trắng một ngà). Voi được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng rất nhiều vào trong quân sự lẫn dân sự, voi nhà và voi rừng chiếm tỉ lệ nhiều. Đến thời Quang Trung voi là một trong những chiến binh cừ khôi nhất, giúp nhà vua đánh Chúa Trịnh dẹp Chúa Nguyễn, đánh ngoại bang quân Thanh, quân Xiêm.
Voi là loài thú được nghệ thuật Việt thể hiện đậm nét và lâu dài, được nghệ thuật tạo hình Việt đặc biệt lưu tâm. Trong từ văn hóa Đông Sơn, cách đây trên dưới hai nghìn năm, người ta đã tìm thấy những con voi trong di chỉ Làng Vạc (Nghệ An) làm đế cho một cây đèn nhiều đĩa, nhiều tầng, voi còn thể hiện trên trống đồng Đông Sơn, trên chiếc dao găm đồng, trên đốc là một tượng voi, ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Voi voi còn xuất hiện dưới dạng đồ họa. Những chiếc thạp hoa nâu vẽ chiến binh cưỡi voi và ngựa xông pha trận mạc trong văn hóa thời Lý - Trần, Thời Lê sơ và Lê Trung Hưng, voi xuất hiện nhiều hơn trên gốm, đồng, đá.
Từ khóa » Hình Con Voi Có Ngà
-
Hình Tượng Con Voi Trong Văn Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
1000+ Ngà Voi & ảnh Con Voi Miễn Phí - Pixabay
-
100+ Hình ảnh Con Voi Có Ngà
-
Ảnh Hiếm Về Loài Voi Có Ngà To Như Voi Ma Mút Cổ đại - ThienNhien.Net
-
Vì Sao Voi Có Ngà? Ngà Voi Thực Chất Là Gì
-
Ý Nghĩa Con Voi Trong Phong Thủy - Thế Giới Đồ Gỗ Thiên Phát
-
Tượng Voi Chưa Có Ngà - Phong Thủy Bát Tự
-
Những Hình ảnh Cuối Cùng Về “voi Nữ Hoàng” Có đôi Ngà Khổng Lồ ở ...
-
Một Trong Những Con Voi Ngà Dài Cuối Cùng Của Châu Phi Qua đời
-
Vai Trò Của Con Voi Trong Phong Thủy - Tượng Gỗ
-
Nói Không Với Ngà Voi | WWF