Tổ Quốc Và Người Lính Trường Sa
Có thể bạn quan tâm
Vui gì hơn bằng người lính tuyến đầu
Nếu trong chiến tranh, niềm vinh dự tự hào và đẹp đẽ nhất của người lính là trên trận tuyến đánh quân thù, thì trong thời bình cuộc đời đẹp nhất của các chiến sĩ Trường Sa là vững chắc tay súng canh biển trời Tổ quốc, đó là sứ mệnh thiêng liêng của người lính biển được Đảng tin tưởng, đơn vị giao phó, nhân dân tin yêu. Để có Trường Sa vững chãi như ngày hôm nay, bao tấm gương đã anh dũng ngã xuống. Chính sự hi sinh anh dũng của những người đi trước là lý tưởng sống đẹp cho thế hệ cán bộ chiến sĩ Trường Sa hôm nay noi gương tự hào và tiếp bước.
Cựu binh già đại úy Phạm Văn Minh - người đã hơn 13 năm lăn lộn xây những ngôi nhà trên đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Thị Tứ, Đá Tây quả quyết “Tôi sẵn sàng trở lại Trường Sa xây đảo khi Tổ quốc cần”, cựu binh trung tá Nguyễn Xuân Trình- nguyên là chiến sĩ đoàn tàu Đại Khánh chở nước ra Trường Sa xây đảo vào những năm 1988 tự hào “Trường Sa là máu thịt không tách rời của Tổ quốc Việt Nam.
Một thời trai trẻ đã qua, nhưng được cống hiến tiếp tục cho Trường Sa là một điều vinh dự”. Đó là những lời tâm huyết, là sự “truyền lửa” cho thế hệ cán bộ chiến sĩ Trường Sa hôm nay thêm vững vàng tay súng. Hạ sĩ Lê Văn Thắng ở phân đội bộ binh cơ giới đảo Sơn Ca thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng cách xung phong ở lại đảo tiếp tục cống hiến mặc dù đã hết nghĩa vụ quân sự. Thắng bảo “Chiến tranh hay thời bình nhiệm vụ nặng nề gian khổ bao giờ cũng đặt lên vai người lính. Tôi thấy mình đang sống những ngày đẹp đẽ nhất. Trường Sa đã tiếp cho tôi sức mạnh, đó là lòng dũng cảm và tinh thần thép. Sống ở Trường Sa tôi mới hiểu 2 tiếng Tổ quốc thiêng liêng và quí giá nhường nào. Nếu được chọn tôi xin dâng hiến sức trẻ cho Trường Sa. Với tôi còn gì đẹp, thiêng liêng và ý nghĩa hơn làm người lính tuyến đầu”.
Tiến bước dưới quân kỳ |
Và không chỉ có người lính hiện đang ở Trường Sa, mà cả những người chưa hề cầm súng và chỉ biết Trường Sa qua những câu chuyện kể cũng tự nguyện một lòng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Đó là Huỳnh Hoàng Sa - cô sinh viên quê ở Khánh Hòa đã 2 lần viết thư tình nguyện ra Trường Sa dạy học với chỉ có một ước nguyện nhỏ nhoi muốn dạy chữ cho các em học sinh. Hoàng Sa chia sẻ: “Em sẽ chẳng từ bỏ ý định ra Trường Sa dạy học. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết giành phần ai. Em chỉ muốn cống hiến một phần sức trẻ để đem cái chữ đến các em nhỏ đang khao khát kiến thức nơi tuyến đầu Tổ quốc. Trái tim em đã thuộc về Trường Sa từ lâu rồi”.
