Trẻ Bị Tưa Lưỡi: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách điều Trị

1. Bệnh tưa lưỡi là gì?

Có lẽ không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định về bệnh tưa lưỡi, đây là bệnh liên quan đến khoang miệng. Bệnh tưa lưỡi còn được biết đến với tên gọi là nấm miệng, tác nhân chính gây bệnh đó là một loại nấm có tên Candida Albicans.

Tưa lưỡi là bệnh liên quan đến khoang miệng, do nấm hoặc vi rút gây ra.

Tưa lưỡi là bệnh liên quan đến khoang miệng, do nấm hoặc vi rút gây ra.

Bệnh lý này thường xảy ra ở em bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, trong đó đa phần bệnh nhân là bé sơ sinh. Tưa lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của em bé, vì thế khi phát hiện ra bệnh cha mẹ cần đưa con đi khám và được điều trị sớm. Nếu không nấm sẽ lây lan rộng trong vòm họng, niêm mạc lưỡi và gây khó chịu cho em bé.

2. Dấu hiệu của trẻ bị tưa lưỡi

Để phát hiện và sớm điều trị cho con, cha mẹ cần nắm được một số dấu hiệu cơ bản khi trẻ bị tưa lưỡi. Dựa vào những dấu hiệu kể trên, chúng ta có thể xác định xem em bé có mắc bệnh nấm lưỡi hay không?

2.1. Khi bệnh mới hình thành

Khi bệnh mới xuất hiện, triệu chứng phổ biến nhất đó là rất nhiều chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi của trẻ. Chúng có kích thước tương đối nhỏ với hình tròn, lâu dần các chấm trắng này phát triển càng nhiều. Sau một thời gian mặt trên của lưỡi có một lớp trắng xóa bao phủ lên, lúc ấy tạo thành những mảng trắng.

Bên cạnh những dấu hiệu xuất hiện ở đầu lưỡi và toàn bộ bề mặt lưỡi của trẻ, cha mẹ cũng sẽ thấy con có nhiều biểu hiện lạ. Ví dụ như em bé rất hay quấy và khóc nhiều, ăn uống kém hơn và thường xuyên bỏ bú. Hiện tượng này xảy ra là do khi trẻ bị tưa lưỡi, lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, gắn chặt vào niêm mạc. Chúng khiến em bé bị đau và mất vị giác, khó nuốt.

Lớp màng trắng bám trên bề mặt lưỡi rất dai và chặt, vì thế chúng ta không thể loại bỏ chúng bằng cách cậy hoặc cạo đi. Ngược lại, chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi vì em bé có nguy cơ bị chảy máu, thậm chí là bị viêm nhiễm. Vì thế, cha mẹ cần hiểu được cách điều trị đúng và phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Khi trẻ bị tưa lưỡi có rất nhiều đốm trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi.

Khi trẻ bị tưa lưỡi có rất nhiều đốm trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi.

2.2. Khi bệnh phát triển nghiêm trọng

Nếu như cha mẹ không phát hiện sớm tình trạng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ thì bệnh sẽ biến chuyển nghiêm trọng hơn. Nấm gây bệnh có thể xâm nhập vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể, ví dụ như chúng tấn công vào hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa.

Khi bệnh lây lan tới hệ hô hấp qua cổ họng, thực quản, khí quản trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như: viêm phổi, viêm phế phản, thậm chỉ là bệnh nấm phổi. Ngoài ra nấm cũng tấn công vào hệ tiêu hóa thông qua dạ dày, hậu quả là trẻ bị bệnh tiêu chảy, cơ thể mất nước rất nhiều.

3. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh

Có thể nói hiện tượng trẻ bị tưa lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của em bé. Vì thế các bậc phụ huynh không giấu được sự lo lắng khi thấy con trẻ bị bệnh. Để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh nấm lưỡi, chúng ta cần nắm được những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh.

