Phân Tích Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Bằng Lời Nói. Minh Họa ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.38 KB, 10 trang )

Mở đầuTư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng xử sựphù hợp với pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp khách hàng thực hiện hoặcbảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có thể tư vấn cho khách hàng,người tư vấn có thể lựa chọn một trong hai hình thức, đó là: tư vấn trực tiếp bằnglời nói hoặc tư vấn bằng văn bản. Trong bài làm này em xin đi sâu phân tích hìnhthức tư vấn trực tiếp bằng lời nói, và em xin chọn đề số 6: “phân tích kỹ năng tưvấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.”Nội dungI. Khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói1. Định nghĩaKỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiếnthức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để tư vấn, hướng dẫn,giải đáp pháp luật, đưa ra lời khuyên hoặc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho ngườiđược tư vấn để họ biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc về mặtpháp luật nhằm giúp cho họ thực hiện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình. Kỹ năng tư vấn pháp luật là loại kỹ năng gắn với một nghề nghiệp cụ thể nênnó thuộc loại kỹ năng hỗn hợp, gồm nhiều kiểu kỹ năng được sử dụng đồng thờitrong mỗi giai đoạn giải quyết vụ việc tư vấn, khó chuẩn hóa và không thể áp dụngmột cách cứng nhắc, máy móc mà phải sử dụng linh hoạt phụ thuộc vào vụ việc vàkhách hàng. Được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian dài và không cóđiểm kết thúc mà thường xuyên bổ sung phát triển qua học tập, rèn luyện và trảinghiệm và đúc rút từ thực tiễn cuộc sống.Tư vấn pháp luật bằng lời nói là người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ tronghoạt động nghề nghiệp truyền đạt các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc trongquá trình thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài tố tụng theo yêu cầu củakhách hàng.2. Đặc điểmThứ nhất, tư vấn pháp luật bằng lời nói thì đương nhiên phải sử dụng ngôn ngữnói.Thứ hai, có thể sử dụng một số kỹ năng bổ trợ để làm tăng hiệu quả giao tiếpnhư trang phục, thái độ, nét mặt, cử chỉ…Thứ ba, người tư vấn phải có tư duy chuyển hóa thông tin rất nhanh.Thứ tư, dùng nhiều công cụ giao tiếp như đối thoại hoặc hộp thư thoạiII.Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói1. Quá trình tư vấn bằng lời nói2.1.Nghe khách hàng trình bàyBất luận vấn đề cần tư vấn là gì, người tư vấn vẫn phải chăm chú lắng nghetrình bày tóm tắt của khách hàng. Trong quá trình khách hàng trình bày, người tưvấn cần chú ý lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặtnhững câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm.2.2.Tóm tắt lại các yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cáchhiểu của luật sưSau khi nghe khách hàng trình bày xong, người tư vấn nên diễn đạt lại câuchuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc làm này nhằm mục đích bảođảm rằng người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiệnđiểm nào nhầm lẫn hoặc chưa rõ, khách hàng sẽ kịp thời đính chính ngay.2.3.Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấnKhách hàng là người trong cuộc, vì vậy mà trong phần lớn các việc mà họ yêucầu tư vấn thường có các tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch,… liên quan đến vụviệc. Những giấy tờ, tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặcbản chất của vụ việc. Nếu người tư vấn không có được những tài liệu này có thểviệc tư vấn sẽ không được chính xác. Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ cácvăn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn cần dành thời gian để đọc cácgiấy tờ, tài liệu đó. Khi đọc có thể hình thành luôn giải pháp trên cơ sở sắp xếp cáctài liệu theo tầm quan trọng của nó. Có những tài liệu, người tư vấn không hiểu,đọc không được hoặc nghi ngờ về tính chân thực của nó thì người tư vấn sẽ hỏi lạikhách hàng để khẳng định ngay. Nếu sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiêncứu các tài liệu được cung cấp mà không thể trả lời ngay được thì cần thiết phảithông báo điều đó cho khách hàng vè hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác.Trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa tin tưởng và chắc chắn về giải pháp màmình sẽ đưa ra cho khách hàng thì người tư vấn không nên đưa ra giải pháp mộtcách vội vã.2.4.Tra cứu tài liệu tham khảoViệc dùng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho các kết luận của mình làđiều bắt buộc. Bởi vì: thứ nhất, để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấnđang tư vấn dựa trên quy định của pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủquan của mình; thứ hai, tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng địnhchính những suy nghĩ của mình vì không phải bao giờ họ cũng có thể nhớ chínhxác cá quy định của pháp luật về tất cả các vấn đề mà khách hàng yêu cầu2.5.Định hướng cho khách hàngVề thực chất việc đưa ra định hướng cho khách hàng là việc đưa ra giải phápcho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Tuy vậy, việc trả lờitrực tiếp bằng miệng cũng chỉ mang tính định hướng trên cơ sở đó còn tạo cơ hộiđể khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.Nếu qua việc tư vấn trực tiếp nằng lời nói mà khách hàng yêu cầu tư vấn bằng vănbản thì người tư vấn sẽ giúp họ làm điều đó.2. Các kỹ năng ảnh hưởng đến việc tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàngBước 1 – Chuẩn bịMột buổi làm việc được chuẩn bị tốt không những tạo cho người tư vấn tâm lýtự tin khi làm việc mà còn tạo ra ấn tượng tốt đối với khách hàng về sự tôn trọngcủa người tư vấn đối với khách hàng. Theo đó, bước chuẩn bị bao gồm: Chuẩn bịvề văn phòng, chuẩn bị tài liệu liên quan đến người tư vấn và Tổ chức nơi người tưvấn đang làm việc; xác định mục đích của khách hàng; tra cứu hiệu lực các văn bảnquy phạm pháp luật và các văn bản, tài liệu khác liên quan đến yêu cầu của kháchhàng; kiểm tra thông tin về vụ việc và khách hàng; chuẩn bị bảng hỏi dự kiến sẽ ápdụng đối với khách hàng; chuẩn bị các mẫu, biểu, hợp đồng dịch vụ pháp lý; chuẩnbị một số chủ đề tạo môi trường giao tiếp; chuẩn bị về nhân sự ; chuẩn bị về trangphục.Bước 2 – Tạo môi trường tiếp xúcThông thường, đối với những khách hàng tiếp xúc lần đầu tiên, họ thường có sựdè chừng, lo sợ, thậm chí là nghi nghờ về khả năng của người tư vấn. Để khắcphục những trở ngại về mặt tâm lí này, người tư vấn phải có thái độ cởi mở, chânthành, nhiệt tình để lấy được thiện cảm cũng như sự tin tưởng từ khách hàng. Từđó, khách hàng mới có thể an tâm cung cấp những thông tin chính xác nhất chongười tư vấn.Bước 3 – Tìm hiểu sự việcMỗi khách hàng đều mang trong mình những bối cảnh cần được tư vấn gắn liềnvới mong muốn đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý của họ. Nhiệm vụ của người tưvấn khi đó là phải lắng nghe, ghi chép và gợi mở vấn đề một cách hiệu quả nhất.Khi tiếp xúc với khách hàng cần đặt ra những câu hỏi cơ bản để có thể nắm bắtđược những thông tin cơ bản của vụ việc, qua đó nắm bắt được tình hình công việcđể có thể tiến hành hoạt động tư vấn một cách tốt nhất.Bước 4 – Làm rõ vấn đềTừ việc thu thập thông tin, người tư vấn sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá về vụ việcmột cách toàn diện nhất, từ đó làm rõ được vấn dề của khách hàng nhằm giải quyếtthỏa đáng nhất những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.Bước 5 – Xác định yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàngTrên thực tế đối với vị khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu về dịch vụpháp lý khác nhau tùy theo nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng tài chính của họ. Dođó, người tư vấn nên trao đổi với khách hàng để khách hàng lựa chọn phương thứccung cấp dịch vụ phù hợp với mình.Bước 6 – Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lýĐể chuẩn bị cho bước này người tư vấn cần chuẩn bị những mẫu hợp đồng dịchvụ pháp lý với những điều khoản cơ bản để khách hang dễ hình dung về phươngthức làm việc của người tư vấn. Những biểu giá, quy trình thực hiện một số loạicông việc nhất định có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý củakhách hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các công việc mà người tư vấn sẽtiến hành.Bước 7 – Kết thúc cuộc gặpKhi đi đến giai đoạn kết thúc cuộc gặp, nếu nhận thấy đề nghị cung cấp dịch vụpháp lý của khách hàng không thuộc phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của hãngluật thì người tư vấn nên từ chối lịch sự. Hoặc khi kết thúc mà các bên đã kí hợpđồng hoặc cần trao đổi thêm thì người tư vấn nên gửi lời chào và lời cảm ơn. Nhưvậy sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng sau buổi làm việc với người tưvấn.2.2.Kỹ năng lắng nghe,Khi tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng, người tư vấn khôngnên phản đối, phê bình hay chê bai lời nói của khách hàng, không nên ngắt lời khikhách hàng đang trình bày vấn đề, trừ trường hợp khách hàng quá dài dòng thì nênkhéo léo nhắc nhở, và cũng không nên nhìn nhận và đưa ra lời nói một cách chủquan mà phải để khách hàng trình bày xong rồi mới hỏi rõ để giải đáp những thắcmắc.2.3.Kỹ năng giao tiếpLà kĩ năng sẽ giúp khách hàng tin tưởng và thoải mái khi tiếp xúc. Người tư vấncần nắm bắt được những phép lịch sự tối thiểu như: phải biết chào hỏi lịch sự, biểucảm phải hòa đồng… để khách hàng và người tư vấn dễ tìm được tiếng nói chung,dễ dàng hơn trong việc chia sẻ vụ việc.2.4.Kỹ năng ghi chép.Để tránh tình trạng có thể quên hay là bỏ sót thì người tư vấn cần trang bị chomình kỹ năng ghi chép. Bởi kỹ năng này giúp người tư vấn có thể nắm được đầyđủ thông tin, tình tiết của vụ việc, tránh trường hợp quên mất để có thể giải quyếtvụ việc đúng đắn nhất.2.5.Kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề.Sau khi nghe khách hàng trình bày, người tư vấn cũng cần tóm tắt lại vấn đềmột cách chắc chắn để xác định đúng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, có kỹnăng diễn giải tốt để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về vấn đề, tránh việc kháchhàng hiểu sai hay hiểu không đúng vấn đề để có thể tư vấn đúng đắn nhất.2.6.Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề.Việc đặt câu hỏi cũng cần có kỹ năng như là cần đặt câu hỏi đúng trọng tâm vấnđề, có sự logic, không nên đặt những câu hỏi không rõ ràng hay quá khó hiểu để cócái nhìn khái quát hơn về vấn đề, ví dụ một số câu hỏi như: Các bên chủ thể lànhững ai? Nội dung của sự viêc là gì? Thời điểm xảy ra là khi nào? Diễn biến củavụ việc ra sao?...III.Tình huống thực tiễn1. Tình huốngNgày 20/12/2017 chị A đến trung tâm tư vấn pháp luật B để tư vấn về việc muamột mảnh đất. C là luật sư đã có nhiều kinh nghiêm trong lĩnh vực đất đai. Khi chịA đến văn phòng thì D là người đầu tiên ra tiếp đón.2. Giải quyết tình huốngKhi chị A đến trung tâm tư vấn pháp luật B, D là người đầu tiên tiếp đón chị vìvậy D cần phải mở của cho chị vào, mời chị A ngồi và lấy nước mời chị uống. Sauđó D phải giới thiệu về bản thân, giới thiệu về trung tâm và nói chuyện với chị Ađể biết mục đích chị đến trung tâm để làm gì. Sau khi biết mục đích chị A đếntrung tâm để tư vấn mua đất thì D sẽ giới thiệu C là luật sư có nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực đất đai và mời C ra tư vấn cho chị D.Về phía luật sư C, mặc dù D đã giới thiệu luật sư C với chị A, tuy nhiên khi ratiếp xúc với chị A, C vẫn phải giới thiệu về bản thân mình, tạo môi trường giao tiếptốt nhất với chị A. Một bước rất quan trọng là luật sư C sẽ nói với chị A về các hìnhthức tư vấn của trung tâm: tư vấn theo giờ thì bao nhiêu tiền một giờ; tư vấn theovụ việc thì bao nhiêu tiền một vụ. Sau khi tư vấn và chị A chọn xong hình thức tưvấn thì luật sư C và chị A sẽ thỏa thuận và ký với nhau hợp đồng dịch vụ pháp lý.Sau