Hình Bình Hành Là Gì ? Định Nghĩa, Tính Chất Về Hình Bình Hành Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
1. Định nghĩa
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
Tứ giác ABCD là hình bình hành
2. Tính chất
Trong hình bình hành:
• Các cạnh đối bằng nhau.
• Các góc đối bằng nhau.
• Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O. Khi đó:
• AB = CD, AD = BC
•
• OA = OC, OB = OD
3. Dấu hiệu nhận biết
• Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
• Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
• Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
• Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
• Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Ví dụ 1: Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?
Hướng dẫn:
a) Tứ giác ABCD có AB = CD, BC = AD do đó ABCD là hình bình hành.
b) Tứ giác ABCD có do đó ABCD là hình bình hành.
c) Tứ giác ABCD có nên AB và CD không song song. Suy ra, ABCD không phải hình bình hành
d) Tứ giác ABCD có hai đường chéo là AC vad BD. AC giao BD tại O. Ta có: OA = OC, OB = OD nên ABCD là hình bình hành.
e) Tứ giác ABCD có nên AB song song với CD, mà AB = CD suy ra ABCD là hình bình hành.
4. Diện tích hình bình hành
Diện tích của hình bình hành bằng chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng của nó.
S = a.h
h: chiều cao của hình bình hành
a: độ dài cạnh đáy tương ứng
Cho hình bình hành ABCD, kẻ . Khi đó, AH là chiều cao của hình bình hành ứng với cạnh đáy CD. Diện tích hình bình hành ABCD là:
S = AH.CD
5. Chu vi hình bình hành
Chu vi của hình bình hành bằng tổng độ dài bốn cạnh của hình bình hành ( nói cách khác, chu vi hình bình hành bằng hai lần tổng độ dài một cặp cạnh kề nhau bất kì của hình bình hành.
P = a + a + b + b = 2(a + b)
Ví dụ 2: Cho hình bình hành có cạnh đáy bằng 12cm, cạnh bên bằng 7cm, chiều cao bằng 5cm. Hãy tính chu vi và diện tích của hình bình hành đó?
Hướng dẫn:
Chu vi của hình bình hành là:
P = 2( 12 + 7) = 38 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
S = a.h = 12.5 = 60 (cm2)
Xem thêm các bài công thức, định nghĩa, định lí quan trọng về Hình bình hành hay và chi tiết khác:
- Các dấu hiệu nhận biết Hình bình hành hay, chi tiết
- Cách tính Chu vi hình bình hành hay, chi tiết
- Cách tính Diện tích hình bình hành hay, chi tiết
- Hình thoi là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thoi chi tiết
- Các dấu hiệu nhận biết Hình thoi hay, chi tiết
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Các Góc đối Bằng Nhau
-
Hình Bình Hành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chứng Minh Tứ Giác Có Các Góc đối Bằng Nhau Là Hình Bình Hành
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành. Cách Chứng Minh Tứ Giác Là Hình Bình ...
-
Định Nghĩa, Tính Chất, Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Bình Hành Là Gì ?
-
Lý Thuyết Hình Bình Hành | SGK Toán Lớp 8
-
Lý Thuyết Về Hai Góc đối đỉnh | SGK Toán Lớp 7
-
Chứng Minh Tứ Giác Có Các Góc đối Bằng Nhau Là Hình Binh Hành
-
Phương Pháp Chứng Minh 2 Góc Bằng Nhau - Thủ Thuật
-
Lý Thuyết: Hình Bình Hành
-
Hình Bình Hành Là Tứ Giác Có Các Cạnh Dối Song ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Thoi, Hình Vuông, Hình Chữ Nhật, Hình Bình ...
-
Chứng Minh Hai Góc Bằng Nhau, Tính Số đo Góc Trong Hình Bình Hành
-
Chứng Minh Dấu Hiệu 4 Nhận Biết Hình Bình Hành4. Tứ Giác Có Các ...