3.1. Do nấm hoặc vi rút gây bệnh

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến em bé bị bệnh nấm lưỡi đó là do sự tấn công của nấm hoặc vi rút. Dấu hiệu rất giống nhau, niêm mạc miệng, toàn bộ bề mặt của lưỡi có những mảng trắng, nhiều cha mẹ lầm tưởng đó chỉ là cặn sữa đông còn đọng lại nên khá chủ quan. Phân biệt cặn sữa: thông thường sau khi trẻ ăn sữa xong trong miệng trẻ hay xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng dễ bong và trôi theo nước hoặc trẻ nuốt nước bọt, không gây đau đó là cặn sữa.

Kèm theo mảng trắng trên lưỡi, em bé bị đau và nuốt khó cho nên thường xuyên quấy khóc, bỏ bú. Đặc biệt, nếu như vi rút là tác nhân chính gây bệnh thì cha mẹ sẽ thấy những vết loét xuất hiện trong miệng. Em bé cũng có một số hiện tượng khác như: sốt cao, hơi thở hôi,… Cha mẹ nên lưu ý để theo dõi và điều trị cho con kịp thời.

3.2. Do chăm sóc bé chưa đúng cách

Các em bé gần như không thể tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho nên cha mẹ cần chủ động chăm sóc con cẩn thận. Hiện tượng trẻ bị tưa lưỡi có thể là do sau khi cho con bú hoặc ăn dặm, cha mẹ không vệ sinh miệng cẩn thận.

Ngoài ra, trong giai đoạn bé ăn dặm, chúng ta cũng cần tìm hiểu những thực phẩm phù hợp với con. Một số em bé bị bệnh tưa lưỡi là do thức ăn không phù hợp với con hoặc bé phải ăn nhiều đồ cứng và quá khô.

Sau khi cho con bú, cha mẹ không vệ sinh miệng cẩn thận thì bé có nguy cơ bị nấm lưỡi rất cao.

Sau khi cho con bú, cha mẹ không vệ sinh miệng cẩn thận thì bé có nguy cơ bị nấm lưỡi rất cao.

3.3. Do lây bệnh từ mẹ

Bên cạnh những lý do kể trên, trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm lưỡi do lây bệnh từ mẹ. Ví dụ như người mẹ bị bệnh, sau khi em bé bú mẹ thì nấm gây bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con. Cha mẹ nên lưu ý những vấn đề này để hạn chế nguy cơ em bé bị mắc bệnh.

4. Cha mẹ học cách điều trị bệnh cho con

Nếu như trẻ bị tưa lưỡi mà không được điều trị sớm thì bệnh sẽ phát triển và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trên thực tế, việc điều trị bệnh khá đơn giản, các bậc phụ huynh có thể thực hiện ngay tại nhà cho em bé. Trong đó, phương pháp sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ đem lại hiệu quả tương đối cao.

Đầu tiên, chúng ta nên tìm mua các loại gạc rơ lưỡi đảm bảo chất lượng và không gây dị ứng cho bé. Khi thực hiện, cha mẹ sử dụng miếng gạc, cho vào nước muối sinh lý đã được pha loãng và từ từ vệ sinh khoang miệng cho con.

Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề, trước và sau khi rơ lưỡi cha mẹ nhớ rửa tay và dụng cụ rơ lưỡi thật sạch để đảm bảo vệ sinh, không tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể trẻ nhỏ. Trong quá trình vệ sinh khoang miệng, chúng ta thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương. Đặc biệt, bạn hãy cố gắng để bé không nuốt nước muối.

Cha mẹ nên lưu ý một số điều khi rơ lưỡi cho con.

Cha mẹ nên lưu ý một số điều khi rơ lưỡi cho con.

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như nystatin. Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt thường dùng khi bị nấm lưỡi. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nhiều trường hợp tưa lưỡi có biến chứng viêm miệng sẽ cần thuốc điều trị đặc hiệu.

Khi thấy hiện tượng trẻ bị tưa lưỡi, cha mẹ không nên chủ quan mà cần tăng cường chăm sóc và vệ sinh khoang miệng cho con để bệnh không phát triển thêm. Đặc biệt, chúng ta nên chủ động vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau khi bú và ăn dặm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng rằng bài viết này phần nào giúp cha mẹ biết cách điều trị bệnh nấm lưỡi cho trẻ nhỏ.

Từ khóa » Hình ảnh Các Bệnh Về Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh