Hình Thức Hành Nghề Luật Sư Trong Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư

Hiện nay, với việc xã hộ phát triển không công bằng và đồng đều. trong xã hội luôn có những người yếu thế và bị thu thiệt trong các vụ tranh chấp. chính vì điều này đã xuất hiện thêm một ngành nghề mới về pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi có tranh chấp hoặc vấn đề về pháp luật khác đó là nghề luật sư. Khi hành nghề luật sư thì người hành nghề luật sư có thể hành nghề theo hai hình thức hành nghề luật sư đó là: hình thức hành nghề luật sư cá nhân và hình thức hành nghề luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư. Vậy hình thức hành nghề luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về vấn đề này cụ thể với nội dung bài viết dưới đây:

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Luật sư 2006;

– Luật Luật sư sửa đổi 2012;

– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành.

1. Nghề Luật sư là gì?

Theo cách hiểu thông thường, Nghề luật sư có thể được hiểu sơ khai nhất là nghề luật tiêu biểu nhất và điều quan trọng nhất là nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật.

Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy rặng nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những đặc điểm yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn giống như các loại hình ngành nghề khác thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Như khi đã tìm hiểu sơ qua về hành nghề luật sư thì, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính chất cơ bản và thiết thực dễ nhận biết nhất chính là: trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Thứ nhất, đối với tính chất trợ giúp: Do tính chất xã hội có sự phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người rơi vào vị thế thấp kém so với mặt bằng xã hội như người nghèo, người già đơn côi, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của gia đình. Ngày nay, xã hội loài người đã phát triển nhưng ở nhiều nước, ở nhiều địa phương vẫn tồn tại những người ở vào vị thế thấp kém, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sụ đối xử bất công. Hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.

Thứ hai, đối với tính chất hướng dẫn: Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.

Thứ ba, đối với tính chất phản biện thì Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề Luật sư

Nếu muốn thành lập tổ chức hành nghề Luật sư thì  Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 và Luật Luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012.

2. Hình thức hành nghề luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư

Luật Luật sư năm 2006 và Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 quy định: luật sư được lựa chọn hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Hình thức tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Điều 32 Luật luật sư 2006 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau: Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư và công ty luật. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì khi Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư; Tổ chức hành nghề luật sư phải đáp ứng điều kiện là phải có trụ sở làm việc.

-Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật Luật Luật sư.

Như vậy, luật sư có quyền cùng các luật sư thành lập ra các công ty, văn phòng luật sư; hoặc làm việc theo cơ chế hợp đồng lao động với công ty,văn phòng luật sư để thực hiện quyền hành nghề của mình.

Đối với luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có thể đứng ra thành lập một tổ chức hành nghề của riêng mình, do mình chịu trách nhiệm hoặc tham gia cùng những luật sư khác thành lập một tổ chức hành nghề và cùng chịu trách nhiệm với họ. Tuy nhiên để có thể làm được điều này thì luật sư phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Điểm a, Khoản 3 Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH, theo đó: “Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan tổ chức”.

Việc quy định điều kiện này đối với cá luật sư muốn thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của người luật sư, cũng như đảm bảo các cá nhân, tổ chức được hưởng những dịch vụ pháp lý tốt nhất khi tìm đến các tổ chức hành nghề. Thực tế cho thấy trước khi có quy định này đã có rất nhiều tổ chức được thành lập bởi các luật sư thiếu kinh nghiệm hành nghề dẫn đến việc cung cấp dịch vụ pháp lý thiếu chuyên nghiệp cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề luật sư.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

+ Văn phòng luật sư là tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư  thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

+ Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. So với các văn bản pháp luật cũ, Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH đã quy định thêm loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH còn quy định Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư lựa chọn mô hình hoạt động nhằm phát huy hết khả năng sử dụng các điều kiện để hành nghề một cách thuận lợi nhất.

3. Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Theo như quy định tại Điều 18 Luật luật sư 2006 và Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 quy định các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư gồm:

Khi không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định Luật luật sư thì luật sư sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư; khi luật sư được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. Dối với những cá nhân có chứng chỉ hành nghề luật sự tại Việt Nam nhưng không còn thường trú tại Việt Nam thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư;

Khi cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư nhưng không thực hiện việc gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư Hoặc không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư;

Đối với các cá nhân tự nguyện thôi không hành nghề Luật sư nữa thì cũng được áp dụng chế tài thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Đối với các cá nhân bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo như quy định tại Điều 18 Luật Luật sư thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Ngoài ra, nếu trường hợp luật sư tham gia đoàn luật sư mà không hành nghề trong 3 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ.

Như vậy, Cơ chế báo cáo về hoạt động hành nghề của luật sư thì Luật sư có thể đăng ký hoạt động với tư cách cá nhân hoặc thông qua việc làm việc tại một công ty/văn phòng luật, định kỳ thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo hàng năm và báo cáo theo yêu cầu của Sở Tư pháp; Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư toàn quốc.

Từ khóa » Hình Thức Hành Nghề Luật Sư Cá Nhân