Hình Tượng Người Lính Trong Chương Trình Ngữ Văn 9

Hình tượng người lính trong chương trình Ngữ Văn 9Văn mẫu lớp 9 Hình tượng người línhBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Ngữ văn lớp 9: Hình tượng người lính

Hình tượng người lính trong chương trình Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược. Lịch sử 4000 năm của dân tộc về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì vậy, người lính luôn là hình tượng trung tâm trong đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược. Lịch sử 4000 năm của dân tộc về cơ bản là lịch sử chiến tranh vệ quốc. Vì vậy, người lính luôn là hình tượng trung tâm trong đời sống cũng như trong văn học nghệ thuật.

Người lính đã xuất hiện trong ca dao, cổ tích, trong văn học trung đại như: Văn thơ của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu…Nhưng từ khi dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì hình ảnh “Anh bộ đội cụ Hồ” thực sự đã trở thành hình ảnh “đẹp nhất”, “đáng yêu nhất” trong văn thơ, và là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc.

Người lính là hình tượng trung tâm trong văn kháng chiến, ở mỗi thời kỳ lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh. Người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét điển hình khác nhau. Mà tiêu biểu cho hai giai đoạn kháng chiến là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu- thời chống Pháp và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật- thời chống Mỹ. Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.

Cùng với nhiều bài thơ khác, bài “Đồng Chí” sáng tác năm 1948, khi Chính Hữu chiến đấu ở chiến dịch Việt Bắc. Đã trải qua hơn 60 năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của những lớp người cầm súng thời chống Pháp, Mỹ. Còn tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 khi ông tham gia hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc.

Hình tượng người lính trong chương trình Ngữ Văn 9

Hình tượng người lính trong hai bài thơ đều là những người lính của nhân dân, nên trong con người họ luôn mang vẻ đẹp, lý tưởng cao quí vì lợi ích của nhân dân.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi hội tụ của bao tấm lòng yêu nước. Từ giã quê hương, hàng triệu nông dân lên đường nhập ngũ, để chiến đấu cho lý tưởng chung độc lập tự do của tổ quốc. Trong cuộc sống đầy gian khổ, hi sinh, chiến sĩ ta gắn bó chặt chẽ với nhau – một tình cảm mới mẻ đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc, thiêng liêng. Đó là tình đồng chí, đồng đội.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Đó là lời trao gửi tâm tình của hai người lính xa quê vào những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi sau chặng đường dài hành quân vất vả. Sau một trận đánh hay trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân thù. Điều làm cho mọi người dễ xích lại gần nhau là những câu chuyện quê hương. “Quê hương anh” và “làng tôi” cách gọi chứa đựng bao tình cảm gắn bó, thiết tha. Họ ra đi đánh giặc nhưng không nguôi nhớ về quê nhà – nơi cất giấu bao kỷ niệm vui buồn thời trai trẻ. Họ yêu gia đình, yêu quê hương biết bao nhưng đành dẹp sang một bên để ra đi đánh giặc.

Những anh lính lái xe thời chống Mỹ, lái những chiếc xe không kính vì bị “Bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi”. Thế mà không ngăn cản được ý chí của họ. Trong tư thế ung dung, mắt nhìn thẳng, họ vẫn lái xe băng băng tiến về phía trước vì miền Nam ruột thịt. Người lính có cảm giác ấn tượng như “Con đường chạy thẳng vào tim” – đó là con đường lí tưởng, con đường chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… con đường đã đi vào tim người chiến sĩ. Nó đã giúp người chiến sĩ có thêm sức mạnh, niềm tin, bất chấp bom đạn của kẻ thù để tiến lên phía trước. Dường như sự ác liệt của chiến tranh không làm người lính bị giảm sút tinh thần mà họ còn coi là dịp để rèn thử thách, sức mạnh và ý chí của mình.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Sự thật chiến tranh bao giờ cũng tàn khốc, nguy hiểm. Nhưng những người lính đã cố gắng vượt lên hoàn cảnh trong tư thế hiên ngang, ngoan cường. Tất cả những điều đó, một phần là nhờ vào sức mạnh của tình đồng chí thiêng liêng. Sống xa nhà, xa người thân, xa những người ruột thịt. Nhưng ngoài mặt trận họ lại được sống trong tình yêu đồng đội như gia đình:

“Bếp hoàng cầm ta dung giữa rừng

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.

