Hình Tượng Con Hổ Trong Văn Hóa/Trong Tín Ngưỡng/Tên Gọi

Bước tới nội dung
  • Sách
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Tải lên tập tin
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Chú thích trang sách này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In/xuất ra
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Tải về bản in
Tại dự án khác Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Tủ sách mở Wikibooks < Hình tượng con hổ trong văn hóa | Trong tín ngưỡng

Trong số các tên gọi tên được dùng phổ biến và tồn tại trên văn bản, các vùng nhiều nhất là Hổ. Người phương Đông gọi Hổ bằng nhiều tên hơn người Phương Tây. Trong hệ ngôn ngữ châu Âu, từ hổ bắt nguồn bằng từ tigre vốn được vay mượn từ tiếng Hy Lạp tigris, bản thân từ này lại vay mượn từ tiếng Ba Tư[1] trong từ Anh-Mỹ thì hổ cái (tigress) lần đầu tiên được ghi lại năm 1611 và thuật ngữ Mắt hổ (yellowish-brown quartz) được ghi lại năm 1891. Thuật ngữ tiếng Anh thông dụng chỉ về hổ là Tiger và chỉ về hổ cái là Tigeress, trong tiếng Pháp thì hổ còn gọi là Tigris, tiếng Tây Ban Nha thì hổ được gọi là El Tigre.

Ở châu Á, người Tungus một dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi Á gọi giống hổ Mãn Châu bằng tên gọi với ý nghĩa tôn xưng là Ông hay Ông già, còn người Udege và người Nanai ở vùng Viễn Đông Nga gọi hổ Mãn Châu bằng tên gọi Amba[2] với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu (Doonta), người Mãn Châu gọi tên hổ với ý nghĩa là Vua (Hu Lin)[3] Người Mông Cổ gọi hổ là Ba-lưa (Бар) đây là từ gốc của danh hiệu Ba Đồ (Баатар) và Ba Đồ Lỗ (Baturu) của người Mãn Châu. Ở Trung Quốc, người Trung Quốc hay gọi hổ là Lão hổ. Ở Mã Lai, hổ Mã Lai cũng được người Mã Lai đặt cho nhiều loại tên hiệu, đáng chú ý có Pak Belang có nghĩa là Chú có sọc hay Bác có sọc Ở Indonesia, người ta gọi hổ là Harimau, người Thái Lan gọi hổ là Seua. Người Thái ở Việt Nam gọi hổ là Tu xưa, Xưa cả, Xưa cản tao, người Mường thì gọi là Tu khán, người M'Nông gọi hổ là Rơnong, người Êđê gọi là Êman, người Hà Nhì ở Lai Châu gọi hổ là Khà dừ,[4] người Khơ Mú gọi hổ là Rvai, người La Hủ gọi hổ là Hủ và tên của dân tộc này được đặt theo tên của con hổ, người Tà Ôi gọi hổ là Avó.

Hổ có rất nhiều tên gọi đặc biệt là trong tiếng Việt

Trong chữ Hán, chữ hổ (唬) nghĩa là dọa nạt, có bộ khẩu đứng trước chữ hổ để tượng hình cho việc nghe tiếng hổ gầm, tạo ra sự khủng khiếp và trong tiếng Việt từ hùng hổ hay hùng hùng hổ hổ cũng có thể xuất phát từ ý nghĩa này.[5] Trong dân gian Việt Nam, với những đẳng cấp và những giai cấp khác nhau, người ta còn gọi hổ là: Cọp, Hùm, hoặc những danh xưng mang tên Ông như ông Hổ, ông Cọp, ông Hùm, ông Kễnh, ông Hầm, ông Ba Mươi, ông Khái, bà um... trong đó người ta thường gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông Hổ, ông Ba Mươi Trong các loài thú dữ, chưa có loại thú nào được con người sợ hãi, thờ cúng, kỵ húy nhiều bằng con cọp, quan điểm nhiều người không dám gọi thẳng tên,[6] một số người già không dám kêu đích danh con hổ mà chỉ dám gọi chệch đi ông kễnh, ông ba mươi hay ông hùm vì sợ Ngài giận.

Cái nhìn dân gian Việt về con cọp thể hiện trong cách gọi tên, thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Ngoài tên Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, hổ còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh), Ông ba bị. Dựa vào tiếng gầm của, hổ còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da còn gọi là Gấm, là Mun. Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ trước đó, người dân ở một số vùng thuộc Quảng Trị (như làng Thủy Ba) còn gọi hổ bằng tiếng địa phương là coọc có nghĩa là cọp.[7][8] Như vậy, người Việt gọi là hổ, cọp, hùm, kễnh, khái (miền Trung), Thầy, Hạm, (miền Nam) và các tên ẩn dụ như chúa sơn lâm, Mãnh chúa rừng xanh, chúa tể rừng xanh, ông cả cọp, ông ba mươi, ông thầy[9]...

Ở Miền Đông Nam Bộ, những danh xưng cao nhất được dành cho hổ như Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ, Sơn quân mãnh hổ, Sơn lâm chúa tể, Sơn lâm chúa xứ, Sơn lâm đại tướng quân, Sơn quân chúa động, Chúa xứ sơn lâm, Mãnh Hổ, Thần Hổ, Ông, ông Thầy, ông Cả, Ngài, ông Ba Mươi, Hương quản. Ở các làng quê Nam Bộ, thường có tập tục cử cọp giữ chức Hương cả của làng, Có nơi như Bến Tre, dân làng gọi hổ với chức Đại hương cả. Nguyên nhân do tương quan lực lượng giữa con người và tự nhiên vào buổi đầu, nên dù có diệt cọp nhưng những người dân đi khai phá vẫn phải tôn thờ nó vì hổ tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên mà cư dân buổi đầu phải đối đầu, điều đó giải thích một tập tục thờ hổ phổ biến trong buổi đầu đi khai phá khi con người phải thừa nhận những sức mạnh của tự nhiên, mà cọp là một đại diện tiêu biểu.[10]

Sở dĩ hổ thường gọi nhiều tên như thế vì con người rất sợ loài thú hung dữ này khi họ phải lên rừng núi để khai thác gỗ, đốn củi, đốt than, khai thác trầm kỳ, mây, tre, cây thuốc, lấy mật ong... hay nhà ở gần núi, nên thời xưa, không những con người lập miếu thờ cọp, gọi cọp là Sơn Thần, Sơn Quân Chúa Sơn Lâm mà còn kỵ húy, kiêng kỵ tên chính thức nên gọi tránh đi và bao giờ cũng có chữ Ông, chữ Ngài đứng trước để tỏ ý tôn trọng hay thành kính. Hoặc là hổ nhiều khi vồ cả người cho nên người dân xưa, đặc biệt là dân vùng sơn cước thường sợ, tôn sùng hổ, khi đi rừng không dám nhắc đến hổ, hoặc nói trại tên đi.[5] Ở vùng Sơn La, đồng bào dân tộc ở đây họ rất sợ hổ và họ gọi là ông hổ, chứ không dám gọi là con hổ.[11]

Trong tiếng Việt, tuy có nhiều tên gọi nhưng tập trung vào một số tên gọi chính với cách dùng trong những trường hợp cụ thể là

  • Hổ: Liên tưởng đến sự hùng hổ, mạnh mẽ, hung ác, quyết thắng. Người ta cũng thường dùng từ hổ dữ để mô tả về những con hổ chỉ về sự hung tợn, dữ dằn hoặc tấn công làm hại người.
  • Cọp: Liên tưởng đến động tác ngoạm, cắp rất dữ dội, tham lam, ăn tươi, nuốt sống.
  • Hùm: Liên tưởng đến tiếng gầm dữ dội, nhằm đe dọa đối phương.
  • Ông Ba mươi: chỉ thọ 30 tuổi và hay rình dò kiếm ăn vào đêm 30 Tết và kêu lên với sự tôn trọng, hay Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán hoặc Đêm ba mươicuối tháng âm lịch, trời tối đen như mực, là thời gian thích hợp cho cọp dễ lộng hành, tìm mồi. Truyền thuyết kể rằng, vua Gia Long trong những ngày sống trong rừng, hết cả lương thực may mắn có thịt thú rừng do hổ tiếp tế. Biết ơn hổ, vua cho lập miếu thờ và ra lệnh ai lỡ tay giết hổ bị phạt 30 trượng hoặc bắt sống thì thưởng 30 quan tiền. Vì vậy mà con hổ còn được gọi là ông ba mươi.
  • Kễnh: Liên tưởng đến việc con cọp có thể chỉ cần chạy bằng ba chân, khi một chân bị thọt, hoặc vướng vì tha con mồi to hơn mình.
  • Quan lớn tuần dinh, hoặc Quan 5 dinh: được thờ cúng trong các đền, coi là bộ hạ của Thần, Thánh, Mẫu…
  • Ông Mãnh: Mạnh mẽ, tàn bạo, thù dai.
  • Hạm: Trong miền Nam cũng có nghĩa là cọp nhưng là những con cọp ác, hung dữ ăn thịt người quấy phá cuộc sống của người dân, đối lập với cọp bạch, tức là cọp tu, cọp hiền
  • Hàm: cũng như Hùm, từ tượng thanh dùng làm danh từ dựa vào tiếng gầm của hổ.
  • Gấm, Mun: Tên gọi dựa vào màu sắc của hổ.

Về vị trí của hổ trong rừng, người ta còn gọi hổ bằng Chúa sơn lâm, sau đó được nhấn mạnh thêm là Chúa tể sơn lâm hoặc Chủ tể Sơn lâm[12] hay Chúa tể rừng xanh, Mãnh chúa rừng xanh, Chúa tể núi rừng, Sơn Quân, Sơn Thần, Vua hổ, Vua cọp..., có thể nói, trong họ hàng nhà mèo thì có lẽ hổ là con thú được nhắc đến nhiều nhất với danh hiệu Chúa sơn lâm. Ở Ấn Độ và người Phương Tây hay dùng thuật ngữ Hổ Hoàng gia hay Chúa sơn lâm (Tigre Royale/Royal Tiger) để chỉ về hổ Bengal. Hổ Mãn Châu còn được mệnh danh là Chúa tể của rừng Taiga.[13][14] Người ta cũng dùng những thuật ngữ gọi về hổ như con hổ, con cọp nhưng đây chỉ là những từ ngữ mang tính mô tả chứ không có ý miệt thị như những thuật ngữ kiểu như (đồ) con chó, (đồ) con lợn, (như) con bò, (như) trâu, (như) con dê già…. Và cũng chính sự dữ tợn nguy hiểm của hổ mà nhiều người gọi hổ bằng danh xưng Ông.

Chú thích
  1. Zie
  2. Valmik Thapar, Permanent Black (2006). Saving Wild Tigers 1900-2000: The Essential Writings. Orient Longman. p347. ISBN 81-7824-150-1. 
  3. Matthiessen, Peter; Hornocker, Maurice (2001). Tigers In The Snow. North Point Press. ISBN 0-86547-596-2. 
  4. Ký ức kinh hoàng về thú dữ
  5. 5,0 5,1 Năm Dần, tản mạn về Hổ - Văn hóa Nghệ An
  6. Xem bẫy hổ-tin trong ngay |Tin tuc trong ngay 24h
  7. Theo Kiến thức ngày nay số 701, tr. 59.
  8. Truyền kỳ làng săn hổ
  9. Kỳ 1: Hậu duệ bác Ba Phi - Chính trị Xã hội - Phóng sự Ký sự - Tuổi Trẻ Online
  10. Cọp trong văn hóa dân gian Đông Nam Bộ
  11. Thợ săn hổ giải nghệ và phát súng trượt đêm trăng xế - VTC News
  12. Hình tượng con hổ trong văn hóa Việt | giadinh.net.vn
  13. “Thế giới chúa tể sơn lâm”. Báo Đà Nẵng. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  14. “Nhiệt độ xuống thấp đe dọa hổ Siberia - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
6 phút đọc Lấy từ “https://vi.wikibooks.org/w/index.php?title=Hình_tượng_con_hổ_trong_văn_hóa/Trong_tín_ngưỡng/Tên_gọi&oldid=244752” Thể loại:
  • Hình tượng con hổ trong văn hóa

Từ khóa » Hổ Cái Tiếng Anh