Hình Phạt Bổ Sung Quản Chế được Quy định Như Thế Nào?

      Người bị quản chế có quyền :

     Sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế;

     Lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của Toà án và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật;

     Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;

     Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại của Nghị định số 53/2001/NĐ-CP

3. Nghĩa vụ của người bị áp dụng hình phạt bổ sung quản chế

     Người bị quản chế có nghĩa vụ:

     Trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;

     Chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;

     Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;

     Khi Uỷ ban nhân dân các cấp yêu cầu, phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời các vấn đề có liên quan, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;

     Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.

     Người bị quản chế vi phạm quy định về quản chế thì có thể bị xử lý như sau:

     Trường hợp sau khi chấp hành xong hình phạt tù không đến trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập đến để lập biên bản và buộc chấp hành các quy định về quản chế;

     Trường hợp cố ý không chấp hành quy định về quản chế mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ Luật Hình sự.

4. Điều kiện xét miễn chấp hành hình phạt bổ sung quản chế

     Người bị quản chế có đủ các điều kiện dưới đây thì có thể được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại:

     Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế;

     Thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế;

     Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế đề nghị.

     Việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi chấp hành án.

     Người đã được miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại phải xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú quyết định của Toà án về việc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

  • Miễn trách nhiệm hình sự nhờ nguyên tắc hòa giải điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015
  • Miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

  • Tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900.6178
  • Thủ tục kháng cáo 
  • Thủ tục kháng nghị
  • Thủ tục xét xử sơ thẩm
  • Thủ tục xét xử phúc thẩm
  • Luật sư bào chữa vụ án hình sự       
  • Luật sư tư vấn luật hình sự

Từ khóa » Hình Phạt Quản Chế Là Gì