Cuộc hành quân lái xe qua rừng rậm âm u, với bao vất vả nhưng tình cảm “gia đình”, hạnh phúc, ấm cúng của những người chiến sĩ đã giúp họ vượt qua tất cả. Không gì có thể ngăn cản được xe của họ chạy, “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Những anh lính “Vệ túm” thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ chung cái khó, cái nghèo đến chung chiến hào chiến đấu (súng bên súng), chung ý chí, lý tưởng (đầu sát bên đầu). Rồi đến đêm rét ngủ chung, khi chiếc chăn trùm kín lên đầu là tâm tư họ mở ra, họ bộc bạch nỗi lòng và “thành đôi tri kỷ”, ngọt bùi san sẻ, sống chết có nhau, kề vai sát cánh để chiến đấu bảo vệ, giải phóng quê hương, đất nước:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Những cử chỉ nắm tay chắt chứa bao tình cảm không lời. Trong thời tiết giá lạnh ở Việt Bắc, áo anh rách, quần tôi vá, thật đơn sơ bộ quần áo lính thì:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Hay sự hồn nhiên, vô tư, yêu đời khi họ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Những hình động thân thiết ấy, dù rất đơn giản nhưng nó lại như một luồng sinh khí để tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sỹ ngoài mặt trận.

Dù sống trong khó khăn, gian khổ, nhưng ở họ vẫn toát lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Từ “miệng cười buốt giá”của anh bồ đội thời chống Phấp đến “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh bộ đội thời chống Mỹ cũng đủ cho ta thấy khí phách anh hùng, bất khuất ở họ. Sự tàn khốc của chiến tranh không làm họ mất đi nụ cười rạng rỡ, cũng không làm lung lạc ý chí, tinh thần của họ. Dù trong thời tiết giá lạnh, chân không giầy, nhưng người lính vẫn nở nụ cười lạc quan “chờ giặc tới” hay vẫn tư thế hiên ngang của anh bộ đội thời chống Mĩ:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Họ đã sẵn sàng cho chiến đấu, họ đã trở nên rất chủ động trong mọi tình huống, chẳng sợ hiểm nguy, sắn sàng chờ quân giặc tới để đánh trả. Dù xe không có kính, không có gì chắn gió làm ùa vào mắt đắng thì người lái xe vẫn ung dung, vững vàng lái tiến thẳng, không né tránh hay sợ sệt điều gì. Họ chỉ thấy được Miền Nam đang ở phía trước, hãy sống – chiến đấu vì Miền Nam thân yêu, ruột thịt – Miền Nam trong trái tim của họ.

Vậy, cái gì đã làm nên sức mạnh của những người chiến sĩ? Đó chính là ý chí chiến đấu giành độc lập tự do của anh bồ đội chống Pháp và giải phóng Miền Nam của anh bồ đội chống Mỹ. Đó là tình yêu nước thiết tha, cháy bỏng đang tràn ngập lên mỗi người lính.

Dù xuất thân là những người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng người lính thời đầu cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn thể hiện được vẻ đẹp mộc mạc mà sâu sắc, hiền lành chất phác,lam lũ của vùng quê nghèo. Từ bốn phương trời những người lính gặp nhau tại chiến trường tuy quê quán hoàn cảnh khác nhau nhưng họ bắt gặp nhau trong một lý tưởng yêu nước, yêu quê hương, bỏ lại sau lưng tất cả, họ khoác trên mình bộ quần áo lính để sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

Còn những anh lái xe được bồi đắp lý tưởng cách mạng khá sớm, họ lên đường nhập ngũ với mục đích cao cả là giải phóng Miền Nam. Những chàng trai trẻ tuổi này chất chứa đầy hoài bão lớn lao, với tinh thần lạc quan vui tươi, sôi nổi họ lái những chiếc xe không có kính vượt rừng sâu đầy hiểm nguy để tiến về Miền Nam thân yêu. Dù không có kính nhưng người lính vẫn điều khiển cho xe chạy thẳng bất chấp mọi hiểm nguy giữa bom rơi, đạn lạc. Họ hiện lên với vẻ đẹp ngang tàn, trẻ trung, thể hiện người lính có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, tính chất riêng mang chất “lính” đáng yêu.

