Hình Học 10/Chương I/§3. Tích Của Vectơ Với Một Số - VLOS

Bulbgraph.png Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực - Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông Hình học 10/Chương I/§3. Tích của vectơ với một số Từ VLOS < Hình học 10 Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này {\text{Ki hieu}}\ 2{\vec  a},\ -{\frac  {1}{2}}{\vec  a}\ {\text{co nghia gi?}}

Mục lục

  • 1 Lí thuyết
    • 1.1 Định nghĩa
    • 1.2 Tính chất
    • 1.3 Trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác
    • 1.4 Điều kiện để hai vectơ cùng phương
    • 1.5 Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương
  • 2 BÀI TẬP

Lí thuyết[sửa]

Hoạt động 1 Hình 13p1

Cho hai vectơ {\vec  a},{\vec  b} (hình 13p1).

1) Vẽ vectơ {\vec  c} biết {\vec  c}={\vec  a}+{\vec  a}\ .

2) Vẽ vectơ {\vec  d} biết {\vec  d}=-{\vec  a}-{\vec  a}\ .

Nhận xét gì về hướng và độ dài của vectơ {\vec  c} so với vectơ {\vec  a} và của vectơ {\vec  d} so với vectơ {\vec  b} .

 

Định nghĩa[sửa]

Cho số k ≠ 0 và vectơ {\vec  a}\neq {\vec  0} . Tích của vectơ {\vec  a} với số k là một vectơ:
  • Có độ dài bằng |k||{\vec  a}| .
  • Có hướng, cùng hướng với {\vec  a} nếu k > 0, ngược hướng với {\vec  a} nếu k < 0.
Vectơ đó được kí hiệu là k{\vec  a} .
 

Ta quy ước 0{\vec  a}={\vec  0},k{\vec  0}={\vec  0} .

Người ta còn gọi tích của vectơ với một số là tích của một số với một vectơ.

Hoạt động 2 Hình 13p2 Cho hai vectơ \overrightarrow {AB} và vectơ {\vec  a} (hình 13p2).

1) Vẽ vectơ 3{\vec  a} .

2) Tích của vectơ \overrightarrow {AB} với -{\frac  {1}{2}} kí hiệu như thế nào? Vẽ vectơ đó.

 
VÍ DỤ 1 Hình 1-13

Cho G là trọng tâm của tam giác ABC, D và E lần lượt là trung điểm của BC và AC (h.1-13).

Ta có:

\overrightarrow {GA}=(-2)\overrightarrow {GD}.

\overrightarrow {AD}=3\overrightarrow {GD}.

\overrightarrow {DE}=\left(-{\frac  {1}{2}}\right)\overrightarrow {AB}.

 

NHẬN XÉT:

  1. Với một vectơ a và số k cho trước, ta có thể vẽ được vô số vectơ k{\vec  a} .
  2. k{\vec  a}={\vec  0}\Leftrightarrow {\Bigg [}_{{{\vec  a}={\vec  0}.}}^{{k=0}}
  3. Vectơ k{\vec  a} và vectơ {\vec  a} luôn cùng phương với nhau.

Tính chất[sửa]

Với hai vectơ {\vec  a}{\vec  b} bất kì, với mọi số h và k, ta có:
  1. k({\vec  a}+{\vec  b})=k{\vec  a}+k{\vec  b}
  2. (h+k){\vec  a}=h{\vec  a}+h{\vec  a}
  3. h(k{\vec  a})=(hk){\vec  a}
  4. 1.{\vec  a}={\vec  a},(-1).{\vec  a}=-{\vec  a}
 
Hoạt động 3 Tìm vectơ đối của các vectơ k{\vec  a}3{\vec  a}-4{\vec  b} .
 

Trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác[sửa]

a) Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm M ta có \overrightarrow {MA}+\overrightarrow {MB}=2\overrightarrow {MI} .

b) Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì với mọi điểm M ta có \overrightarrow {MA}+\overrightarrow {MB}+\overrightarrow {MC}=3\overrightarrow {MG} .

Hoạt động 4 Hãy sử dụng mục 5 của §2 để chứng minh các khẳng định trên.
 

Điều kiện để hai vectơ cùng phương[sửa]

Hoạt động 5 Hình 13p3 Cho các vectơ {\vec  a},{\vec  b},{\vec  c},{\vec  d}{\vec  e} (hình 13p3). Tìm x, y, z biết:

1) {\vec  a}=x{\vec  c}

2) {\vec  b}=y{\vec  d}

3) {\vec  c}=z{\vec  d} .

 

Tổng quát, ta có:

Điều kiện cần và đủ để hai vectơ {\vec  a}{\vec  b}\ ({\vec  b}\neq {\vec  0}) cùng phương là có một số k để {\vec  a}=k{\vec  b} .

CHỨNG MINH

  • Thuận: giả sử {\vec  a}{\vec  b} cùng phương.
Lấy k={\frac  {|{\vec  a}|}{|{\vec  b}|}} nếu {\vec  a}{\vec  b} cùng hướng Lấy k=-{\frac  {|{\vec  a}|}{|{\vec  b}|}} nếu {\vec  a}{\vec  b} ngược hướng.

Khi đó, theo định nghĩa ta có {\vec  a}=k{\vec  b} .

  • Đảo: nếu {\vec  a}=k{\vec  b} thì hai vectơ {\vec  a}{\vec  b} cùng phương.

NHẬN XÉT:

Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi có số k khác 0 để \overrightarrow {AB}=k\overrightarrow {AC} .

Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương[sửa]

Hoạt động 6 Cho các vectơ \overrightarrow {AC},{\vec  a},{\vec  b},{\vec  c} (hình 13p4).

1) Hãy vẽ vectơ \overrightarrow {AB} , \overrightarrow {BC} sao cho \overrightarrow {AC}=\overrightarrow {AB}+\overrightarrow {BC} .

2) Hãy vẽ vectơ {\vec  d}{\vec  e} sao cho {\vec  d}+{\vec  e}={\vec  c} . Có bao nhiêu cặp vectơ {\vec  d}{\vec  e} thỏa mãn điều kiện trên.

3) Hãy vẽ vectơ {\vec  d}{\vec  e} lần lượt cùng phương với {\vec  a}{\vec  b} sao cho {\vec  d}+{\vec  e}={\vec  c} . Có bao nhiêu cặp vectơ {\vec  d}{\vec  e} thỏa mãn điều kiện trên.

 
Hình 13p4 Hình 1-14

Tổng quát, ta có:

Cho hai vectơ {\vec  a}{\vec  b} không cùng phương. Khi đó mọi vectơ {\vec  x} đều phân tích được một cách duy nhất theo hai vectơ {\vec  a}{\vec  b} , nghĩa là có duy nhất cặp số h, k sao cho {\vec  x}=h{\vec  a}+k{\vec  b} .

CHỨNG MINH

  1. Vẽ {\vec  a}=\overrightarrow {OA},{\vec  b}=\overrightarrow {OB},{\vec  x}=\overrightarrow {OC} (hình 1-14).
  2. Kẻ CA' // OB và CB' // OA.
  3. Từ (2) suy ra, tứ giác OA'CB' là hình bình hành.
  4. Từ (3) và (1) suy ra, \overrightarrow {OA'}+\overrightarrow {OB'}=\overrightarrow {OC}={\vec  x} .
  5. \overrightarrow {OA'}{\vec  a} cùng phương nên có một số h để \overrightarrow {OA'}=h{\vec  a} .
  6. \overrightarrow {OB'}{\vec  b} cùng phương nên có một số k để \overrightarrow {OB'}=k{\vec  b} .
  7. Từ (4), (5) và (6) suy ra: {\vec  x}=h{\vec  a}+k{\vec  b} (đpcm).
VÍ DỤ 2 Hình 1-15

Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AG K là điểm trên cạnh AB sao cho AK={\frac  {1}{5}}AB .

a) Hãy phân tích \overrightarrow {AI},\overrightarrow {AK},\overrightarrow {CI},\overrightarrow {CK} theo

{\vec  a}=\overrightarrow {CA},{\vec  b}=\overrightarrow {CB}.

b) Chứng minh ba điểm C, I, K thẳng hàng.

 
Lời giải a) Gọi AD là trung tuyến của tam giác ABC (hình 1-15). Ta có: \overrightarrow {AD}=\overrightarrow {CD}-\overrightarrow {CA}={\frac  {1}{2}}{\vec  b}-{\vec  a}.

Do đó:

\overrightarrow {AI}={\frac  {1}{2}}\overrightarrow {AG}={\frac  {1}{3}}\overrightarrow {AD}={\frac  {1}{6}}{\vec  b}-{\frac  {1}{3}}{\vec  a}; \overrightarrow {AK}={\frac  {1}{5}}\overrightarrow {AB}={\frac  {1}{5}}(\overrightarrow {CB}-\overrightarrow {CA})={\frac  {1}{5}}({\vec  b}-{\vec  a}); \overrightarrow {CI}=\overrightarrow {CA}+\overrightarrow {AI}={\vec  a}+{\frac  {1}{6}}{\vec  b}-{\frac  {1}{3}}{\vec  a}={\frac  {1}{6}}{\vec  b}+{\frac  {2}{3}}{\vec  a};_____________(1*) \overrightarrow {CK}=\overrightarrow {CA}+\overrightarrow {AK}={\vec  a}+{\frac  {1}{5}}{\vec  b}-{\frac  {1}{5}}{\vec  a}={\frac  {1}{5}}{\vec  b}+{\frac  {4}{5}}{\vec  a}.___________(2*)

b) Từ (1*) và (2*), ta có \overrightarrow {CK}={\frac  {6}{5}}\overrightarrow {CI} . Vậy ba điểm C, I, K thẳng hàng.

 

BÀI TẬP[sửa]

1) Cho hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng: \overrightarrow {AB}+\overrightarrow {AC}+\overrightarrow {AD}=2\overrightarrow {AC} .

2)

Hình 1-15p

Cho các vectơ {\vec  a},{\vec  b},{\vec  c},{\vec  d},{\vec  e},{\vec  g},{\vec  m},{\vec  n} (hình 1-15p). Tìm k, h sao cho:

a) {\vec  c}=k{\vec  a}+h{\vec  b} b) {\vec  d}=k{\vec  a}+h{\vec  b} c) {\vec  e}=k{\vec  a}+h{\vec  b} d) {\vec  g}=k{\vec  a}+h{\vec  b} e) {\vec  m}=k{\vec  a}+h{\vec  b} f) {\vec  n}=k{\vec  a}+h{\vec  b}

3) Cho AK và BM là hai trung tuyến của tam giác ABC. Hãy phân tích các vectơ \overrightarrow {AB},\overrightarrow {BC},\overrightarrow {CA} theo hai vectơ {\vec  u}=\overrightarrow {AK}{\vec  v}=\overrightarrow {BM} .

4) Trên đường thẳng chứa cạnh BC của tam giác ABC lấy một điểm M sao cho \overrightarrow {MB}=3\overrightarrow {MC} . Hãy phân tích vectơ \overrightarrow {AM} theo hai vectơ {\vec  u}=\overrightarrow {AB}{\vec  v}=\overrightarrow {AC} .

5) Gọi AM là trung tuyến của tam giác ABC và D là trung điểm của đoạn AM. Chứng minh rằng:

a) 2\overrightarrow {DA}+\overrightarrow {DB}+\overrightarrow {DC}={\vec  0} . b) 2\overrightarrow {OA}+\overrightarrow {OB}+\overrightarrow {OC}=4\overrightarrow {OD} , với O là điểm tùy ý.

6) Gọi M và N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD của tứ giác ABCD. Chứng minh rằng: 2\overrightarrow {MN}=\overrightarrow {AC}+\overrightarrow {BD}=\overrightarrow {BC}+\overrightarrow {AD} .

7) Cho hai điểm phân biệt A và B. Tìm điểm K sao cho 3\overrightarrow {KA}+2\overrightarrow {KB}={\vec  0}

8) Cho tam giác ABC. Tìm điểm M sao cho \overrightarrow {MA}+\overrightarrow {MB}+2\overrightarrow {MC}={\vec  0} .

9) Cho lục giác ABCDEF. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DE, EF, FA. Chứng minh rằng hai tam giác MPR và NQS có cùng trọng tâm.

10) Cho tam giác đều ABC có O là trọng tâm và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ M đến BC, AC, AB. Chứng minh rằng: \overrightarrow {MD}+\overrightarrow {ME}+\overrightarrow {MF}={\frac  {3}{2}}\overrightarrow {MO} .

<<< Hình học 10

Liên kết đến đây

  • Hình học 10
  • Hình học 10/Chương I/§4. Hệ trục tọa độ
  • Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Đang viết
  • Phân phối chương trình môn Toán lớp 10, Trung học phổ thông, Năm học 2006 - 2007
Lấy từ “https://tusach.thuvienkhoahoc.com/index.php?title=Hình_học_10/Chương_I/§3._Tích_của_vectơ_với_một_số&oldid=147551” Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này Thể loại:
  • Sách giáo khoa
  • Hình học 10
Hoạt động gần đây
  • Làm núi lửasửa đổi 2 tuần trước
  • Bài 10: Liên Xô xây dựng CNXH (…sửa đổi 3 tuần trước
  • Giáo trình Điện tử cơ bản/C…sửa đổi 2 tháng trước
  • Mẫu câu hỏi theo các mức đ…sửa đổi 3 tháng trước
  • Mẫu câu hỏi theo chức năngsửa đổi 3 tháng trước
xem toàn bộLike fanpage để cập nhật tri thứcĐăng ký nhận bài viết mới qua email

Nhập email của bạn:

Cung cấp bởi Google

Trình đơn chuyển hướng

Công cụ cá nhân

  • Mở tài khoản
  • Đăng nhập

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Biến thể

Tìm kiếm

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Tin tức Khoa học
  • Tủ sách VLOS
  • Giới thiệu Sách
  • Quy trình Công nghệ
  • Giáo án Điện tử
  • Bài giảng Trực tuyến
  • Ngân hàng Ý tưởng
  • Ghi chú Khoa học

Cộng đồng

  • Hỏi - Đáp
  • Thảo luận mới
  • Bài viết mới nhất
  • Bài nhiều người đọc
  • Hoạt động thành viên
  • Thay đổi gần đây

Các đề án

  • Sách giáo khoa mở
  • Điện từ Sinh học
  • Từ điển Thuốc
  • Công nghệ Ưu tiên
  • Văn hóa Khoa học
  • Ngôn ngữ học
  • Từ điển Hàn lâm
  • Thần kinh & tư duy
  • Các câu lạc bộ
  • Sinh học đại cương
  • Rùa Hồ Gươm
  • Khái niệm Sinh học

Hướng dẫn để

  • sơ cứu cấp cứu
  • chăm sóc sức khỏe
  • cân bằng tâm lý
  • phát triển kỹ năng
  • thay đổi lối sống
  • giao tiếp xã hội
  • phát triển tình yêu
  • thủ thuật internet
  • làm đẹp
  • vệ sinh cá nhân
  • ăn kiêng
  • nấu ăn ngon
  • làm mẹ chăm con
  • làm vườn trồng cây
  • hạnh phúc gia đình

Công cụ

  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Các trang đặc biệt
  • Bản để in
  • Thông tin trang

Từ khóa » định Lý Trung điểm Vecto