Hình Học 11 Bài 4: Hai Mặt Phẳng Vuông Góc - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Ví dụ 1:
Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Tính số đo của góc giữa (BA’C) và (DA’C).
Hướng dẫn giải:
Kẻ \(BH \bot A'C,{\rm{ (H}} \in {\rm{A'C)}}\) (1).
Mặt khác: \(BD \bot AC{\rm{ (gt)}}\)
\(AA' \bot (ABCD) \Rightarrow AA' \bot BD{\rm{ }}\)
\(\Rightarrow BD \bot (ACA') \Rightarrow BD \bot A'C\) (2)
Từ (1) (2) suy ra:
\(A'C \bot (BDH) \Rightarrow A'C \bot DH\)
Do đó: \((\widehat {(BA'C),(DA'C)}) = (\widehat {HB,HD})\)
Xét tam giác BCA' ta có:
\(\frac{1}{{B{H^2}}} = \frac{1}{{B{C^2}}} + \frac{1}{{BA{'^2}}} = \frac{3}{{2{a^2}}} \Rightarrow BH = a.\sqrt {\frac{2}{3}} \Rightarrow DH = a.\sqrt {\frac{2}{3}}\)
Ta có:
\(\cos \widehat {BHD} = \frac{{2B{H^2} - B{D^2}}}{{2B{H^2}}} = - \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {BHD} = {120^0}>90^0\)
Vậy: \(\widehat {((BA'C),(DA'C))} =180^0-120^0= {60^0}.\)
Ví dụ 2:
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’, đáy ABC là tam giác cân AB=AC=a, \(\widehat {BAC} = {120^0}\), BB’=a, I là trung điểm của CC’. Tính cosin của góc giữa hai mp(ABC) và (AB’I).
Hướng dẫn giải:
Ta thấy tam giác ABC là hình chiếu vuông góc của tam giác AB’I lên mặt phẳng (ABC).
Gọi φ là góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (AB’I).
Theo công thức hình chiếu ta có: \(\cos \varphi = \frac{{{S_{ABC}}}}{{{S_{AB'I}}}}\).
Ta có:
\({S_{ABC}} = \frac{1}{2}.AB.AC.\sin {120^0} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)
\(AI = \sqrt {A{C^2} + C{I^2}} = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}\)
\(AB' = \sqrt {A{B^2} + BB{'^2}} = a\sqrt 2\)
\(IB' = \sqrt {B'C{'^2} + IC{'^2}} = \frac{{a\sqrt {13} }}{2}.\)
Suy ra: Tam giác AB’I vuông tại A nên \({S_{AB'I}} = \frac{1}{2}.AB'.AI = \frac{{{a^2}\sqrt {10} }}{4}\).
Vậy: \(\cos \varphi = \frac{{{S_{ABC}}}}{{{S_{AB'I}}}} = \sqrt {\frac{3}{{10}}} .\)
Ví dụ 3:
Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình thoi, SA=SC. Chứng minh rằng: \((SBD) \bot (ABCD).\)
Hướng dẫn giải:
Ta có: \(AC \bot BD\) (1) (giả thiết).
Mặt khác, \(SO \bot AC\) (2) (SAC là tam giác cân tại A và O là trung điểm của AC nên SO là đường cao của tam giác).
Từ (1) và (2) suy ra: \(AC \bot (SBD)\) mà \(AC \subset (ABCD)\) nên \((SBD) \bot (ABCD).\)
Ví dụ 4:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a, \(AD = a\sqrt 2\), \(SA \bot (ABCD)\). Gọi M là trung điểm của AD, I là giao điểm của AC và BM. Chứng minh rằng: \((SAC) \bot (SMB).\)
Lời giải:
Ta có: \(SA \bot (ABCD) \Rightarrow SA \bot BM{\rm{ (1)}}\).
Xét tam giác vuông ABM có: \(\tan \widehat {AMB} = \frac{{AB}}{{AM}} = \sqrt 2\).
Xét tam giác vuông ACD có: \(\tan \widehat {CAD} = \frac{{CD}}{{AD}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\).
Ta có:
\(\begin{array}{l} \cot \widehat {AIM} = \cot ({180^0} - (\widehat {AMB} + \widehat {CAD}))\\ = \cot (\widehat {AMB} + \widehat {CAD}) = 0 \Rightarrow \widehat {AIM} = {90^0} \end{array}\)
Hay \(BM \bot AC{\rm{ (2)}}\).
+ Từ (1) và (2) suy ra: \(BM \bot (SAC)\) mà \(BM \subset (SAC)\) nên \((SAC) \bot (SMB).\)
Từ khóa » Bài Tập Về Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Lớp 11
-
Các Dạng Bài Tập Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Chọn Lọc, Có Lời Giải
-
Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Hướng Dẫn Giải Chi Tiết
-
Bài Toán Hai Mặt Phẳng Vuông Góc - Diệp Tuân
-
100 Bài Tập Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Có đáp án Và Lời Giải Chi Tiết
-
Giải Toán Lớp 11 Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Trang 113, 114
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Có đáp án Và Lời Giải
-
Phương Pháp Giải Và Bài Tập Về Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Chọn Lọc
-
Giải Toán 11 Bài 4. Hai Mặt Phẳng Vuông Góc
-
Giải Bài Tập Toán Hình 11: Hai Mặt Phẳng Vuông Góc
-
Hai Mặt Phẳng Vuông Góc - Học Tốt Toán 11 - Itoan
-
Hai Mặt Phẳng Vuông Góc - Chuyên đề Hình Học 11
-
Cách Chứng Minh Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Nhanh – Bài Tập Có đáp án
-
Bài Tập Về Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Môn Toán Lớp 11 - Ôn Luyện
-
Chứng Minh Hai Mặt Phẳng Vuông Góc,đường Thẳng ...