Làng quê Việt Nam bao đời nay đã gắn với hình ảnh: cây đa, giếng nước, sân đình. Đi đánh giặc họ nhớ về quê hương da diết. Trải qua cuộc sống gian khổ, biết bao điều đã gắn bó chiến sĩ chúng ta lại với nhau:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”

Họ chung lý tưởng, chung cảnh ngộ, giờ đây lại chung cơn sốt rét rừng ghê gớm. Cái căn bệnh quái ác mà người lính nào cũng sợ nhưng không tránh khỏi. Nhắc đến chuyện này nhà thơ muốn nhắc đến những kỷ niệm khó quên trong tình bạn, sự rung động sâu sắc khi tác giả dựng lên hình ảnh trung thực và giản dị của anh bộ đội:

“Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”

Lời thơ thật đến từng chi tiết, hình ảnh. Đầu kháng chiến chống Pháp chúng ta đánh giặc trong hoàn cảnh không đủ no, đủ mặc nên chiến sĩ ta có gì mặc lấy. Giản dị đến sơ sài mà không kém oai phong. Họ vẫn hồn nhiên, vui tươi. Đó chính là cái dũng cảm về bản chất người lao động.

Thế rồi, khi những chiếc xe bị bom đạn làm cho trụi trần, kỳ lạ thay nó vẫn chạy băng băng qua tiền tuyến “chỉ cần trong xe có một trái tim” – trái của người lính cách mạng và trái tim của lòng quả cảm, yêu nước thiết tha. Tư thế người lái xe dõng dạc, đường hoàng, con mắt nhìn mọi thứ với vẻ nghiêm trang, bất khuất như lời thề. Họ không thẹn với đất, với trời. Mà nhìn thẳng vào gian khổ, vào sự thật khốc liệt. Họ chấp nhận mọi sự thử thách như một tất yếu dù có “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn xối xả”, thì họ vẫn rất bình thản, hồn nhiên, vô tư một cách trẻ trung.

Người lính lái xe vẫn tiếp tục băng qua rừng và động viên nhau:

“… Lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”

Sự phớt tỉnh, không một chút lo âu. Họ tượng trưng cho một lớp người trẻ trung nhưng không kém phần tinh nghịch

Còn hình ảnh người lính mộc mạc,đơn sơ mà tuyệt vời thi vị khi Chính Hữu miêu tả trong đêm khuya giá lạnh:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Chất hiện thực, lãng mạn bay bổng, hoà quện với nhau, người lính phải chiến đấu trong thời gian đêm vắng lạnh lẽo, chỉ có những người đồng đội sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng đội chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng trong đêm khuya, trời lặng, trăng đã xế ngang đầu súng.

Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến để bảo vệ hoà bình tượng trưng cho cái đẹp và cuộc sống thêm vui. Súng và trăng là biểu tượng sánh đôi của Dân tộc dũng cảm, anh hùng mà không kém phần lãng mạn .Đồng thời nó thể hiện rõ nét tin tưởng vào tâm hồn trong sáng như tên gọi bài thơ. Là bức chân dung sống động của buổi đầu kháng chiến. Bài thơ mãi sống trong ký ức của bao thế hệ chống xâm lăng.

Hình ảnh chiếc xe từ trong bom rơi là những chiếc xe đã vượt qua thử thách khốc liệt để gặp nhau mà họp thành “ tiểu đội”, họ trở thành bạn bè với những cái băt tay cũng rất vô tư không hổ thẹn “qua cửa kính vỡ rồi”, “ Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới” – Đây là cuộc gặp gỡ của những con người đi đến để giải phóng Miền Nam. Đó là con đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn. Tất cả họ đều vì Miền Nam ruột thịt với tráí tim yêu nước cháy bỏng.

Với lời thơ tự nhiên như lời nói bình thường, giọng điệu gần gũi, vui tươi, dí dỏm, bài thơ làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, với niềm vui sôi nổi lạc quan, yêu đời, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để ra trận vì Miền Nam thân yêu.

Đất nước đã hoà bình hơn 40 năm, con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử. Nhưng chúng ta không thể nào quên được những người lính năm xưa đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc.

Hình ảnh người lính dù ở thời kỳ chống thực dân Pháp hay Đế quốc Mỹ đều mang phẩm chất cao đẹp của anh “anh bộ đội cụ Hồ”. Thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ. Họ đã tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người.

Viết về những người lính các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế hình tượng người lính chân thật và sinh động.

Hình tượng người lính trong chương trình Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh tham khảo từ đó các bạn có thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của mình, học tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo

  • Phân tích bài thơ Ánh trăng
  • Viết bài tập làm văn số 7 lớp 9 đề 5 bài 1: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì
  • Trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
  • Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện

.............................................

Ngoài Hình tượng người lính trong chương trình Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Từ khóa » Hình ảnh Người Lính Trong Mắt Em