Hình ảnh Người Lính Trường Sa, Hoàng Sa đi Vào đề Thi Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
Bước ra khỏi phòng thi sau 180 phút căng thẳng, nhiều thí sinh có tâm trạng thoải mái. Các thí sinh tỏ ra thích thú với đề thi văn gồm 10 câu hỏi, trong đó nhiều vấn đề thời sự được đề cập đến như biển đảo, hội chứng vô cảm.
Tại điểm thi ĐH Bách Khoa (Hà Nội), một số thí sinh ra sớm khi mới chỉ hết 2/3 thời gian làm bài. Các em chia sẻ rằng đề văn năm nay tương đối dễ, vừa sức và phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
Những thí sinh ra khỏi phòng thi đầu tiên tại điểm thi ĐH khoa học tự nhiên, Hà Nội. Ảnh: Ninh Thu |
Em Đỗ Thị Ngọc Mai (Hà Nội) cho biết: “Em thấy đề thi năm nay khá hợp lý, phần kiến thức trọng tâm chiếm nhiều điểm nhất nằm trong chương trình lớp 12. Do đã ôn tập kỹ ở trường, nên em làm khá tốt bài thi và hy vọng sẽ được điểm cao”.
Em Phương An ( học sinh trường Hoàng Văn Thụ - Hà Nội) nhận xét : “Theo em thì đề thi năm nay mang tính thời sự cao, câu hỏi nghị luận xã hội về kỹ năng sống khá khó nên em không lấy được nhiều dẫn chứng thực tế lắm. Nhưng em cũng tự tin mình làm tốt bài thi khoảng 70%.”
Tại điểm thi ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), sau khi kết thúc buổi thi, nhiều thí sinh nhanh chóng ra về, do không phải thi thêm môn buổi chiều. Các thí sinh ở lại trường buổi trưa được các tình nguyện viên phát những hộp cơm miễn phí đã chuẩn bị sẵn. Theo ghi nhận của phóng viên, thí sinh và người nhà đều có chỗ nghỉ ngơi chuẩn bị cho bài thi buổi chiều.
Tại điểm thi ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, thí sinh Ngô Minh Tuấn (THPT Trần Hưng Đạo), là thí sinh đầu tiên bước ra khỏi phòng thi, chia sẻ: "Đề văn năm nay rất hay nhưng em lại không viết được nhiều, em làm được khoảng 5 điểm, đủ điểm để tốt nghiệp".
Em Nguyễn Thị Huyền Trang (THPT Trần Hưng Đạo) khá lạc quan: “Em thấy đề văn tương đối dễ và vừa sức, bố cục của đề cũng dễ hiểu, đề có đan xen một vài yếu tố thời sự rất hay, em ôn khá “trúng tủ” và làm bài được khoảng 80%”.
Em Trần Thế Thái (THPT Lý Nhân, Hà Nam) chia sẻ: “Đề văn dễ, em thích nhất là câu nghị luận xã hội về ký năng sống, với lại mặc dù em chẳng ôn tác phẩm nào
Ở khu vực phía Nam, nhiều thí sinh tại một số địa điểm thi như ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn cho biết khá thích thú với những vấn đề đặt ra trong đề thi môn Ngữ văn năm nay.Bước ra khỏi các hội đồng thi, hầu hết thí sinh đều thở phào nhẹ nhõm với đề thi môn Văn năm nay. Hầu hết các thí sinh đều cho rằng đề thi không khó và không thách đố thí sinh. Bên cạnh đó, phần nghị luận xã hội và phần bài đọc đều đề cập đến những vấn đề rất gần gũi với học sinh. Tại hội đồng thi trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, thí sinh Phương Hà - học sinh trường THPT Trấn Biên (Biên Hòa- Đồng Nai) phấn khởi chia sẻ: Đề không khó, nhưng có câu em chưa kịp ôn vì phần ôn tập rất nhiều. Trong đề em thấy ấn tượng nhất là câu nghị luận xã hội "Rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức" bởi vấn đề đưa ra nó thiết thực với cuộc sống của chúng em. Trong bài làm của em, em đã đưa ra tầm quan trọng của cả kỹ năng sống và tích lũy kiến thức. Qua đó, em cho rằng nếu thiếu một trong hai đều không được bởi cả hai bổ sung cho nhau. Chúng ta không nên đề cao cái nào quan trọng hơn cái nào mà phải có cả hai và việc đó phải bổ sung, song hành với nhau.
Hầu hết các thí sinh đều rất phấn khởi vì đề Ngữ Văn không quá khó. |
Còn thí sinh Minh Tâm - trường THPT Gia Định, thì lại thấy thích thú với bài đọc hơn vì trong đó đề cập đến "Hội chứng vô cảm và căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm tin, nhất là nỗi đau của người khác...". Minh Tâm chia sẻ: Đề Văn thi năm nay còn dễ hơn đề Văn thi thử. Đề ra không khó và câu hỏi cũng rất cụ thể, rõ ràng. Trong tất cả các câu em thấy thích câu bài đọc hiểu nói về hội chứng vô cảm. Bởi khi đọc đoạn Văn em thấy rất nhiều cảm xúc và em thấy thích nhất đoạn trong đó có nói: Người ta chỉ lo túi tiền mình rỗng đi nhưng lại không lo tâm hồn mình đang bị vơi cạn, khô héo. Với đề văn này em nghĩ mình có thể làm được 6 -8 điểm.
Vấn đề vô cảm và kỹ năng sống được đưa vào đề thi môn Ngữ văn không bất ngờ với các thí sinh |
Tại hội đồng thi Trường Đại học Sài Gòn, khi vừa hết 2/3 thời gian nhiều thí sinh đã nộp bài về sớm. Nhiều thí sinh rất hào hứng với đề thi năm nay, đặc biệt câu hỏi cảm nhận về về người lính đảo từ đoạn thơ trong bài thơ “Hát về một hòn đảo” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thí sinh Cao Thị Hoài, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 6, thi tại Hội đồng thi Trường Đại học Sài Gòn, kể: Em thích nhất câu 4 trong phần I hỏi về tình cảm của chúng em với người lính đảo. Đây là câu hỏi hay, tạo nhiều hứng thú cho em khi làm bài. Câu hỏi đã giúp chúng em thể hiện tình cảm thương mến với những lính ngày đêm canh giữ biển đảo của Tổ quốc. Em thật sự cảm động về sự hy sinh cao cả của người lính.
Từ khóa » Hình ảnh Người Lính đảo Trường Sa
-
Hình ảnh Người Lính Gác đảo Trường Sa - Biểu Tượng Thiêng Liêng ...
-
Hình ảnh Chiến Sĩ Trường Sa Ngày đêm Canh Giữ Chủ Quyền Biển đảo
-
Vẻ đẹp Của Người Lính đảo Trường Sa - BaoHaiDuong
-
Phóng Sự ảnh: Tự Hào Lính đảo Trường Sa - Công An
-
Những Hình ảnh ấn Tượng Nhân 46 Năm Giải Phóng Trường Sa
-
Những Người Lính Trường Sa Một Lòng Sắt Son Với Đảng
-
Hình ảnh Người Lính Hiện Lên đầy Tự Hào Trong MV “Yêu Lắm Trường ...
-
Tổ Quốc Và Người Lính Trường Sa
-
Những Người Lính đảo - Trường THPT Tiên Lữ
-
[Photo] Nụ Cười Của Những Người Lính đảo Trường Sa Rắn Rỏi | Xã Hội
-
Những “người Lính” đặc Biệt Trên Quần đảo Trường Sa
-
Phút đời Thường Của Lính đảo Trường Sa
-
Cuộc Thi Viết Về Chủ Quyền: Lá Thư Từ Trường Sa - Báo Người Lao động