Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Khiến Nhiều Mẹ Sửng Sốt - Eva
Có thể bạn quan tâm
Cuống rốn ở trẻ sơ sinh vốn là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Đến khi ra đời, trẻ phải mất một khoảng thời gian dành cho quá trình tự lành của rốn và rụng cuống rốn. Nhiễm trùng rốn là khi cuống rốn sau sinh bị nhiễm trùng, khu trú và lan rộng, không còn đơn thuần chỉ là ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp.
Rất nhiều trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu, rỉ dịch hôi, rỉ mủ do vùng sung huyết đã lan rộng ra thành bụng kèm phù nề. Việc nhận diện và biết cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, có mủ hay rỉ máu là vấn đề mà các ông bố bà mẹ nên đặc biệt lưu tâm.
Cuống rốn ở trẻ sơ sinh vốn là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Ảnh minh họa
Mẹ hoang mang trước hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Nguyên nhân rốn trẻ bị nhiễm khuẩn là do mẹ hoặc người chăm sóc không biết cách vệ sinh cuống rốn hàng ngày và thay băng rốn cho bé. Có thể do lúc tắm cho bé, nước tắm làm rốn bị ướt hoặc rau khi tắm xong, mẹ không vệ sinh khô cuống rốn cho bé.
Ngoài ra, việc băng kín suốt ngày đêm cũng khiến cho rốn của bé luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó thoát ẩm, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cha mẹ sử dụng một số cách dân gian như bôi, đắp lá, rắc phấn rôm…hoặc dùng chất lạ lên rốn trẻ sơ sinh, hoặc một số dụng cụ cắt rốn tại nhà không được vô trùng.
Dưới đây là một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ nên tham khảo:
Hình ảnh rốn bé sơ sinh bị nhiễm trùng rỉ máu. Ảnh minh họa
Hình ảnh rốn bé sơ sinh bị nhiễm trùng chảy mủ. Ảnh minh họa
Hình ảnh cuống rốn bé chưa rụng. Ảnh minh họa
Hình ảnh cuống rốn bé đã rụng đang bắt đầu khô và liền. Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn
- Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu tại rốn.
- Tại phần chân rốn của trẻ sơ sinh bị sưng và đỏ
- Vùng da xung quanh rốn bị đỏ
- Ở vùng rốn của trẻ có tiết ra một chất dịch mủ có mùi hôi hoặc rốn vẫn còn ướt sau khi rụng
- Một số dấu hiệu khác kèm theo: bé thở nhanh ( nhịp thở trên 60 lần/phút), trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé bị vàng da…
Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ
Khi quan sát thấy rốn trẻ sơ sinh có mủ, sưng đỏ, tiết dịch có mùi hôi thì điều đầu tiên là cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay. Tại đây, các bác sĩ sẽ lấy dịch mủ tại rốn trẻ để làm xét nghiệm nhằm phân loại vi khuẩn, vi trùng đang gây nhiễm trùng. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo mức độ bệnh.
Có 3 mức độ đánh giá vấn đề rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra gồm:
- Mức độ nhẹ: Chân rốn trẻ sơ sinh chỉ bị sưng, đỏ.
Biện pháp xử lý: Trẻ được cho uống thuốc kháng sinh kết hợp với vệ sinh tại vùng rốn bằng dung dịch cồn 70%.
- Mức độ trung bình: Phần chân rốn trẻ sơ sinh bị sưng, đỏ lan ra xung quanh với đường kính dưới 2cm và kèm theo các triệu chứng bị sốt, vàng da…
Biện pháp xử lý: Trẻ bắt buộc phải nhập viện, chích kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian điều trị trong khoảng 7 ngày.
- Mức độ nặng: Phần chân rốn trẻ sơ sinh bị sưng, đỏ lan ra xung quanh với đường kính rộng hơn 2cm và bắt đầu hoại tử dưới lớp da của trẻ. Một số triệu chứng đi kèm gồm sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
Biện pháp xử lý: Việc xử lý diễn ra khá phức tạp khi bác sĩ phải kết hợp chích kháng sinh để chữa nhiễm trùng rốn kết hợp điều trị các triệu chứng kèm theo. Thời gian điều trị thường kéo dài khoảng trên 14 ngày.
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn được áp dụng với những trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và trẻ đã rụng cuống rốn, rốn vẫn còn rỉ máu, tiết dịch hoặc nhiễm trùng.
- Chuẩn bị vật liệu cần thiết: dung dịch sát trùng (alcohol 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 - 3%), bông gòn hoặc que bông vô trùng, gạc vô trùng, kềm vô trùng, chén chun vô trùng.
- Các bước thực hiện chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
+ Rửa tay thật sạch trước khi chăm sóc rốn cho trẻ
+ Dùng 1 tay cầm gạc vô trùng để nâng dây rốn lên, quan sát phần dây rốn, chân rốn, mặt cắt cuống rốn và vùng da xung quanh để nhận diện xem có gì bất thường không như: dịch tiết mùi hôi, có mủ, máu, vùng da xung quanh rốn sưng đỏ.
+ Dùng que bông vô trùng và tẩm dung dịch sát trùng, chấm sạch các vị trí xung quanh vùng chân rốn ( bắt đầu từ phần chân rốn lên dây rốn), vị tí kẹp rốn, mặt cắt cuống rốn. Sau đó vệ sinh, khử trùng từ chân rốn sang vùng da xung quanh rốn trẻ.
Qúa trình rụng rốn bình thường của trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa
- Rốn trẻ sơ sinh thường rụng trong khoảng 7-10 ngày sau sinh, Trong vòng 15 ngày sau, cuống rốn phải liền hoàn toàn. Cha mẹ nên vệ sinh và chú ý vùng này cho đến khi rốn khô, cuống rốn rụng.
- Nếu rốn chưa rụng thì người tắm nên tắm kiểu “đầu” và “chân” để giữ vùng rốn không bị thấm nước.
- Mỗi ngày vệ sinh rốn khoảng từ 1-2 lần hoặc vệ sinh ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn.
- Quấn tã, mặc quần nên để hở rốn ra ngoài để không khí có thể lưu thông.
- Mẹ hạn chế đụng, sờ cuống rốn và vùng xung quanh để tránh rốn bị nhiễm trùng.
- Vẫn tiếp tục chăm sóc cho đến khi rốn không còn dịch tiết và phần chân rốn cho đến khi rụng.
7 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian Nhiều mẹ áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian vì chúng không chỉ rẻ tiền mà còn an toàn, không giống như thuốc kháng sinh có thể gây... Bấm xem >>Từ khóa » Hình ảnh Nhiễm Trùng Rốn Trẻ Sơ Sinh
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Giúp Mẹ Dễ Nhận Biết
-
Dấu Hiệu Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng | Vinmec
-
Nhận Diện Và Xử Trí Nhiễm Trùng Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bình Thường Và Cách Chăm Sóc - VNCARE
-
Hình Ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bình Thường & Quá Trình Rụng Rốn
-
[Nhiễm Trùng Rốn Sơ Sinh] Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - FaGoMom
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Và Cảnh Báo Cho Ba Mẹ?
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh
-
RÙNG MÌNH Trước Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Nhiễm Trùng
-
Bác Sỹ Khoa Nhi Nói Về Những Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Rụng ...
-
NHIỄM TRÙNG RỐN | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
CÁCH CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Nhiễm Trùng ở Trẻ Sơ Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia