Hình ảnh Dính Thắng Lưỡi ở Trẻ Qua Góc Nhìn Thực Tế - Fitobimbi

Dính thắng lưỡi là tình trạng thường gặp ở trẻ. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến hệ lụy nguy hiểm. Dưới đây là hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ mà mẹ có thể nhận biết dị tật này từ sớm.

  • Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ

Khi bị dính thắng lưỡi, trẻ nhỏ sẽ có những triệu chứng sau:

  • Dây thắng lưỡi bị ngắn, làm hạn chế cử động của lưỡi
  • Đầu lưỡi không thể thè ra ngoài môi
  • Đầu lưỡi không đưa lên vòm họng
  • Đầu lưỡi có hình trái tim khi trẻ bật khóc
  • Lười của trẻ không đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1-2mm

Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Để biết tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ, phụ huynh có thể dựa vào những hình ảnh dưới đây.

Hình ảnh dính thắng lưỡi giúp mẹ nhận biết bệnh
Hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi cho thấy bé trai nhiều hơn bé gái
Hình ảnh phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ
Phẫu thuật dính thắng lưỡi thường không quá nguy hiểm
Dính thắng lưỡi khiến bé gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt

Dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không

Ngoài dấu hiệu kể trên mẹ bỉm có thể dựa vào hình ảnh dính thắng lưỡi để nhận biết bệnh. Theo các chuyên gia, tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như:

  • Gặp khó khăn khi bú: Dính thắng lưỡi khiến trẻ không thể ngậm vú đúng cách. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ khóc, cắn mẹ thay vì mút vú. Nếu để kéo dài bé sẽ không đủ dưỡng chất cho sự phát triển bình thường
  • Răng cửa dưới bị thưa: Dính thắng lưỡi khiến hai răng hàm dưới hình thành khoảng trống. Đây là nguyên nhân khiến răng xô dạt và mất thẩm mỹ
  • Gặp khó khăn khi nói: Trẻ bị thắng lưỡi thường gặp khó khăn khi phát âm các chữ t, d, s, th, r,l, z. Đây là hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cách nói chuyện của bé sau này
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Theo các nghiên cứu khoa học thì trẻ dị tật thắng lưỡi thường gặp khó khăn khi phải dùng lưỡi làm sạch những mảnh vụn thức ăn. Đây là nguy cơ tăng các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
  • Khó khăn trong các hoạt động: Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn khiến trẻ bị khó khăn khi liếm môi, chơi nhạc cụ hơi,…

Cách điều trị dính thắng lưỡi cho bé

Thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian. Vì vậy khi bé lớn lên tật này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên một số trường hợp, thắng lưỡi sẽ vẫn tồn tại và gây thật nhiều phiền toái với trẻ. Do đó chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tìm cách khắc phục tình trạng dính thắng lưỡi cho bé từ sớm. Hiện tại có 2 cách điều trị tình trạng này.

Cắt thắng lưỡi

Là dạng phẫu thuật đơn giản bằng cách gây tê hoặc không. Bác sĩ sau khi kiểm tra thắng lưỡi sẽ dùng kéo vô trùng để cắt đầu lưỡi được tự do. Phương pháp này khá nhanh chóng và ít gây khó chịu vì phần thắng lưỡi không chứa nhiều dây thần kinh cũng như mạch máu.

Trường hợp xuất hiện máu chảy thường rất ít, chỉ 1, 2 giọt. Ngay sau phẫu thuật bé có thể bú mẹ. Các biến chứng của phương pháp này hiếm gặp. Tuy nhiên một vài trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng, tổn thương lưỡi, tuyến nước bọt hoặc thậm chí để lại sẹo.

Phẫu thuật cắt bỏ thắng lưỡi cho bé từ sớm

Tạo hình thắng lưỡi

Phương pháp này thường được khuyến cáo trong những trường hợp thắng lưỡi quá dày. Để tạo hình thắng lưỡi đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê toàn thân, giải phóng thắng lưỡi và khâu lại vết thương bằng chỉ tan.

Giống như cắt thắng lưỡi, phẫu thuật tạo hình cũng có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương lưỡi hoặc tuyến nước bọt.

Cách chăm sóc sau phẫu thuật thắng lưỡi

Sau khi phẫu thuật thắng lưỡi, trẻ sẽ xuất hiện những vệt màu trắng. Tuy nhiên lúc này phụ huynh không cần lo lắng bởi chúng sẽ hết sau khoảng vài tuần. Dưới đây là cách chăm sóc để bé có thể nhanh chóng hồi phục:

  • Không cho trẻ cắn, ngậm các vật chứng
  • Không cho con sờ vào vị trí vết thương, tránh bị nhiễm trùng
  • Vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé sau khi tập ăn và vận động lưỡi
  • Hãy cho bé uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng
  • Nếu sau phẫu thuật, con có biểu hiện bất thường như rỉ máu, đau đớn mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời

Bài viết trên đây đã cung cấp hình ảnh dính thắng lưỡi ở trẻ cũng như thông tin khách quan về bệnh lý. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ sớm nhận biết và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nên đọc thêm:

  1. Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không? Gợi ý địa chỉ cắt thắng lưỡi an toàn
  2. Chi phí cắt thắng lưỡi bao nhiêu? Phẫu thuật ở đâu là tốt?
  3. [Chuyên gia giải đáp] – Cắt thắng lưỡi muộn có sao không?

Từ khóa » Hình ảnh Các Bệnh Về Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh