Hình Ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bình Thường & Quá Trình Rụng Rốn
Có thể bạn quan tâm
- Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh
- Chức năng của dây rốn
- Quá trình rụng rốn
- Rốn bao lâu thì rụng?
- Bao lâu thì rốn lành hẳn?
- Lý do rốn của một số trẻ sơ sinh lâu rụng?
- Tại sao rốn trẻ lại có mùi hôi?
- Các bệnh lý thường gặp ở rốn của bé sơ sinh
- Biện pháp khắc phục tình trạng rốn của bé bị nhiễm trùng
Dây rốn là chính nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, sau khi sinh thì dây rốn sẽ không còn cần thiết nữa do đó trong vòng vài phút đầu sau khi sinh thì dây rốn của em bé sẽ được kẹp và cắt đi. Sau đó dây rốn sẽ bắt đầu khô và rụng dần, sau đây là quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh và hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường cho các mẹ bầu tham khảo.
Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh
Rốn của trẻ sơ sinh là một vết sẹo lõm có hình khuyên được hình thành khi dây rốn rụng. Rốn nằm giữa đường ngang qua 2 mào chậu và không có lớp mỡ dưới da. Cấu trúc của rốn gồm:
- Lớp biểu bì
- Mô liên kết dày đặc
Mô liên kết này sẽ trực tiếp nối liền với phúc mạc nằm ở ngay phía trong ruột. Phía dưới rốn có các mạng lưới động mạch, tĩnh mạch và mao mạch dồi dào.
Chức năng của dây rốn
Dây rốn chính là điểm nối giữa thai nhi và người mẹ, dây rốn được kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của thai nhi và đi đến nhau thai trong bụng mẹ, dây rốn bình thường có chiều dài trung bình vào khoảng 50 cm.
Dây rốn giúp thai nhi hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu. Dây rốn được cấu tạo từ:
- 1 tĩnh mạch mang máu chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ đến cho thai nhi qua nhau thai
- 2 động mạch mang máu và các chất thải từ thai nhi như carbon dioxide trở lại nhau thai
Những mạch máu này được bao bọc bởi một lớp sáp gọi là thạch Wharton. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, nhau thai sẽ truyền kháng thể từ người mẹ đến thai nhi thông qua dây rốn. Những kháng thể này cung cấp khả năng miễn dịch một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh cho bé. Tuy nhiên, dây rốn chỉ có thể truyền được các kháng thể mà mẹ đã có sẵn.
Quá trình rụng rốn
Ngay sau khi bé chào đời, các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ kẹp dây rốn cách khoảng 3 đến 4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp nhựa. Sau đó đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, về phía nhau thai và dây rốn sẽ được cắt ở trong khoảng giữa hai kẹp, để lại một gốc rốn dài khoảng 2 – 3cm trên bụng của trẻ sơ sinh.
Do dây rốn vốn không có dây thần kinh nên khi cắt sẽ không gây đau đớn cho em bé cũng như sản phụ.
Rốn bao lâu thì rụng?
Lúc đầu, dây rốn sẽ có màu vàng và sáng bóng. Nhưng khi rốn đã khô, nó có thể sẽ chuyển sang màu nâu hoặc xám hoặc thậm chí có thể là màu xanh. Sau khoảng 5 – 15 ngày sau khi sinh, gốc rốn của bé sẽ khô đi, biến thành màu đen rồi rụng xuống.
Bao lâu thì rốn lành hẳn?
Sau khi rốn rụng, thông thường sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn. Ở giai đoạn này, các bố mẹ cần phải giữ cho khu vực rốn và xung quanh được sạch sẽ và khô ráo, để tránh bị nhiễm trùng.
Nếu nhận thấy rốn của bé xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sau, thì bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở Y tế để kiểm tra:
- Có máu ở đầu dây rốn
- Chất dịch có màu trắng hoặc vàng
- Xung quanh dây rốn bị sưng hoặc đỏ
- Khu vực xung quanh dây rốn khiến trẻ dễ bị đau
Lý do rốn của một số trẻ sơ sinh lâu rụng?
Thông thường rốn của các trẻ sơ sinh sẽ trong vòng 7 – 10 ngày đầu sau khi sinh, nhưng một số trường hợp đặc biệt nếu bé bị chồi hạt rốn hay các mạch máu rốn bị chậm khô thì sẽ dẫn đến bị chậm rụng rốn và thường sẽ rụng sau 3 tuần.
Chính vì thế, nếu sau 10 ngày mà cha mẹ thấy rốn của bé vẫn chưa rụng thì không cần phải quá lo lắng mà hãy vệ sinh và chăm sóc rốn hàng ngày cho bé thật kỹ và theo dõi sát sao để có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có.
Thông thường thì trước khi rụng, phần chân rốn có thể rỉ chút dịch ướt, dịch có thể có chút màu nâu do bị dính một ít máu đông ở mặt cắt của cuống rốn nhưng tuyệt đối không có mủ xanh hoặc vàng, rốn không có mùi hôi thối và xung quanh chân rốn cũng sẽ không bị sưng đỏ, bé không bị sốt và các hoạt động bú ngủ vẫn diễn ra bình thường. Các mẹ cần phải để rốn được mở thoáng, không nên băng rốn. Vệ sinh rốn cho bé hàng ngày, chú ý vùng chân rốn và lau khô, để thoáng. Việc vệ sinh rốn sẽ ảnh hưởng đến thời gian rụng nên để rốn của bé hở, để rốn tiếp xúc với không khí giúp rốn khô nhanh hơn và nhanh rụng hơn. Không được cố kéo dây rốn khi thấy rốn rụng chậm. Nếu thấy dây rốn của bé đã khô, các mẹ có thể cắt rốn bằng dao hoặc kéo vô khuẩn.
Tại sao rốn trẻ lại có mùi hôi?
Trong khoảng thời gian rốn của bé chưa rụng, rốn sẽ giống như một cánh cửa chưa được đóng, nếu không được vệ sinh một cách cẩn thận đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Nhiễm trùng rốn cũng là nguyên nhân chính khiến cuống rốn của bé có mùi hôi, ngoài ra rốn có mùi hôi còn có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề thường gặp như:
- Nhiễm khuẩn rốn: Rốn rụng muộn, ướt và có mùi hôi. kéo dài một thời gian có thể bị sưng tấy và sinh ra mủ. Nếu nghiêm trọng, bé có thể bị tấy quanh rốn hoặc chướng bụng và bị rối loạn tiêu hóa.
- Hoại tử rốn: Tình trạng này có thể diễn ra trước hoặc sau khi nhiễm khuẩn rốn. Thường gặp khi rốn rụng sớm, sau đó rốn bị sưng đỏ hoặc bầm tím và chảy nước mủ, đôi khi có máu kèm theo mùi hôi. Các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất, bởi nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến việc nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.
- Viêm rốn: Nếu rốn của bé có mùi hôi, kèm theo các triệu chứng như phù nề, chảy mủ vàng và lâu rụng thì rất có thể rốn đã bị viêm. Thường khi bị viêm rốn, các bé còn bị sốt nhẹ và quấy khóc.
Viêm mạch máu rốn: Mạch máu rốn gồm có 1 tĩnh mạch và 2 động mạch có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng cho bé khi còn trong bụng mẹ. Khi bé đã sinh ra, các mạch máu này cần phải có thời gian để xơ hóa và tiêu biến. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào rốn và vào sâu bên trong mạch máu gây viêm nhiễm (viêm tĩnh mạch rốn và viêm động mạch rốn).
Các bệnh lý thường gặp ở rốn của bé sơ sinh
- Thoát vị rốn
Đây là tình trạng bé bị khiếm khuyết một phần cơ thành bụng dẫn đến một phần quai ruột sẽ chui ra chỗ khuyết đó và tạo nên một khối phồng. Khối phồng này sẽ trở nên to hơn khi bé khóc hoặc vặn mình và nhỏ lại khi bé nằm yên.
Thoát vị rốn thường gặp trong một số hội chứng và bệnh lý như: Down, MPS, HC Beckwith-Wiedemann, suy giáp. Trẻ em thường ít bị thoát vị rốn nghẹt và hầu hết thoát vị rốn đóng tự nhiên.
- Rốn bị chảy máu
Các mẹ sẽ thấy giữa cuống rốn đã khô và chân rốn bị rỉ một vài giọt máu màu đỏ tươi hoặc màu đỏ gạch (đa số là đỏ gạch). Chảy máu nếu do cọ xát bỉm hoặc tã vào cuống rốn thì sẽ tự cầm được hoặc cầm sau khi ấn nhẹ vùng rốn bằng gạc sạch. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy nhiều hoặc chảy máu rỉ rả thì các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện sớm nếu có các bệnh lý gây chảy máu rốn.
Biện pháp khắc phục tình trạng rốn của bé bị nhiễm trùng
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố có 3 mức độ của tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh cùng với các cách điều trị khác nhau, gồm:
- Mức độ nhẹ
Chân rốn của bé thường chỉ bị sưng hoặc tấy đỏ chứ không tiết dịch mủ.
Biện pháp xử lý: cho bé uống thuốc kháng sinh và vệ sinh vùng rốn bằng cồn 70 độ.
- Mức độ trung bình
Phần chân rốn của bé sẽ xuất hiện các vết sưng, đỏ tại rốn có đường kính khoảng 2cm và kèm theo là hiện tượng sốt, vàng da…
Biện pháp xử lý: đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Thông thường bé sẽ được điều trị khỏi hẳn hoàn toàn là trung bình trong vòng 7 ngày.
- Mức độ nặng
Phần chân rốn của bé sẽ bị sưng đỏ và lan ra cả xung quanh với đường kính lớn hơn 2cm , ngoài ra sẽ bắt đầu có hiện tượng hoại tử dưới lớp da kèm theo một số triệu chứng như sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết.
Biện pháp xử lý: đưa bé tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, kết hợp tiêm kháng sinh và điều trị các triệu chứng kèm theo cho trẻ. Thời gian điều trị cho mức độ nặng thường là trên 14 ngày.
Vừa rồi là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và những dấu hiệu khi rốn cảu bé bị nhiễm trùng mà các ba mẹ cần nắm rõ. Khi cơ thể của bé xuất hiện các tình trạng này, tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Chia sẻ
- Đã sao chép
Từ khóa » Hình ảnh Nhiễm Trùng Rốn Trẻ Sơ Sinh
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Giúp Mẹ Dễ Nhận Biết
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Khiến Nhiều Mẹ Sửng Sốt - Eva
-
Dấu Hiệu Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng | Vinmec
-
Nhận Diện Và Xử Trí Nhiễm Trùng Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bình Thường Và Cách Chăm Sóc - VNCARE
-
[Nhiễm Trùng Rốn Sơ Sinh] Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - FaGoMom
-
Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiễm Trùng Và Cảnh Báo Cho Ba Mẹ?
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh
-
RÙNG MÌNH Trước Hình ảnh Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Nhiễm Trùng
-
Bác Sỹ Khoa Nhi Nói Về Những Bất Thường ở Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Rụng ...
-
NHIỄM TRÙNG RỐN | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
CÁCH CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Nhiễm Trùng ở Trẻ Sơ Sinh - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia