Hình Vuông Là Gì ? Tính Chất Hình Vuông ? Đường Chéo Hình Vuông ?
Có thể bạn quan tâm
Hình vuông là gì ? Định nghĩa hình vuông cùng những tính chất nội dung khác quan trọng liên quan đến hình vuông sẽ có trong bài viết này của chúng tôi
Cùng Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp theo dõi những phần kiến thức thú vị trong chủ đề ngày hôm nay nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Dấu hiệu nhận biết hình thang
- Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
Hình Vuông là gì ?
Tóm tắt nội dung
- 1 Hình Vuông là gì ?
- 2 Tính chất của hình vuông ?
- 3 Đường chéo của hình vuông
- 4 Một số câu hỏi thường gặp về hình vuông
Trong hình học Euclid, hình vuông là hình tứ giác đều, tức có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông). Có thể coi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau, hoặc là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
Tính chất của hình vuông ?
- Có 2 cặp cạnh song song.
- Có 4 cạnh bằng nhau.
- Hai đường chéo hình vuông bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Giao điểm hai đường chéo của hình vuông là tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
- Giao của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
- Một đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
- Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp, đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
- Hình vuông có tất cả tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Đường chéo của hình vuông
– Định nghĩa: Đường chéo hình vuông là đường nối hai đỉnh đối diện lại với nhau. Mỗi hình vuông có hai đường chéo.
– Tính chất: 1 đường chéo chia hình vuông ra làm hai tam giác vuông cân bằng nhau. Từ đó suy ra, đường chéo hình vuông là cạnh huyền của hai cạnh bên.
– Công thức tính đường chéo b của hình vuông có cạnh a:
b^2 = a^2 + a^2
⇒ b^2 = 2a^2
⇒ b = a√2
Một số câu hỏi thường gặp về hình vuông
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các phương án sau ?
- A. Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- B. Hình vuông là tứ giác có 4 góc bằng nhau.
- C. Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
- D. Hình vuông là tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau.
⇒ Đáp án: A.
Câu 2: Hãy chọn đáp án sai trong các phương án sau đây ?
- A. Trong hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- B. Trong hình vuông có hai đường chéo không vuông góc với nhau.
- C. Trong hình vuông thì hai đường chéo đồng thời là hai trục đối xứng của hình vuông.
- D. Trong hình vuông có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau.
⇒ Đáp án: B.
Câu 3: Trong các dấu hiệu nhận biết sau thì dấu hiệu nào không đủ điều kiện để tứ giác là hình vuông?
- A. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
- B. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
- C. Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
- D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
⇒ Đáp án: D.
Hy vọng những nội dung trên sẽ có ích và giúp bạn xử lý được những vấn đề của mình nhé !
Người xem: 605Từ khóa » Tính Chất Của Tứ Giác Nội Tiếp Hình Vuông
-
Tứ Giác Nội Tiếp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Chất Tứ Giác Nội Tiếp Là Gì? Các Dạng Bài Tập Liên Quan - GiaiNgo
-
Lý Thuyết: Tứ Giác Nội Tiếp
-
Dạng Chứng Minh Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn,hình Vuông.... Pps
-
Lý Thuyết Tứ Giác Nội Tiếp | SGK Toán Lớp 9
-
Tính Chất Tứ Giác Nội Tiếp? Các Dạng Bài Tập Về Tính Chất Nội Tiếp
-
Tứ Giác Nội Tiếp đường Tròn Là Gì ? Tính Chất, Dấu Hiệu Nhận Biết ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Tứ Giác Nội Tiếp Trong đường Tròn (Hình ảnh)
-
Tứ Giác Nội Tiếp - Lý Thuyết Toán 9
-
Lý Thuyết Tứ Giác Nội Tiếp Toán 9
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Tứ Giác Nội Tiếp - Luật Hoàng Phi
-
Chuyên đề Tứ Giác Nội Tiếp Lớp 9 - Lý Thuyết Và ... - DINHNGHIA.VN
-
Đường Tròn Nội Tiếp Hình Vuông