Sứ mệnh lính thời bình
Trên khắp dải đất Việt Nam, ở đâu có người dân ở đó có bóng hình Tổ quốc. Đối với những người lính Hải quân Trường Sa, DK1. Tổ quốc luôn thường trực trong tim họ. Mỗi hòn đảo nhỏ được thiên nhiên kiến tạo qua hàng ngàn năm lịch sử đã và đang được bao thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân Trường Sa đấu tranh gian khổ giữ gìn. Trong công cuộc đấu tranh gian khổ ấy, nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ đã ngã xuống. Xương của các anh thấm vào đảo nhỏ, máu của các anh hòa lẫn biển xanh, mộ của các anh là những ngọn sóng bạc đầu, tên của các anh tạc vào cột mốc chủ quyền Trường Sa được cả dân tộc Việt Nam vinh danh.
Nếu trong chiến tranh, người lính xông pha trên chiến trường phải đối diện trực tiếp với quân thù, giành giật từng tấc đất cho Tổ quốc và sự sống cho đồng bào, thì trong thời bình những người lính Trường Sa cũng đối mặt với bao cam go thử thách, khó khăn và hiểm nguy luôn cận kề. Dẫu công cuộc đấu tranh hôm nay không còn tiếng súng chiến tranh, người lính Trường Sa bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, nhưng chưa bao giờ gác súng. Bởi nơi ấy là tuyến đầu Tổ quốc, là hình hài dân tộc Việt Nam, là phần lãnh thổ thiêng liêng không tách rời dân tộc. Bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trọn vẹn yên bình là sứ mệnh của người lính hải quân thời bình. Sứ mệnh ấy vẻ vang nhưng cũng không kém phần gian khổ thầm lặng hi sinh, không chỉ có nụ cười mà có cả mất mát đau thương hi sinh xương máu.
Chào cờ đầu tuần ở đảo Nam Yết |
Đất nước ta 91 năm có Đảng soi đường, cách mạng Việt Nam hoàn toàn thắng lợi, dân tộc Việt Nam hoàn toàn hòa bình, nhân dân Việt Nam được ấm no hạnh phúc, bộ đội Hải quân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện đại chính quy. Hơn nửa thế kỷ qua, bộ đội Hải quân luôn vững vàng tay súng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang được Đảng giao phó, nhân dân tin cậy. Đỉnh cao của nhiệm vụ ấy là bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, để lớp lớp cán bộ chiến sĩ hôm nay và mai sau tiếp bước.
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, người lính hải quân luôn đồng hành cùng biển đảo. Ở nơi ngàn khơi ấy, các anh không một chút nghỉ ngơi, súng chắc trong tay canh biển trời Tổ quốc, bất kể đó là nắng hay mưa, ngày hay đêm, mùa biển lặng hay mùa bão tố.
* Bài viết nhân Kỷ niệm 46 năm giải phóng Trường Sa (29.4.1975-29.4.2021)
Từ khóa » Hình ảnh Người Lính đảo Trường Sa
-
Hình ảnh Người Lính Gác đảo Trường Sa - Biểu Tượng Thiêng Liêng ...
-
Hình ảnh Chiến Sĩ Trường Sa Ngày đêm Canh Giữ Chủ Quyền Biển đảo
-
Vẻ đẹp Của Người Lính đảo Trường Sa - BaoHaiDuong
-
Phóng Sự ảnh: Tự Hào Lính đảo Trường Sa - Công An
-
Những Hình ảnh ấn Tượng Nhân 46 Năm Giải Phóng Trường Sa
-
Những Người Lính Trường Sa Một Lòng Sắt Son Với Đảng
-
Hình ảnh Người Lính Hiện Lên đầy Tự Hào Trong MV “Yêu Lắm Trường ...
-
Hình ảnh Người Lính Trường Sa, Hoàng Sa đi Vào đề Thi Ngữ Văn
-
Những Người Lính đảo - Trường THPT Tiên Lữ
-
[Photo] Nụ Cười Của Những Người Lính đảo Trường Sa Rắn Rỏi | Xã Hội
-
Những “người Lính” đặc Biệt Trên Quần đảo Trường Sa
-
Phút đời Thường Của Lính đảo Trường Sa
-
Cuộc Thi Viết Về Chủ Quyền: Lá Thư Từ Trường Sa - Báo Người Lao động