Hình ảnh Trăng Hai Bài Thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) Của Hồ Chí ...
Có thể bạn quan tâm
Lời giải của Tự Học 365
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung.
2. Phân tích
2.1 Hình ảnh trăng trong thi ca: trăng là đề tài muôn thuở của thi ca, nhưng với mỗi tác giả trăng lại hiện lên với một dáng vẻ, mang một tâm tư, quan điểm riêng.
Học sinh lấy một vài câu thơ viết về trăng đã học.
2.2 Trăng trong hai bài thơ: Ngắm trăng – Hồ Chí Minh và Ánh trăng – Nguyễn Duy
a. Ngắm trăng – Hồ Chí Minh
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và bài thơ
* Tình yêu thiên nhiên của tác giả- Nhan đề “Vọng nguyệt” đã là một hành động thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên.
- Người xưa vọng nguyệt phải có rượu, hoa và bạn hiền.
- Nay Bác ở trong hoàn cảnh:
+ Ngục trung: bị giam cầm
+ Không có rượu, không có hoa, cũng chẳng có bạn hiền.
+ Tâm trạng bối rối trước ánh trăng quá đẹp.
+ Người tù vẫn không thể từ chối ánh trăng.
Người vẫn ngắm trăng quên đi hoàn cảnh tù đày.
- Trăng và con người hòa vào nhau.
=> Con người và thiên nhiên hòa vào nhau vượt qua mọi thiếu thốn
* Tâm hồn người nghệ sĩ
- Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên -> quên mất mình đang là một người tù.
- Tâm hồn chiến sĩ, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh tù đày.
- Tâm hồn nghệ sĩ khao khát tự do: bị giam cầm và tra tấn về thể xác nhưng với hành động ngắm trăng, Bác đã khẳng định: nhà lao không thể cầm tù Người về mặt tinh thần.
b. Ánh trăng – Nguyễn Duy
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
* Con người và vầng trăng trong quá khứ:
- “Hồi nhỏ”: -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm.
+ Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
+ Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
-> Đó là không gian của kỉ niệm -> ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn. Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng”:
+ Gợi lên cả một hiện thực chồng chất những gian khổ, hiểm nguy khi con người sống trong đạn bom, khói lửa, mất mát, hi sinh.
+ Gợi không gian núi rừng hẳn xa lạ với những con người lớn lên ở đồng, sông, bể.
+ Nhưng người lính không đơn độc trong thời gian “chiến tranh”, không gian “ở rừng”-> vì luôn có vầng trăng bầu bạn.
-> Suốt những năm tháng ấy, trăng đã thành người bạn thân thiết nhất, thành tri kỉ, tri ân của con người.
- Từ đó, vầng trăng từ “tri kỉ” đã thành “tình nghĩa”:
+ Đó là ẩn dụ cho nghĩa tình quá khứ.
+ Đó còn là ẩn dụ cho nhân dân, cho đồng đội.
-> Từ đó khẳng định mối liên hệ bền chặt, sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người.
-> Trước vầng trăng ấy, người lính ngỡ sẽ chẳng bao giờ quên, ngỡ sẽ gắn bó, thủy chung mãi mãi.
=> Hai khổ thơ đầu đã tái hiện hình tượng vầng trăng trong quá khứ trên suốt một chặng đường dài từ tuổi ấu thơ hồn nhiên đến khi trưởng thành, thành người lính. Trên suốt chặng đường ấy, trăng đã luôn là tri kỉ, tri ân của con người.
* Con người và vầng trăng trong hiện tại: (2 khổ tiếp)
Được mở ra bằng một điểm mốc thời gian đầy sức gợi:
- “Từ hồi về thành phố”:
+ Bản lề: khép lại một thời gian chiến tranh gian khó, mở ra những năm tháng hòa bình.
+ Đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời con người; họ đã đi qua chiến tranh để bước vào một cuộc sống đầy đủ hơn về tiện nghi, vật chất.
Ẩn dụ: “Ánh điện cửa gương”:
- Không gian sống, lối sống nơi phố thị đông đúc.
- Một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật chất.
-> Người lính bước ra từ chiến tranh đã thích nghi và quen với cuộc sống mới này.
Được tái hiện bằng một so sánh độc đáo: “như người dưng”
- Sự đổi thay đột ngột, bất ngờ trong mối quan hệ giữa con người và vầng trăng. Trăng xa cách với con người như một người dưng.
- Con người không cảm nhận được sự hiện diện của vầng trăng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Ánh sáng nhân tạo khiến họ xa lạ và quên mất vẻ đẹp của ánh trăng.
- Con người không chỉ mất đi cảm nhận về thiên nhiên mà còn đánh mất cả nghĩa tình sâu nặng trong quá khứ.
=> Gắn với hoàn cảnh sáng tác khổ thơ còn mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Đó là hình tượng những con người từng sống đẹp trong quá khứ gian khổ, khốc liệt của chiến tranh nay lại bị biến chất trong hòa bình. Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiến họ thờ ơ, dửng dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó.
Được đặt trong một cuộc hội ngộ đầy bất ngờ khiến con người thức tỉnh:
-“đèn điện tắt”:
+ Biến cố chân thực, thường thấy trong cuộc sống đô thị.
+ Cái lấp lánh của ánh điện, cửa gương biến mất, con người bị vây bọc trong căn phòng tối om, ngột ngạt.
+ Xóa đi những tiện nghi, vật chất mà vì nó con người xa lạ với vầng trăng.
- “bật tung cửa sổ”:
+ Hành động rất thực khi con người phải đối diện với căn phòng ngột ngạt, đầy bóng tối.
+ Gợi: Giây phút tâm hồn con người khao khát được thoát khỏi không gian tù túng, chật hẹp.
- “Đột ngột vầng trăng tròn”:
+ Đảo ngữ: Cảm giác ngỡ ngàng khi con người gặp lại vầng trăng.
+ Ấn tượng về vẻ đẹp của trăng: trăng đang độ tròn đẹp nhất; trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn ở rất gần, luôn chờ đợi dõi theo dù con người thờ ơ, dửng dưng.
=> Hai khổ thơ đã cho thấy và lí giải sự đổi thay của người lính trước và sau chiến tranh; từ đó tạo tình huống thức tỉnh tâm hồn họ.
* Sự thức tỉnh của con người:
Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:
- “Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
- Người “giật mình” -> thức tỉnh:
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.
->Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.
2.3 Nhận xét
- Giống nhau: lấy trăng làm trung tâm, qua đó bộc lộ tư tưởng tình cảm của các tác giả.
- Khác nhau:
+ Ngắm trăng cho thấy:
Tinh thần yêu thiên tha thiết của Bác
Không chỉ vậy còn cho thấy một tầm hồn lạc quan, ung dung của Người dẫu trong hoàn cảnh tù ngục.
+ Ánh trăng của Nguyễn Duy lại là ánh sáng của sự thức tỉnh. Qua hình ảnh trăng đã gửi gắm:
Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.
Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
3. Tổng kết
Từ khóa » Bài Thơ Có Hình ảnh ánh Trăng Của Bác
-
Sưu Tầm Một Số Bài Thơ Của Hồ Chí Minh Có Hình ảnh ánh Trăng. Em ...
-
Tìm Các Bài Thơ Về Trăng Của Bác Hồ - Hi Hi - HOC247
-
TRĂNG TRONG THƠ BÁC - Kho Bài Tập
-
Kể Tên Các Bài Thơ Có Hình ảnh Trăng Trong Thơ Của Bác Hồ - Selfomy
-
Kể Tên Những Bài Thơ Viết Về ánh Trăng Mà Em đã được Học. Nêu ...
-
Trăng Trong Thơ Bác - Top 1 Bài Viết ĐỘC ĐÁO Và HAY NHẤT
-
Trăng Trong Thơ Bác - Báo Nghệ An
-
Ghi Rõ đầu đề Và Câu Thơ Có Hình ảnh Của Trăng - Hoc24
-
Những Bài Thơ Về Trăng Hay Nhất - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Hãy Kể Tên Những Bài Thơ Viết Về Trăng Của Hồ Chí Minh Mà Em đã ...
-
Cảm Nghĩ Về Hình ảnh ánh Trăng Trong Câu Thơ Cuối Của Bài Thơ Rằm ...
-
ÁNH TRĂNG XUÂN TRONG THƠ BÁC HỒ