đó, luật sư C sẽ lắng nghe chị A trình bày vấn đề của mình, vừa chú ý lắngnghe C vừa ghi chép lại các ý chính. Sau khi nghe chị A trình bày xong vấn đề, Csẽ tóm tắt lại nội dung vấn đề của chị A theo cách hiểu của mình để có chỗ nàochưa đúng, chưa phù hợp, nhầm lẫn thì chị A sẽ sửa luôn. Luật sư C cũng nên đặtvài câu hỏi phụ để chị A trả lời để luật sư có thể hiểu rõ vấ đề hơn, ví dụ như: Chịđã lập gia đình chưa? Số tiền chị đã có để mua đất là bao nhiêu? Chị có ý định vayvốn ngân hàng để mua đất không? Mảnh đất sau khi mua sẽ đứng tên ai? Chị,chồng chị hay đứng tên cả hai vợ chồng? … sau khi nghe chị A trả lời kết hợp vớinhững sự việc chị đã trình bày, luật sư C nên tổng hợp lại và tư vấn cho chị A. Căncứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quanthì việc chị mua đất vào thời điểm đó có thích hợp hay không, giá như vậy đã phùhợp hay chưa, những may rủi khi mua mảnh đất đó, các thủ tục, loại giấy tờ đểmua mảnh đất….Tiếp theo đó, chị A sẽ quyết định mua hay không mua mảnh đấtđó thông qua sự tư vấn của luật sư. Khi chị A đã hiểu tường tận vấn đề và đưa raquyết định cuối cùng cũng có nghĩa là buổi tư vấn của C cho chị A đã đến hồi kết.Lúc này, C cần cảm ơn chị A vì đã tin tưởng và đến trung tâm và không quên thôngbáo cho chị biết về các chế độ ưu đãi của trung tâm. Cuối cùng là mở của và tiễnchị A ra về.Kết luậnNhư vậy tư vấn pháp luật bằng lời nói là một hình thức tư vấn pháp luật đòihỏi người tư vấn phải có rất nhiều các kỹ năng thì mới có thể đảm bảo tiến hànhhoạt động tư vấn cho khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất. Trên đây là bài làm của emvề phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói, do kiến thức còn hạn chế nênbài làm còn nhiều thiếu xót, mong thầy cô góp ý để bài làm đucợ hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!Danh mục tài liệu tham khảo1. Học viện tư pháp, TS. Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga (chủ2.biên), giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật, nxb Công an nhân dân; />

Tài liệu liên quan

  • Tiểu luận kỹ năng tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng Tiểu luận kỹ năng tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng
    • 16
    • 3
    • 26
  • Ebook sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật  phần 1 Ebook sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật phần 1
    • 65
    • 1
    • 4
  • Ebook sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật  phần 2 Ebook sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật phần 2
    • 55
    • 698
    • 1
  • kỹ năng tư vấn pháp luật:Phân tích vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật kỹ năng tư vấn pháp luật:Phân tích vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật
    • 9
    • 4
    • 34
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật đất đai Đề số 1 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật đất đai Đề số 1
    • 12
    • 6
    • 32
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật đất đai đề số 11 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật đất đai đề số 11
    • 13
    • 5
    • 30
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 12 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 12
    • 14
    • 4
    • 42
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 13 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 13
    • 15
    • 3
    • 17
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 2 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 2
    • 13
    • 6
    • 27
  • Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 3 Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 3
    • 12
    • 2
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(24.99 KB - 10 trang) - phân tích kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Minh họa bằng các tình huống thực tiễn.” Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Tư Vấn Pháp Luật Bằng Lời Nói