Hình Thoi – Hình Bình Hành – Hình Thang Cân Trang 71 SBT Toán 6

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 71 Sách bài tập Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Bài 2. Hình chữ nhật – Hình thoi – Hình bình hành – Hình thang cân

Giải bài 1 trang 71 SBT Toán 6

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 16 cm, BC = 12 cm, BD = 20 cm. Tính độ dài của AD, DC, AC.

Ta có:

AD = BC = 12 cm;

AB = DC = 16 cm;

AC = BD = 20 cm.

Giải bài 2 trang 71 SBT Toán 6

Cho hình thoi MNPQ có PQ = 10 cm. Tính độ dài của MN, NP, MQ.

Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau, do đó: MN = NP = MQ = PQ = 10 cm.

Bài 3 trang 71 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm hai đường chéo và thỏa mãn AB = 8cm, AD = 5cm, OC = 3 cm. Tính độ dài của CD, BC, AC.

Do ABCD là hình bình hành

Nên: AB = CD = 8cm; BC = AD = 5 cm (hai cặp cạnh đối diện bằng nhau)

Và: AC = 2.OC = 6 cm (hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

Advertisements (Quảng cáo)

Giải bài 4 trang 71 SBT Toán 6

Cho hình thang cân EGIH với cạnh đáy là EG và IH. Biết GI = 3 cm, EI = 7cm. Hãy tính EH, GH.

Ta có: EGIH là hình thang cân nên

EH = GI = 3cm

GH = EI = 7cm

Bài 5 trang 71 SBT Toán 6 tập 1

Hãy nêu cách ghép hai tam giác đều cùng có cạnh 4 cm thành một hình thoi.

Ghép 2 tam giác sao cho chúng có chung một cạnh, các cạnh còn lại không trùng lên nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Giải bài 6

Hãy nêu cách ghép hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm với hai tam giác vuông có cạnh góc vuông là 3cm và 2cm thành một hình thang cân.

Ghép hai tam giác vuông vào hai bên của hình chữ nhật sao cho chiều rộng 3cm của hình chữ nhật trùng với cạnh 3cm của tam giác vuông.

Giải bài 7

Nêu cách vẽ hình chữ nhật ABCD với AB = 6 cm, BC = 4 cm.

– Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.

– Dùng eeke và thước kẻ đường AD, BC vuông góc với AB tại A, B và BC = AD = 4cm.

– Nối C với D ta được tứ giác ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.

Giải bài 8 trang 71 SBT Toán 6 CTST

Nêu cách vẽ hình thoi MNPQ với MN = 5 cm, đường chéo MP = 8 cm.

– Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng MP = 8 cm.

– Dùng com pa vẽ đường tròn tâm M bán kính 5cm rồi vẽ đường tròn tâm P bán kính 5 cm. Hai đường tròn trên cắt nhau tại hai điểm N và Q (xem hình dưới)

– Nối N với M, N với P, Q với M, Q với P ta được tứ giác MNPQ là hình thoi cần vẽ.

Bài 9

Nêu cách vẽ hình bình hành MNPQ với MN = 3 cm, NP = 5 cm, MP = 6 cm.

– Dùng thước thẳng vẽ đoạn thẳng MN = 3 cm.

– Dùng compa vẽ một phần đường tròn tâm M bán kính 6 cm. Vẽ một phần đường tròn tâm N bán kính 5 cm. Hai phần đường tròn trên cắt nhau tại điểm P (xem hình dưới).

– Nối N với P. Từ M kẻ đường thẳng MQ song song với NP và MQ = 5 cm.

– Nối P với Q ta được tứ giác MNPQ là hình bình hành cần vẽ.

Từ khóa » Hình Bình Hành Sbt