HNO3 + H2S → H2O + NO + S
Có thể bạn quan tâm
H2S ra S: HNO3 tác dụng với H2S
- 1. Phương trình phản ứng HNO3 tác dụng H2S
- 2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO + 3S
- 2. Điều kiện để phản ứng H2S ra S
- 3. Hiện tượng phản ứng HNO3 tác dụng với H2S
- 4. Tính chất hóa học của H2S
- 4.1. Tính axit yếu
- 4.2. Tính khử mạnh
- 5. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
HNO3 + H2S → H2O + NO + S được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng H2S tạo ra S, đây cũng là phương trình thể hiện tính oxi hóa của axit nitric. Hy vọng với nội dung phương trình phản ứng. Giúp bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng HNO3 tác dụng H2S
2HNO3 + 3H2S → 4H2O + 2NO + 3S
2. Điều kiện để phản ứng H2S ra S
Không có
3. Hiện tượng phản ứng HNO3 tác dụng với H2S
Xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S) và khí hóa nâu ngoài không khí Nito oxit (NO)
4. Tính chất hóa học của H2S
4.1. Tính axit yếu
Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
4.2. Tính khử mạnh
Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
5. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ dioxit và khi oxi?
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Zn(NO3)2
B. Cu(NO3)2, LiNO3, NaNO3
C. Hg(NO3)2, AgNO3, LiNO3
D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
Xem đáp ánĐáp án ACâu 2. Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại đồng vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ( đktc) nặng 12,2 gam. Khối lượng m có giá trị là:
A. 16 gam
B. 30 gam
C. 31 gam
D. 32 gam
Xem đáp ánĐáp án AGọi số mol NO; NO2 lần lượt là x; y
→ nhh = x + y = 6,72/22,4 = 0,6 mol
Ta có:
mhh = 30x + 46y= 40,66.0,6= 12,2 gam
Giải được: x = 0,1; y = 0,2
Bảo toàn e:
2nCu = 3nNO + nNO2 = 0,1.3 + 0,2 = 0,5 mol
→ nCu = 0,25 mol → m = mCu = 0,25 . 64 = 16 gam
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
A. Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5
B. Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO)
C. HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
D. Dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Xem đáp ánĐáp án DCâu 4. Phản ứng nào sau đây viết đúng
A. 5Cu + 12HNO3 đặc → 5Cu(NO3)2 + N2 + 6H2O
B. Mg + 4HNO3 loãng → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
C. 8Al + 30HNO3 loãng → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
D. Fe + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Xem đáp ánĐáp án CCâu 5. H2S bị oxi hóa thành lưu huỳnh màu vàng khi:
1) Dẫn khí H2S qua dung dịch FeCl3
2) Để dung dịch H2S ngoài trời
3) Đốt khí H2S ở điều kiện thiếu oxi
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. 1, 2 và 3
Xem đáp ánĐáp án BH2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl
2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O
Câu 5. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
B. có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C. axit nitric thu được ở dạng lỏng không cần làm lạnh.
D. đây là phản ứng oxi hóa khử.
Xem đáp ánĐáp án BA sai vì không thể dùng axit sunfuric loãng.
B đúng vì có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C sai vì axit nitric dễ bay hơi nên thu được hơi HNO3.
D sai vì đây là phản ứng trao đổi vì không làm thay đổi số oxi hóa.
Câu 6. Nhận định nào sau đây là sai?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Xem đáp ánĐáp án CC sai vì muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như NH4NO3 hay NH4NO2 khi nhiệt phân cho ra N2O; N2.
.................................
Gửi tới các bạn phương trình HNO3 + H2S → H2O + NO + S được VnDoc biên soạn hoàn thành gửi tới các bạn. Hy vọng tài liệu giúp các bạn biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng, hiện tượng sau phản ứng khi cho H2S tác dụng với HNO3 .
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.
Từ khóa » H2s + Hno3 à S + No + H2o
-
HNO3 + H2S = H2O + NO + S - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
HNO3 + H2S = NO + S + H2O - Chemical Equation Balancer
-
2 HNO3 + 3 H2S → 2 NO + 4 H2O + 3 S - Balanced Equation
-
How To Balance HNO3 + H2S = NO + S + H2O (Nitric Acid ... - YouTube
-
H2S HNO3 = H2O NO S | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Cân Bằng Phương Trình HNO3 + H2S -> S+NO+H2O ... - MTrend
-
HNO3 + H2S → S + NO + H2O.
-
H2S + HNO3 | H2O + NO + S | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Balance The Following Equation. HNO3 + H2S NO2 + H2O + S - Toppr
-
Solved H2S + HNO3 -> NO + S + H20 A. In The Above Reactions
-
H2S + HNO3 → H2O + NO + S | H2S Ra S
-
H2S + HNO3 S + NO + H2O Reduction Half-reaction: N+5 + 3e- N+2 ...
-
H2s + HNO3 -->s+ No+H2O Balance By Oxidation Number Change