Hình Thức Phạt Tiền Trong Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
Vi phạm hành chính được hiểu là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc các chủ thể là người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Cũng giống như các hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác, hình thức phạt tiền được tạo lập nhằm góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, thông qua hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đã gây ra những ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức vi phạm, vì vậy đã đem đến những hiệu quả trong việc giảm thiểu các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức.
Về nguyên tắc định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể: Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi năm 2020 hiện hành, mức tiền phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với vi phạm hành chính đó. Trong trường hợp hành vi đó nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm xuống hoặc tăng lên một cách tương ứng nhưng không được giảm thấp hơn mức tiền phạt tối thiểu hoặc tăng vượt hơn so với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt được pháp luật quy định.
Về mức phạt tiền vi phạm hành chính tối đa trong một số lĩnh vực cụ thể được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có nội dung như sau:
Đồng thời, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 cũng quy định: Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội./.
Hải Thủy
Từ khóa » Tổ Chức Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
-
Tổ Chức Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính, Hiểu Thế Nào Cho đúng?
-
Mức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính áp Dụng đối Với Tổ Chức
-
Trao đổi Một Số Vấn đề Về Xác định “tổ Chức” Hay “cá Nhân” Trong Xử ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Sự Khác Biệt Giữa Xử Phạt Và Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
-
Cá Nhân, Tổ Chức Có Hành Vi Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Hóa ...
-
Các đối Tượng Nào Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính? Cơ Quan Nhà ...
-
Xác định đối Tượng Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Trường Hợp ...
-
Quy định Chung Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Quy định Về Xử Lý Hành Vi Vi Phạm Hành Chính Trong Pháp Luật Về ...
-
Đối Tượng Nào Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Quy định Hiện Nay?
-
Một Số Vấn đề Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
-
Hoàn Thiện Quy định Của Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Những ...