Hình Phạt Bổ Sung Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự - Luật Toàn Quốc
Có thể bạn quan tâm
HÌNH PHẠT BỔ SUNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hình phạt bổ sung theo quy định của Bộ luật hình sự: có những hình thức xử phạt bổ sung nào, có được áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung với cùng một người không, trường hợp nào bị áp dụng hình thức xử phạt tước một số quyền công dân... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
Luật hình sự Việt Nam đang có hiệu lực thi hành quy định về các hình phạt gồm có hai loại: hình phạt chính và hình phạt bổ sung (điều 28)
- Hình phạt chính gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình
- Hình phạt bổ sung gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Nội dung cụ thể của các hình phạt bổ sung theo quy định của bộ luật hình sự được phân tích như sau:
1. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Điều 36, bộ luật hình sự quy định: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.”
Theo các quy định trong phần các tội phạm của bộ luật hình sự, hình phạt bổ sung này được quy định tại các tội phạm cụ thể mà người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để phạm tội hoặc do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ, vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể hoặc của công dân (các tội được quy định tại điều 97, 99, 107, 153, 154, 155, 156.. bộ luật hình sự). Khi áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (điều 167 bộ luật hình sự) nhưng cũng có thể chỉ tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định (các điều 123, 124, 125, 126, 127..bộ luật hình sự) hoặc tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ quản lí tài sản (điều 144 bộ luật hình sự).
Khoản 2, điều 36 quy định về thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là từ 1 năm đến 5 năm, cụ thể: “Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”
2. Cấm cư trú
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù, buộc người đó không được tạm trú và thường trú từ 1 năm tới 5 năm ở một số địa phương nhất định, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Nội dung được quy định tại điều 37 bộ luật hình sự như sau:
“Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Đối với người phạm tội bị phạt tù, khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và yêu cầu phòng ngừa, tòa án có thể tuyên cấm cư trú ở một số địa phương nhất định để tước đi khả năng sử dụng những điều kiện vốn có của địa phương để hoạt động phạm tội. Địa phương có thể bị cấm cư trú là: thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung; khu vực biên giới, bờ biển, hải đảo; khu vực có những cơ sở quốc phòng quan trọng; khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng…
Người bị cấm cư trú có nghĩa vụ: không được cư trú ở những nơi đã bị cấm theo quyết định của tòa án, phải cư trú ở những nơi đã bị cấm theo quyết định của tòa án, phải cư trú ở nơi khác; trình diện ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến cơ trú, xuất trình giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, bản nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù của trại giam, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi đến cư trú.
Người bị cấm cư trú có quyền: khi có lí do chính đáng, có thể được phép đến địa phương đã bị cấm cư trú nơi có nhân thân, gia đình đang sinh sống hoặc quê quán nếu được sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định nhưng mỗi lần không được quá năm ngày; được tự do cư trú ngoài những nơi bị cấm; không bị hạn chế việc đi lại, hành nghề hoặc làm công việc nếu không có bản án hoặc quyết định khác của tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc đó và không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo nghị định số 08/2001/NĐ- CP; được đề nghị ủy ban nhân dân xã nơi mình cư trú làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại khi đủ điều kiện. Điều kiện đó là: đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn cấm cư trú; tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương; được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú đề nghị.
3. Quản chế
Điều 38 bộ luật hình sự quy định về hình phạt bổ sung quản chế như sau: “Điều 38. Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Người bị quản chế có nghĩa vụ: trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với ủy ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; chịu sự quản lí, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế; mỗi tháng một lần vào đầu tuần của tháng trình diện và báo cáo với ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế; phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời về các vấn đề liên quan khi ủy ban nhân dân các cấp yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
Người bị quản chế có quyền: sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế; lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của tòa án và những ngành nghề, kinh doanh có điều kiện; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật; tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế; được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại khi có đủ điều kiện.
Lưu ý: các điều kiện để được xem xét miễn chấp hành thời hạn quản chế gồm:
- Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế, thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế
- Được ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế đề nghị.
4. Tước một số quyền công dân
Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung, áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án tù về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được bộ luật hình sự quy định. Cụ thể tại điều 39 bộ luật hình sự:
“Điều 39. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”
Một số quyền của công dân bị hạn chế như quyền ứng cử, quyền bầu cử, quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang. Khi tuyên hình phạt tòa án có thể chỉ tước một quyền nhưng cũng có thể tước nhiều quyền được quy định tại điều 39 tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội đã phạm, nhân thân người phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm.
Thời hạn: Theo khoản 2, điều 39 bộ luật hình sự thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
5. Tịch thu tài sản
Hình phạt bổ sung tịch thu tài sản được quy định tại điều 40, bộ luật hình sự. Theo đó, đây là biện pháp hình sự được bộ luật hình sự, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. Nội dung cụ thể được quy định như sau:
“Điều 40. Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”
6. Phạt tiền
Điều 30 bộ luật hình sự quy định về hình phạt phạt tiền như sau:
"2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án."
Các tội phạm khác mà điều 30 quy định có thể là các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lí hành chính, các tội phạm về chức vụ...
Cách quy định về mức phạt tiền trong trường hợp là hình phạt bổ sung cũng giống như khi là hình phạt chính. Tuy nhiên, mức phạt tiền trong trường hợp này có mức độ tối đa thấp hơn. Tối đa là 500 triệu đồng (Điều 172 bộ luật hình sự) hoặc tối đa chỉ gấp 5 lần giá trị tài sản phạm tội (điều 29, 289, 291 bộ luật hình sự)
Khi quyết định hình phạt tiền dù là hình phạt chính hay bổ sung, tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng về tội đã phạm, tình hình tài sản của người đã phạm tội, sự biến động của giá cả. Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do tòa quyết định.
7. Trục xuất
Trục xuất là hình phạt bổ sung khi nó không được tòa quyết định là hình phạt chính. Quyền, nghĩa vụ của người bị kết án và thi hành hình phạt trục xuất cũng giống như với hình phạt chính.
Cần lưu ý:
- Khi quyết định hình phạt đối với người nước ngoài, tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của họ để quyết định trục xuất là hình phạt chính hoặc bổ sung.
- Đối với người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Bài viết tham khảo:
- Kê biên tài sản theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự;
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015;
- Dịch vụ Luật sư tham gia bào chữa
Liên hệ Luật sư tư vấn về hình phạt bổ sung:
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hình phạt bổ sung. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về hình phạt bổ sung qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về hình phạt bổ sung tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết ngoài tham khảo:
- Thủ tục kháng cáo;
- Thủ tục kháng nghị
- Thủ tục xét xử sơ thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Luật sư bào chữa vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn luật hình sự
Từ khóa » Hình Phạt Nào Là Hình Phạt Bổ Sung Khi Không áp Dụng Là Hình Phạt Chính
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì? Hình Phạt Bổ Sung Theo Quy định Của Bộ ...
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì ? Các Loại Hình Phạt Bổ Sung Hiện Nay
-
Nội Dung Về Hình Phạt Bổ Sung Theo Quy định Của Pháp Luật Hình Sự
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Các Quy định Về Hình Phạt (Gồm Khái Niệm, Mục đích, Các Loại Hình ...
-
Điều 32. Các Hình Phạt đối Với Người Phạm Tội Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Hình Phạt Bổ Sung - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Hình Phạt Bổ Sung đối Với Người Phạm Tội Là Gì? | Luật Hùng Thắng
-
Hình Phạt Bổ Sung Có Bắt Buộc Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính?
-
Quy định Về Hình Phạt Bổ Sung đối Với Người Phạm Tội - Luật Sư 247
-
Hình Phạt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Biểu Nhân Dân Quảng Nam > Chi Tiết Tin
-
Hình Phạt Theo Quy định Tại Bộ Luật Hình Sự Mới Nhất