Tổ Chức Bị Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính, Hiểu Thế Nào Cho đúng?

Chia sẻ
  • Facebook

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP như sau:

+ Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

+ Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, hiểu thế nào cho đúng?
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, hiểu thế nào cho đúng?

Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

(Tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử lý như thế nào?)

Do Nghị định 97/2017/NĐ-CP ban hành năm 2017, trong khi nhiều Nghị định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành trước 2017 chưa có quy định tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nên thực tế có nhiều hành vi do điểm kinh doanh thuộc chi nhánh của doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt hành chính cá nhân đứng đầu điểm kinh doanh của chi nhánh hay là phạt tổ chức là chinh nhánh – điểm kinh doanh.

Điểm kinh doanh, chi nhánh phải xác định là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

+ Theo quan điểm của người viết thì trường hợp điểm kinh doanh, chi nhánh doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhân danh doanh nghiệp thì phải bị xử phạt hành chính với tư cách là tổ chức, vì các điểm kinh doanh, chi nhánh được doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, và hoạt động của điểm kinh doanh, chi nhánh là nhân doanh doanh nghiệp hoạt động.

điểm kinh doanh, chi nhánh là cá nhân hay tổ chức?
điểm kinh doanh, chi nhánh là cá nhân hay tổ chức?

Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

+ Theo Quy định tại khoản 6 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện”. Khoản 3 Điều 16 Luật Thương mại cũng có quy định tương tự: “Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam”.

Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại thì chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện khi vi phạm hành chính thì được xác định là tổ chức vi phạm và mức phạt gấp đôi so với cá nhân có cùng hành vi.

Để áp dụng pháp luật được thuận lợi, thống nhất thì các cơ quan tham mưu cho Chính phủ cần sớm sửa đổi, ban hành các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính mới thay thế cho các Nghị định xử phạt đã ban hành trước Nghị định 97/2017/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể tổ chức bị  xử phạt vi phạm hành chính.

 Cập nhật ngày 28/12/2021: 

Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 0 1/01/2022 và thay thế cho Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017  sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 118/2021/NĐ-CP đã bổ sung Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc theo sự chỉ đạo điều hành , phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức thì đối tượng bị xử phạt là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo  mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh , văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.

Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo điều hành , phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức  thì chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh , văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.

Phương Thảo

Từ khóa » Tổ Chức Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính