Hình định Hướng Trong Nguyên Lý Thị Giác - MyThuatMS
Có thể bạn quan tâm
Hình định hướng trong nguyên lý thị giác
Từ hình vô hướng chúng ta làm quen với một lĩnh vực mới của ngôn ngữ tạo hình – Hình định hướng.
Như đã biết, hình vô hướng có cấu tạo đơn giản nhất. Người ta coi nó có sự phát triển thấp trong các nhóm hình thể của thế giới vật chất cũng như trong sự phản ảnh của tư duy thị giác.
Từ hình vô hướng – từ một chấm tròn nhỏ (một điểm) phát triển và lớn dần lên thành một hình tròn có một diện tích nhất định – nếu muốn làm cho hình thể này thay đổi, ta chỉ có thể bắt đầu tác động vào hình thể đó một lực theo một hướng nhằm làm cho nó chuyển động.
Tạo sự chuyển động vào hình thể đó với mục đích làm cho nó thay đổi và phát triển. Hình vô hướng khi được chịu một lực tác động vào sẽ trở thành hình định hướng. Lực đẩy càng mạnh, hình định hướng càng thay đổi khác hẳn với hình khởi đầu của nó tạo ra một chất lượng mới của mình.
Vấn đề bố cục:
Nếu chúng ta quan sát các nguyên lý về tương phản mà ta đã có dịp nghiên cứu ở các hình vô hướng thì ở đây xuất hiện một hình thái tương phản mới. Đó là cặp tương phản của “hình định hướng mạnh và hình định hướng yếu”. Định hướng mạnh – định hướng yếu được phân biệt bằng tương quan giữa chiều dài với chiều rộng của hình khi đặt chúng bên nhau.
Lĩnh vực hình định hướng đến đây cho ta một nhận thức mới về hình thể và chuyển động ở dạng hình đơn giản. Từ đây chúng ta có thể xây dựng các bố cục trên cơ sở đi tìm các chất liệu mới trong thiên nhiên, quan sát các chuyển động có các hình thể định hướng trong thế giới và môi trường nhân tạo và thiên tạo xung quanh ta.
Thí dụ minh họa hình định hướng theo các nguyên lý hàng lối, cân đối, tự do.
Nhóm A: Bố cục theo nguyên lý hàng lối
Từ hình vô hướng đến hình định hướng
Nhóm B: Bố cục theo nguyên lý cân đối
Nhóm C: Bố cục theo nguyên lý tự do
Ứng dụng chất trên bố cục tự do
Ứng dụng nghiên cứu thiên nhiên
Hướng đối lập:
Hình định hướng là một đường thẳng toán học, thực tế đó là một hình trừu tượng, một đường thẳng phát triển theo một hướng duy nhất (trục tung). Nếu bề rộng của đường thẳng này ngày càng nở ra cho đến khi bề dài và bề rộng của nó bằng nhau (trục tung – trục hoành) để tạo thành một hình vuông, lúc đó hình thể này mang một chất lượng mới là mặt phẳng.
Từ một đường thẳng (định hướng) do quá trình phát triển theo hướng đối lập để đi đến hình vuông là sự vận động có ý thức để ta tiến tới một phạm trù mới của tạo hình, hình định hướng trở thành hình có hướng đối lập. Mặt phẳng là nơi tiếp nhận đầy đủ sắc độ ánh sáng, cũng đồng thời là nơi có khả năng ổn định nhất khi ta thể hiện màu sắc. Khi ta chiếu vào một vật thể lồi lõm thì sắc độ màu ở chỗ cao, thấp có khác nhau; ngược lại trên amwtj phẳng do sự bắt sáng đều nhau sẽ làm cho màu sắc phát ra đúng với chất lượng ta mong muốn. Vì vậy, người ta còn gọi hình vuông là đặc trưng duy nhất của mặt phẳng, nơi diễn tả khả năng mạnh mẽ của màu sắc. Vậy màu sắc là gì? GOETHE – nhà đại văn hào Đức, người đã bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu lĩnh vực này nói: “Đó là sự thăng hoa và tàn lụi của ánh sáng”. Đại danh họa Leonard de Vinci xây dựng vòng màu hình lục giác. Ông định nghĩa: trắng là sáng; vàng là đất; xanh lá cây là nước; xanh lam là không khí; đỏ là lửa; đen là bóng tối. Có thể nói màu sắc là một phạm trù riêng không chỉ được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình, ánh sáng và sự sắp đặt màu luôn là đối tượng nghiên cứu khoa học. Thí dụ: vàng cộng trắng tạo đội nhìn rõ nhất. Xanh lá cây cộng đỏ tạo cảm giác khó nhận dạng bởi hai màu này luôn tranh chấp. Cũng vì lẽ đó mà màu vàng thường được sử dụng làm tín hiệu và biển báo cho an toàn lao động trong xí nghiệp. Người ta thường nói đến chất lượng, số lượng màu sắc, thực chất đó là tính tương quan khi xếp chúng cạnh nhau. Tỷ lệ diện tích khi đặt màu nọ cạnh màu kia sẽ tạo được sự hài hòa hay sự tương phản.
Từ định hướng chuyển thành đối lập
Bảng hình thể màu sắc
Bố cục theo vị trí của mặt phẳng
Minh họa một số nhóm bố cục hàng lối: chú trọng nhịp độ và sắc độ
Minh họa nhóm bố cục cân đối
Minh họa bố cục theo thể tự do
>>> Phân tích hình học trong thiết kế tạo hình
>>> Hình tượng tự nhiên trong thiết kế tạo hình
Từ khóa » Hình đối Lập Là Gì
-
Đường định Hướng Trong Bố Cục (Phần 2) - MyThuatMS
-
đối Lập Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Biện Pháp Tương Phản, đối Lập Là Gì?
-
Thế Nào Là Phép Tương Phản đối Lập Trong Nghệ Thuật - Hoc247
-
Mặt đối Lập Là Gì? Ví Dụ Về Mặt đối Lập - Luật Hoàng Phi
-
Đối Lập Là Gì Cho Ví Dụ
-
Sự đối Lập Là Gì - Học Tốt
-
Mặt đối Lập Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Phép Tương Phản đối Lập Là Gì - Thả Rông
-
Tương Phản Là Gì ? Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Tương Phản ? Ngữ ...
-
Phương Pháp Biện Chứng Và Siêu Hình Là Gì? Sự đối Lập Của Chúng
-
Mặt đối Lập Là Gì? - Học Luật OnLine