Hình Chữ Nhật – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Hình chữ nhật | |
---|---|
Hình chữ nhật | |
Loại | tứ giác, hình bình hành, Hình Hộp |
Số cạnh và đỉnh | 4 |
Ký hiệu Schläfli | { } × { } |
Biểu đồ Coxeter | |
Nhóm đối xứng | Thị diện (D2), [2], (*22), order 4 |
Dual polygon | Hình thoi |
Tính chất | convex, isogonal, cyclic Opposite angles and sides are congruent |
Hình chữ nhật trong hình học Euclid là một hình tứ giác có bốn góc vuông.[1] Từ định nghĩa này, ta thấy hình chữ nhật là một tứ giác lồi có bốn góc vuông hay hình bình hành có một góc vuông.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Hình này được gọi là "hình chữ nhật" vì có hình dáng giống chữ 日 (Nhật) trong chữ Hán.
Tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]- Có tất cả các tính chất của hình thang cân và hình bình hành.
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, đồng thời tạo thành 4 tam giác cân.
- Nội tiếp đường tròn có tâm là tâm của hình.
Trong tích phân
[sửa | sửa mã nguồn]Trong toán học tích phân, tích phân Riemann có thể được xem là một giới hạn của tổng số các diện tích của nhiều hình chữ nhật với một chiều ngang cực nhỏ.
Diện tích hình chữ nhật
[sửa | sửa mã nguồn]Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài và chiều rộng:
(trong đó, hai cạnh đối và song song với nhau, chiều dài là a và chiều rộng là b)
Chu vi
[sửa | sửa mã nguồn]Chu vi hình chữ nhật bằng hai lần tổng chiều dài và chiều rộng của nó:
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
[sửa | sửa mã nguồn]- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Hệ quả
[sửa | sửa mã nguồn]- Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh đối diện và bằng nửa cạnh ấy thì đó là tam giác vuông.
- Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Từ điển toán học thông dụng, trang 316. Tác giả Ngô Thúc Lanh - Đoàn Quỳnh - Nguyễn Đình Trí. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2000
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hình chữ nhật.Bài viết liên quan đến toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào Sau đây
-
Câu 1: Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào Sau đây A. Có Các Cặp ...
-
[LỜI GIẢI] Đâu Không Phải Tính Chất Của Hình Chữ Nhật Hình Chữ Nhậ
-
Câu 2: Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào Dưới đây? A. Hai Cạnh ...
-
Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào Sau đây
-
Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào - Actech
-
Tính Chất Nào Không Phải Tính Chất Của Hình Chữ Nhật
-
Hình Chữ Nhật Không Có Tính Chất Nào
-
Hình Chữ Nhật Là Gì ? Định Nghĩa, Tính Chất Về Hình Chữ Nhật Chi Tiết
-
Khẳng định Nào Sau đây Là Khẳng định đúng Về Hình Chữ Nhật
-
Hình Bình Hành Không Có Tính Chất Nào Dưới đây? - HOC247
-
Tính Chất Hình Chữ Nhật? 4 Dấu Hiệu Nhận Biết HCN - GiaiNgo
-
Hình Bình Hành Ko Có Tính Chất Nào Sau đây?
-
Tính Chất Nào Sau đây Không Phải Là Tính Chất Của Hình Lăng Trụ đứng?
-
Hình Lăng Trụ Tam Giác đều Không Có Tính Chất Nào Sau đây? - Monica