Nói Không Với Ngà Voi | WWF

Toggle navigation WWF
  • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn
    • Cơ chế Giải quyết Khiếu nại
  • Hoạt động
    • Rừng
    • Đại dương
    • Nước ngọt
    • Động vật Hoang dã
    • Khí hậu và Năng lượng
    • Thực phẩm
    • Tài chính Bền vững
    • Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
  • Tin tức
    • Cập nhật mới nhất
    • Câu chuyện của chúng tôi
    • Ấn phẩm
    • Đăng ký nhận bản tin
  • Tham gia
    • Đối tác
    • Tình nguyện viên
    • Việc làm
    • Panda Labs
  • ×
  • vi
    • English
    • Vietnamese
  • Hãy hành động!
  • Liên hệ
  • Hoạt động
  • Động vật Hoang dã
  • Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp
  • Nói không với ngà voi

The WWF is run at a local level by the following offices...

  • WWF Global
  • Adria
  • Argentina
  • Armenia
  • AsiaPacific
  • Australia
  • Austria
  • Azerbaijan
  • Belgium
  • Bhutan
  • Bolivia
  • Borneo
  • Brazil
  • Bulgaria
  • Cambodia
  • Cameroon
  • Canada
  • Caucasus
  • Central African Republic
  • Central America
  • Chile
  • China
  • Colombia
  • Croatia
  • Democratic Republic of the Congo
  • Denmark
  • Ecuador
  • European Policy Office
  • Finland
  • France
  • Gabon
  • Germany
  • Greater Mekong
  • Greece
  • Guianas
  • Hong Kong SAR
  • Hungary
  • India
  • Indonesia
  • Italy
  • Japan
  • Kenya
  • Korea
  • Laos
  • Latvia
  • Madagascar
  • Malaysia
  • Mediterranean
  • Mexico
  • Mongolia
  • Mozambique
  • Myanmar
  • Namibia
  • Nepal
  • Netherlands
  • New Zealand
  • Norway
  • Pakistan
  • Papua New Guinea
  • Paraguay
  • Peru
  • Philippines
  • Poland
  • Portugal
  • Regional Office Africa
  • Romania
  • Senegal
  • Serbia
  • Singapore
  • Slovakia
  • Slovenia
  • South Africa
  • South Pacific
  • Spain
  • Suriname
  • Sweden
  • Switzerland
  • Tanzania
  • Thailand
  • Turkey
  • Uganda
  • Ukraine
  • United Arab Emirates
  • United Kingdom
  • United States
  • Vietnam
  • Zambia
  • Zimbabwe
© WWF-Viet Nam
  • Hoạt động
  • Động vật Hoang dã
  • Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp
  • Nói không với ngà voi

Voi là một loài động vật thông minh và giàu cảm xúc. Chúng có hành vi và khả năng biểu cảm gần giống con người nhất. Chúng có tập tính xã hội cao – gắn kết sâu sắc, thân tình với đồng loại. Voi biết yêu thương, che chở, giận dữ và nhớ lâu. Sự hung hãn của những con voi độc đàn cũng bắt đầu từ sự cô độc. Cũng như chúng ta cần sống trong gia đình, voi cần sống theo đàn thường là một gia đình với 3 thế hệ - voi bà, voi mẹ và voi con. Đã bao giờ bạn vô tình hay hữu ý làm chúng tan đàn …

Thời đại của chúng ta đã phải chứng kiến sự chia tay vĩnh viễn với nhiều loài thú lớn. Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác một sừng Ja-va cuối cùng. Hổ Đông Dương ở Việt Nam cũng coi như bị tuyệt chủng về mặt sinh thái. Còn voi thì sao?

Nước ta đang cùng lúc gồng mình với sứ mệnh hai trong một. Mọi nỗ lực đang được huy động để cứu những đàn voi cuối cùng đang bị suy giảm về số lượng và sống rải rác ở nhiều mảnh rừng trên cả nước. Song hành với những nỗ lực này là trách nhiệm giảm cầu tiêu thụ ngà voi xuống bằng không để cứu những đàn voi châu Phi đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Việt Nam đang hiện diện trên bản đồ tiêu thụ ngà voi bất hợp pháp của thế giới như là một điểm nóng, một thị trường tiêu thụ và trung chuyển.

Câu chuyện tưởng như bao đồng này lại có thể giải quyết được bằng hành động của mỗi chúng ta. Chỉ cần bạn dừng lại, lắng nghe những câu chuyện chúng tôi sắp kể về voi.

Ngày 12 tháng 8 là Ngày Quốc tế Bảo tồn Voi, nhưng có thể trở thành một ngày kỷ niệm một loài đã từng có mặt trên trái đất. Hãy đồng hành cùng chúng tôi, không chỉ ngày hôm nay. Chúng tôi cần bạn, cần bạn hành động mỗi ngày trong năm.

© Julia Thiemann / WWF-Germany

VOI CÓ THỂ BỊ TUYỆT CHỦNG NGAY TRONG THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA Chưa bao giờ voi gặp nhiều nguy hiểm như bây giờ, ngay cả trong thời kỳ cướp bóc công nghiệp dưới chế độ thuộc địa hay các phong trào Độc lập châu Phi và châu Á hỗn loạn gây ra cuộc bùng nổ săn trộm voi vào những năm 1970. Chỉ trong 30 năm trở lại đây, mỗi năm có hơn 20,000 cá thể voi ở Châu Phi bị giết để lấy ngà. Sự giàu có của thị trường châu Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam đang tạo ra cơn khát các sản phẩm từ ngà voi và nhanh chóng đẩy loài thú trên cạn lớn nhất còn sót lại đến bờ vực tuyệt chủng. Trong khi đó, quần thể voi hoang dã ở Việt Nam đã mất trên 90% chỉ trong 40 năm qua. Giờ chỉ còn lại dưới 100 cá thể.

© WWF-US / Deborah Gainer

MÁU NGÀ! Phía sau các sản phẩm ngà voi được người tiêu dùng gắn cho các tính từ “quyền lực”, “may mắn”, “đẹp như vàng trắng” là Máu. Voi có thể bị những kẻ săn trộm giết, bị nhóm tội phạm có tổ chức dùng súng máy thảm sát hàng loạt hoặc dùng lưỡi cưa máy để lấy ngà ngay khi còn sống. Mỗi năm, có khoảng 100 kiểm lâm viên hy sinh trong khi bảo vệ rừng, bảo vệ voi.

© Martin Harvey / WWF

Tổ chức FATF, một tổ chức liên chính phủ chuyên theo dõi vấn đề rửa tiền, mô tả việc buôn lậu động vật hoang dã là “mối đe dọa toàn cầu” có liên hệ với các tội phạm có tổ chức khác như chế độ nô lệ hiện đại, buôn ma túy và buôn bán vũ khí. Báo cáo cho biết doanh thu từ việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ước tính lên tới 23 tỷ USD mỗi năm và điều tra tài chính là chìa khóa để triệt phá các tập đoàn có liên quan cũng như các hoạt động tội phạm. Tổ chức cũng vừa công bố tài liệu hướng dẫn các quốc gia về các biện pháp chống rửa tiền từ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

© WWF / Folke Wulf

Đặc biệt, sự lây truyền bệnh từ động vật hoang dã sang người trong đó có COVID-19 thúc giục các Chính phủ cần mạnh tay chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và phải đảm bảo rằng động vật hoang dã được buôn bán một cách hợp pháp, an toàn với sức khỏe con người và bền vững.

© WWF-Indonesia / Chairul Saleh

Luật pháp Việt Nam quy định voi là loài được bảo vệ nghiêm ngặt. Mọi hành vi mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, chế tác, quảng cáo các sản phẩm từ voi, đặc biệt là ngà voi đều vi phạm pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi năm 2017, các vi phạm trên có thể bị xử tù đến 15 năm và phạt tiền đến 15 tỷ đồng.

© naturepl.com / Anup Shah / WWF

Bất chấp những chế tài xử phạt nghiêm khắc của các chính phủ, việc mua bán bất hợp pháp vẫn diễn ra sôi động. Chân dung khách hàng người Việt có khả năng mua ngà voi, theo một nghiên cứu, phủ một dải khá rộng bao gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 18 đến 60+, có mức thu nhập từ trung bình trở lên và đều có học thức. Bạn có thấy mình trong đó?

© WWF-Hongkong

Theo một báo cáo gần đây nhất của TRAFFIC, có hơn 2,300 mặt hàng ngà voi bị rao bán trái phép chỉ trong vòng 5 ngày trên các kênh Facebook, Twitter và Instagram của ba nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Đáng tiếc thay, Việt Nam còn là thị trường lớn nhất với nhiều mẫu mã nhất. Các mặt hàng bao gồm các khúc ngà voi, đồ trang sức và đồ trang trí bằng ngà voi. Ngoài các kênh online, sản phẩm ngà voi còn được mua bán trực tiếp qua các cá nhân, bày bán ở các cửa hàng trong chợ hoặc các cửa hàng lưu niệm. Đặc biệt có những ngôi làng, khu phố tập trung bán các loại mặt hàng này.

© WWF-Viet Nam

Bên cạnh việc cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, Việt Nam còn là thị trường trung chuyển cho thị trường Trung Quốc. Ngoài việc nhập hàng trái phép từ các nước châu Phi, người Việt Nam còn lợi dụng mua hàng hợp pháp ở Thái lan và đưa trái phép vào Việt Nam. Là người tiêu dùng, bạn cũng rất dễ vi phạm pháp luật vì hành vi tương tự, mua một chiếc nhẫn ngà voi ở Thái lan hợp pháp nhưng mang về Việt Nam lại là hành vi vi phạm pháp luật.

© James Morgan / WWF © WWF-Viet Nam

Từ khóa » Hình Con Voi Có Ngà