Hình Thức Tư Vấn Pháp Luậcx (Tiểu Luận Môn Học)

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật docx Số trang Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật 9 Cỡ tệp Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật 21 KB Lượt tải Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật 6 Lượt đọc Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật 596 Đánh giá Tiểu luận môn Kỹ năng tư vấn pháp luật: Hình thức tư vấn pháp luật 4.1 ( 4 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Tiểu luận môn học Kỹ năng tư vấn pháp luật Hình thức tư vấn pháp luật Tư vấn pháp luật Pháp luật Việt Nam Tư vấn pháp luật trực tiếp Tư vấn pháp luật gián tiếp

Nội dung

Môn học: Kỹ năng tư vấn pháp luật Nội dung: Hình thức tư vấn pháp luật MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG..................................................................................3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT........3 1.1. Khái niệm về tư vấn pháp luật:..............................................3 1.2. Khái niệm hình thức tư vấn pháp luật..................................4 CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT..........................4 2.1. Hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp....................................4 2.1.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp.......4 2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức...................................5 2.1.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư............................5 2.2. Hình thức tư vấn pháp luật gián tiếp....................................7 2.2.1. Tư vấn pháp luật qua điện thoại.............................................7 2.2.1.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại...............................................................................................7 2.2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại.................................................................................7 2.2.1.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư.......................7 2.2.2. Tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử..................................8 2.2.2.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử......................................................................................8 2.2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử.....................................................................8 2.2.2.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư.......................8 KẾT LUẬN..............................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU Khi xảy ra những tranh chấp về pháp luật, ắt hẳn phần lớn mọi người đều không có đủ kiến thức hiểu biết nhất định về luật pháp để tự mình giải pháp vụ việc đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi. Khi đó, họ sẽ cần nhờ đến sự trợ giúp của luật sư, hay những chuyên gia tư vấn. Luật sư và chuyên gia tư vấn là những người nắm vững các kiến thức về luật pháp và dày dặn kinh nghiệm sẽ giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn giúp khách hàng của mình giải quyết được sự việc theo pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Hiện nay, trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, để thuận tiện cho khách hàng, những văn phòng luật sư đem đến cho khách hàng nhiều những lựa chọn khách nhau về hình thức tư vấn pháp luật như: tư vấn pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật qua điện thoại, tư vấn pháp luật qua mạng Internet. Mặc dù mỗi hình thức sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhưng dù khách hàng lựa chọn hình thức tư vấn nào thì họ cũng sẽ được tư vấn, hỗ trợ giải đáp một cách đầy đủ nhất những vấn đề pháp lý mà mình gặp phải. Thông qua việc trình bày sơ qua về những hình thức tư vấn pháp luật, những ưu và nhược điểm của các hình thức tư vấn pháp luật chúng ta sẽ tìm hiểu được những kỹ năng người luật sư cần phải có trong từng hình thức tư vấn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT. 1.1. Khái niệm về tư vấn pháp luật: Theo Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 quy định: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật”. Như vậy, tư vấn pháp luật được hiểu là việc luật sư, một người có chuyên môn pháp luật đưa ra những ý kiến tham khảo khi giải quyết sự việc cần lời giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp người được tư vấn thực hiện và bảo vệ quyền lợi của họ. Khoản 1 Điều 32 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng ghi nhận rằng: “Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc”. Theo hai điều khoản pháp luật đã nêu trên ta hiểu, tư vấn pháp luật là việc giải đáp, trợ giúp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng theo pháp luật; đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.2. Khái niệm hình thức tư vấn pháp luật Khi khách hàng gặp phải những vấn đề vướng mắc về luật pháp và cần đến sự giúp đỡ của luật sư thì có nhiều sự lựa chọn về hình thức tư vấn sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời gian của bản thân. Hình thức tư vấn pháp luật chính là cách, phương thức người luật sư, văn phòng luật liên hệ với khách hàng, cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp pháp luật, cung cấp những dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Hiện nay có 2 hình thức tư vấn pháp luật chủ yếu được cung cấp tại các văn phòng luật chính là hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp và hình thức tư vấn gián tiếp. Hình thức tư vấn trực tiếp và hình thức tư vấn gián tiếp (tư vấn thông qua điện thoại và tư vấn thông qua mạng thư điện tử). CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN PHÁP LUẬT. 2.1. Hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp. 2.1.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp. Hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp là hình thức tư vấn phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất cho những yêu cầu của khách hàng. Theo hình tư vấn này khách hàng sẽ đến trực tiếp văn phòng luật gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với luật sư. Khách hàng sẽ hoặc là hẹn trước hoặc không có hẹn trước đến văn phòng luật nhờ tư vấn. Thông thường, khi đến văn phòng luật, khách hàng sẽ được tiếp đón tại bàn lễ tân văn phòng luật, sau đó kiểm tra thông tin lịch hẹn và sắp xếp vào văn phòng làm việc của luật sư. Tại đây, sau khi chào hỏi thì khách hàng và luật sư sẽ có những trao đổi: Khách hàng sẽ trình bày lại cho luật sư vấn đề mình cần tư vấn và đặt ra câu hỏi tư vấn cho luật sư, sau đó người luật sư sẽ có thêm những câu hỏi để định hướng cuộc nói chuyện vào những vấn đề mình muốn khai thác. Sau khi nắm bắt được một phần câu chuyện của khách hàng và đã chắt lọc được các sự kiện mấu chốt, câu hỏi pháp lý mấu chốt thì luật sư sẽ bắt đầu đưa ra cho khách hàng những hướng giải quyết sự việc. Tất nhiên đó chỉ là những hướng chung khách hàng lựa chọn để nhờ luật sư tư vấn, từ đó luật sư đưa cho khách hàng một khung phí dịch vụ pháp lý và thảo thuận với khách hàng về hợp đồng dịch vụ pháp lý. Sau đó là kết thúc buổi làm việc với khách hàng, luật sư hẹn cho buổi làm việc tiếp theo 1. 2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức Ưu điểm của hình thức này là luật sư được nghe trực tiếp lời trình bày của người cần tư vấn, được cung cấp những tài liệu có liên quan nên có độ tin cậy cao. Nhược điểm của hình thức này là người khách hàng phải trực tiếp đến văn phòng luật, bất tiện cho những người ở xa và mong muốn có phương án giải đáp pháp luật một cách nhanh chóng. 2.1.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư Đầu tiên, khi chuẩn bị cho buổi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, luật sư phải hệ thống lại những yêu cầu của khách hàng, thông tin khách hàng cung cấp, từ đó dự liệu các tình huống phát sinh trong buổi trò chuyện cùng khách hàng, dự kiến danh sách những câu hỏi sẽ hỏi trong buổi làm việc. Không chỉ chuẩn bị những câu hỏi để định hướng cuộc nói chuyện mà luật sư cũng cần phải tìm hiểu về những văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh vụ việc của khách hàng. Dựa trên các yêu cầu của khách hàng thông báo, luật sự chuẩn bị một biểu phí và một bản dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng có thể xem xét kí kết. Ngoài những chuẩn bị về mặt chuyên môn, luật sư cũng cần có chuẩn bị về địa điểm gặp giao tiếp với khách hàng, sổ sách ghi chép tình tiết, chuẩn bị card đưa cho khách hàng. Thông qua một số thông tin khách hàng đã cung cấp, luật sư có thể tìm kiếm một chút chủ đề liên quan để khiến không khí giao tiếp cởi mở và thân thiện hơn. Nguyễn Ngọc Linh (2021). Kỹ năng tiếp xúc và tư vấn khách hàng của luật sư?, Luật Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/ky-nang-tiep-xuc-va-tu-van-khach-hang-cua-luat-su.aspx, xem ngày 18/6/2021. 1 Cho đến ngày gặp gỡ khách hàng, luật sư nên chào hỏi giới thiệu với khách hàng, đưa card cho khách hàng. Luật sư trình bày cho khách hàng những thống nhất về nội dung của buổi giao tiếp, quy trình và phương thức trao đổi giữa hai bên. Những thống nhất này sẽ giúp cho thời gian tiếp khách hàng đi đúng hướng và khách hàng sẽ tập trung vào những nội dung cần cung cấp mà không quá sa đà vào những nội dung ngoài lề. Trong quá trình người khách hàng trình bày, luật sư cần phải có kỹ năng lắng nghe và kỹ năng ghi chép. Người luật sư phải đặt ra những câu hỏi thêm để định hướng cuộc trờ chuyện, ngoài những câu hỏi thông thường thì người luật sư cũng phải có thêm những câu hỏi để xác định như là: Sự việc này có thể hòa giải được hay không? Đã hòa giải chưa? Hòa giải rồi thì hai bên có chấp nhận không? Ngoài đặt thêm câu hỏi để hiểu rõ tình hình sự việc của khách hàng, luật sư phải yêu cầu bổ sung thêm những loại tài liệu liên quan đến vụ việc, có ích cho giải quyết vụ việc của khách hàng. Đối với hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp, cũng có đôi khi khách hàng không có hẹn trước mà đến hoặc là chưa tình bày bất cứ một thông tin nào cho luật sư. Đối với tình huống này, người luật sư phải thể hiện sự tự tin, lịch sử, cởi mở, nhiệt tình để tạo niềm tin cho khách hàng. Trong quá trình trao đổi sự việc, do chưa có bất kỳ liên lạc nào trước đó nên người luật sư phải phán đoán loại việc khách hàng yêu cầu, đưa ra những dẫn dắt để khách hàng tập trung vào những vấn đề chính của buổi nói chuyện, dẫn dắt khách hàng trình bày ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm vấn đề. Sau khi nghe khách hàng trình bày và bản thân đưa ra những câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề thì luật sư đưa ra cho khách hàng một số phương án giải quyết vụ việc, những phương án này giúp khách hàng lựa chọn về cách giải quyết vụ việc mình gặp phải. Luật sư cũng đưa cho khách hàng xem bản chào dịch vụ và thông báo cho khách hàng nghĩa vụ bảo mật thông tin đến từ phía của mình và hẹn phương thức liên lạc thuận tiện, hẹn một buổi làm việc tiếp theo để hai bên thống nhất mức phí tư vấn, kí hợp đồng dịch vụ. Như vậy, dù khách hàng có chưa cung cấp bất cứ thông tin nào cho luật sư do người khác giới thiệu đến trực tiếp văn phòng luật khiến người luật sư không có sự chuẩn bị hay người luật sư đã có sự chuẩn bị thì những kỹ năng sau đây cần phải đảm bảo những điều sau đây: đảm bảo về địa điểm gặp gỡ và trang phục chuyên nghiệp của luật sư (địa điểm gặp gỡ nên là văn phòng và trang phục văn phòng lịch sự); chào hỏi và đưa card khi khách hàng đến văn phòng luật; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép khi khách hàng trình bày câu chuyện; định hướng khách hàng tập trung vào những vấn đề chính; cung cấp cho khách hàng các phương án giải quyết vấn đề; cung cấp cho khách hàng nghĩa vụ bảo mật thông tin của của luật sư, đưa cho khách hàng biểu phí dịch vụ và hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng tham khảo; hẹn khách hàng một buổi làm việc tiếp theo. Một điều quan trọng mà luật sự phải chú ý là không được cam kết chắc chắn kết quả cuối cùng của sự việc để khiến khách hàng ký hợp đồng dịch vụ với mình. 2.2. Hình thức tư vấn pháp luật gián tiếp. 2.2.1. Tư vấn pháp luật qua điện thoại 2.2.1.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại Hiện nay các phương tiện hiện đại phát triển một cách nhanh chóng và rất thuận lợi cho khách hàng nhận tư vấn pháp luật qua điện thoại. Với những người ở xa văn phòng luật sẽ không phải mất công đi một quãng đường xa mà vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ, tư vấn của văn phòng luật. Người cần tư vấn sẽ gọi điện cho số diện thoại của văn phòng luật và chuyên viên tư vấn pháp luật tư vấn cho những câu hỏi của khách hàng. 2.2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại Ưu điểm của hình thức tư vấn pháp luật này là người cần tư vấn không cần phải đi một quãng đường đến văn phòng luật mà vẫn có thể được nhận được lời tư vấn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hình thức tư vấn pháp luật qua điện thoại này có nhược điểm đó chính là: không trực tiếp gặp luật sư nên việc tư vấn pháp luật sẽ chỉ hiệu quả đối với những vấn đề pháp lý đơn giản, cần sự nhanh chóng. Người cần tư vấn có thể không phải là người yêu cầu hoặc liên quan đến nội dung yêu cầu. 2.2.1.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư Khi nhận được cuộc gọi của khách hàng, chuyên viên tư vấn pháp luật hoặc luật sư phải giới thiệu tên mình và văn phòng luật của mình kể cả khi người gọi biết mình gọi đến đâu và chỉ đích danh mình muốn tìm ai. Không chỉ thế, chuyên viên tư vấn pháp luật hoặc luật sư phải hỏi cho rõ tư cách của người đang gọi điện cho mình: người đang gọi điện có phải là người yêu cầu hoặc người có liên quan đến nội dung yêu cầu hay không? Chuyên viên tư vấn hoặc luật sư phải hỏi thông tin tóm tắt sự việc và người yêu cầu mình là ai. Cuối cùng, chuyên viên pháp luật hoặc luật sư phải hỏi số điện thoại và phương thức hiện lạc của người có yêu cầu để hẹn một cuộc gặp với người yêu cầu và tìm hiểu những văn bản pháp luật liên quan giải quyết vấn đề của người yêu cầu. 2.2.2. Tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử. 2.2.2.1. Phương thức diễn ra hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử Ngoài phương thức tư vấn pháp luật qua điện thoại thì người cần tư vấn có thể thông qua mạng thư điện tử để yêu cầu tư vấn pháp luật. Theo đó, người yêu cầu sẽ liên lạc với văn phòng luật thông qua email của văn phòng luật, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo của văn phòng luật để trao đổi với chuyên viên tư vấn hoặc luật sư. 2.2.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử Ưu điểm của hình thức tư vấn pháp luật này chính là ít tốn kém hơn hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc có thể được tư vấn miễn phí, hai bên cũng có thể trao đổi được nhiều thông tin, thông tin sẽ được lưu lại làm căn cứ cho cuộc gặp trực tiếp. Chuyên viên tư vấn hoặc luật sư có thời gian để tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan, từ đó nhược điểm của hình thức tư vấn pháp luật qua mạng thư điện tử là đối với vấn đề phức tạp thì việc tư vấn qua email hoặc các mạng thư điện tử khác khá mất thời gian khi một bên phải đợi phản hồi còn bên còn lại do thiếu thông tin nên cần phải giải đáp thêm các thắc mắc liên quan 2.2.2.3. Những yêu cầu đối với kỹ năng của luật sư. Chuyên viên tư vấn pháp luật phải tra cứu những văn bản pháp luật có liên quan và đưa ra một số giải pháp cho khách hàng. Tuy nhiên, mặc dù hình thức tư vấn pháp luật thông qua mạng thư điện tử rất tiện lợi và có thể lưu lại được các thông tin trong quá trình trao đổi nhưng khá mất thời gian nên người luật sư hoặc chuyên viên tư vấn pháp luật cần phải hẹn khách hàng gặp mặt trực tiếp để có thể trao đổi nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến vụ việc cần tư vấn KẾT LUẬN Như vậy, hình thức tư vấn pháp luật là cách, phương thức người luật sư, văn phòng luật liên hệ với khách hàng, cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp pháp luật, cung cấp những dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Hiện nay có 2 hình thức tư vấn pháp luật chủ yếu được cung cấp tại các văn phòng luật chính là hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp và hình thức tư vấn gián tiếp. Hình thức tư vấn trực tiếp và hình thức tư vấn gián tiếp (tư vấn thông qua điện thoại và tư vấn thông qua mạng thư điện tử). Mỗi hình thức lại mang một ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với đối tượng khách hàng cần tư vấn pháp luật khác nhau. Tư vấn bằng hình thức pháp luật nào không quan trọng, người chuyên viên tư vấn pháp luật hay luật sư đều phải đảm bảo một số kỹ năng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng qua các hình thức tư vấn đó chính là: thể hiện thái độ chuyên nghiệp (giới thiệu văn phòng luật, tên người tư vấn hoặc bắt tay, đưa card,...), trong hình thức nào đi chăng nữa, người luật sư hay chuyên viên tư vấn pháp luật cũng phải tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết vấn đề của khách hàng, dẫn dắt khách hàng vào những sự kiện chính, cung cấp cho khách hàng những giải pháp cho vấn đề của khách hàng khi tư vấn và hẹn khách hàng một buổi làm việc tiếp theo khi kết thúc buổi tư vấn pháp luật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Linh (2021). Kỹ năng tiếp xúc và tư vấn khách hàng của luật sư?, Luật Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/ky-nang-tiepxuc-va-tu-van-khach-hang-cua-luat-su.aspx, xem ngày 18/6/2021. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Giải phẫu sinh lý Lý thuyết Dow Đề thi mẫu TOEIC Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Tài chính hành vi Thực hành Excel Hóa học 11 Atlat Địa lí Việt Nam Bài tiểu luận mẫu Mẫu sơ yếu lý lịch Đồ án tốt nghiệp adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Tiểu Luận Tư Vấn Pháp Luật Bằng Lời Nói