Hình Bình Hành Là Gì? Cách Tính Diện Tích Hình Bình Hành Nhanh Nhất

hinh-binh-hanh
Hình bình hành là hình tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau

Khái niệm về hình bình hành có lẽ chẳng còn xa lạ gì đối với mỗi người. Bởi cũng như hình tam giác, hình bình hành là một dạng hình học có trong chương toán phổ thông và được ứng dụng khớp nơi trong cuộc sống. Nếu bạn đã quên mất cách tính diện tích hình bình hành, hãy cùng HP Connect ôn lại trong nội dung bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

  • 1 Định nghĩa về hình bình hành
  • 2 Một số định nghĩa liên quan tới hình bình hành
  • 3 Công thức tính diện tích hình bình hành
  • 4 Hình bình hành có phải là hình chữ nhật không?

Định nghĩa về hình bình hành

Trong hình học Euclide hình bình hành chính là tứ giác có hai cạnh đối diện nhau song song với nhau. Có thể thấy, hình bình hành chính là một dạng rất đặc biệt của hình thang. Các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau và nó cắt cạnh còn lại của chính nó

Về tính chất trong bài học diện tích hình bình hành lớp 4 chúng ta có:

  • Trong một hình bình hành các cạnh đối bằng nhau.
  • Các cạnh đối của một hình bình hành sẽ song song với nhau.
  • Các góc đối của một hình bình hành bằng nhau. Hai đường chéo của hình bình hành đó sẽ cắt nhau tại trung điểm của chúng.
hinh-binh-hanh
Hình bình hành là hình tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau

Cách nhận biết một tứ giác có phải hình bình hành hay không:

  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Hình thang sẽ là hình bình hành khi có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành, hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.

>>> Bạn nên tham khảo thêm:

  • Hình thang là gì? Cách tính diện tích hình thang chuẩn xác nhất
  • Hình thoi là gì? Cách tính diện tích hình thoi và chu vi hình
  • Tam giác vuông là gì? Cách tính diện tích tam giác vuông chuẩn xác

Một số định nghĩa liên quan tới hình bình hành

Khi xem xét hình bình hành chúng ta cũng sẽ có một số định nghĩa nhất định. Định nghĩa này là bất biến và đã được chứng minh bởi các nhà toán học. Vậy, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các định nghĩa quan trọng đó:

  • Đường chéo hình bình hành: Đây là hai đường nối hai góc đối diện của hình bình hành với nhau. Chúng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và không vuông góc cũng không dài bằng nhau. Nếu như hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau nó sẽ trở thành hình chữ nhật và sẽ là hình thoi nếu như hai đường chéo đó vuông góc với nhau.
  • Trục đối xứng hình bình hành: Trong hình bình hành không tồn tại trục đối xứng.
  • Tâm đối xứng của hình bình hành chính là giao điểm của hai đường chéo.

Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành là một bài toán được học từ rất sớm ở phổ thông. Cho đến mãi về sau, chúng ta cũng vẫn sẽ ứng dụng công thức này vào trong đời sống. Nếu bạn lỡ quên mất công thức và muốn tính diện tích hình bình hành thì hãy để chuyên gia công nghệ HP Connect giúp bạn ghi nhớ lại nhé.

cong-thuc-tinh-dien-tich-hinh-binh-hanh
Cách tính diện tích hình bình hành chính xác

Công thức tính diện tích hình bình hành là: S = a x h

Trong đó S là ký hiệu của diện tích hình bình hành, a là độ dài cạnh đáy hình bình hành. Còn h là chiều cao của hình bình hành được kẻ từ đáy đến đỉnh của hình bình hành đó.

Ví dụ, chúng ta có hình bình hành ABCD với đáy a có độ dài 5cm, chiều cao 7cm. Khi đó, cách tính diện tích hình bình hành ABCD này như sau: S = 5 x 7 = 35cm2.

Ngoài công thức tính diện tích hình bình hành, chúng ta cũng cần lưu ý đến công thức tính chu vi của hình bình hành đó. Chu vi là độ dài bao quang hình bình hành, kết hợp với đặc điểm của hình chúng ta có:

Công thức tính chu vi hình bình hành là: C = (a+b) x 2

Trong đó C là ký hiệu chỉ chu vi của hình bình hành, a và b là độ dài hai cạnh kề nhau của hình bình hành đó. Ví dụ, chúng ta có hình bình hành ABCD với độ dài cạnh a là 5cm, cạnh b là 7cm. Lúc này, chúng ta có chu vi hình bình hành ABCD này là: C = (5+7) x 2 = 24cm.

Hình bình hành có phải là hình chữ nhật không?

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu hình bình hành có phải là hình chữ nhất hay không. Hình chữ nhật chắc chắn sẽ luôn là hình bình hành bởi đáp ứng đủ các tính chất của hình bình hành. Đó là có hai cạnh đối song song với nhau và hai góc đối bằng nhau. Còn hình bình hành thì chưa chắc đã phải là hình chữ nhật. Bởi vì hình bình hành không nhất thiết phải có 4 góc đều là 90 độ.

dau-hieu-nhan-biet-hinh-binh-hanh
Hình bình hành chỉ có thể là hình chữ nhật khi có 4 góc bằng 90 độ

Một hình bình hành chỉ có thể trở thành một hình chữ nhật nếu như có ít nhất 1 góc bằng 90 độ. Sự giống nhau của hình bình hành và hình chữ nhật đó là: Có hai cạnh đối song song với nhau và có kích thước bằng nhau, đều là hình tứ giác. Điểm khác nhau đó là: Hình chữ nhật có 4 góc đều là góc vuông, hình bình hành có 2 cặp góc khác nhau và không vuông góc. Hình bình hành các đường chéo không nhất thiết phải bằng nhau nhưng hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau

Như vậy, HP Connect đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình bình hành và cách tính diện tích hình bình hành này. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Từ khóa » Cạnh đáy Hình Bình Hành Là Gì