Hồ Chí Minh - Cả Một đời Vì Nước Vì Dân - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Chương trình dự kiến có hàng vạn đại biểu và khán giả tham dự, trong đó có các bạn Nga là các chuyên gia khoa học Liên Xô và Liên bang Nga đã có công lao trong việc giữ gìn thi hài Bác Hồ.
Mô hình sân khấu chương trình "Hồ Chí Minh - Cả một đời vì nước vì dân". |
Chương trình nghệ thuật giới thiệu các sáng tác chọn lọc đặc sắc của các nhạc sỹ trong và ngoài nước ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình hội tụ trên 1.000 ca sỹ Việt Nam và Liên bang Nga cùng Đoàn Nghi lễ Quân đội, Dàn nhạc Giao hưởng - dân tộc và Đoàn Quân nhạc với 220 nhạc công, dưới sự chỉ huy của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, nhạc sỹ Phạm Ngọc Khôi với 11 đoàn nghệ thuật.
Để làm clip phim phóng sự về chương trình này, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo CAND và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh đã cử một đoàn làm phim (Biên kịch: Hữu Ước; Biên tập, tổ chức chương trình và quay phim: Đặng Ngọc Minh, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Minh Đức - Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh) sang Liên bang Nga để thực hiện các cảnh quay, phỏng vấn các sự kiện và nhân chứng về việc giữ gìn thi hài Bác Hồ của các chuyên gia Liên Xô - chuyên gia Nga và tình cảm của nhân dân Nga đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Chương trình hội tụ 1.000 ca sĩ Việt Nam - Nga cùng Dàn nhạc Giao hưởng - dân tộc với 200 nhạc công và Đoàn Nghi lễ quân đội 11 Đoàn nghệ thuật tham gia Chương trình truyền hình trực tiếp trên kênh HTV 9, LET'S Viet (phát đi toàn cầu) và nhiều kênh truyền hình trung ương và địa phương. |
Chương trình ca múa nhạc được chọn lọc với các bài hát: "Lãnh tụ ca" (Lưu Hữu Phước); "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" (Văn Cao); "Một đời vì nước vì dân" (Hữu Ước); "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" (Phong Nhã); "Bác Hồ, một tình yêu bao la" (Thuận Yến); Liên khúc "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" (nhạc: Trần Chung; thơ: Nguyễn Trung Thu) và "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục); "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" (Trần Kiết Tường); "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" (Trần Hoàn); "Trông cây lại nhớ đến Người" (Đỗ Nhuận); liên khúc "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm" (nhạc: Trần Hoàn; thơ: Đỗ Quý Doãn); "Kalinka" (ca múa dân gian Nga), "Cachiusa" (nhạc Mayvey Blanter, thơ: Isiak Isakovsky); "Người là Hồ Chí Minh" (Ewan MacColl, người Anh); "Người là niềm tin tất thắng" (Chu Minh); "Chúng con canh giấc ngủ Bác Hồ" (Đăng Nước); "Vào Lăng viếng Bác" (nhạc Hoàng Hiệp, thơ Viễn Phương); "Những bông hoa trong vườn Bác" (Văn Dung); "Bên Lăng Bác Hồ" (Dân Huyền); "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người" (nhạc: Cao Việt Bách; lời: Đăng Trung); "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" (Phạm Tuyên); "Lênin luôn ở bên ta" (Bài hát Nga, nhạc: Serafim Tulikov; thơ: Lev Oshanin)...
Chương trình hội tụ một số ngôi sao tên tuổi của Liên bang Nga và các ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam: NSND Quang Thọ, NSND Thu Hiền, NSƯT Thái Bảo và các ca sĩ: Hồ Quỳnh Hương, Quốc Hưng, Thanh Thúy, Hồng Nhung, Trọng Tấn, Đăng Dương, Anh Thơ, Anh Bằng, nhóm Phương Bắc...
Hứa hẹn chương trình sẽ là một Đại nhạc hội của bạn bè năm châu và dân tộc ta tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
“Sẽ là chương trình ghi dấu ấn lịch sử” Nhân 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ và 40 năm gìn giữ và bảo vệ an toàn tuyệt đối thi hài của Người, Ban Quản lý (BQL) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp với Báo CAND và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đặc biệt "Hồ Chí Minh - cả một đời vì nước vì dân" vào tối 29/8/2009 tại Quảng trường Ba Đình. Là người có kinh nghiệm và sáng tạo qua nhiều chương trình: Thiêng liêng Côn Đảo, Chung một bóng cờ, Linh thiêng Việt Nam, 55 năm đường Trường Sơn huyền thoại do Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) tổ chức, lần này, anh Xuân Quang - Phó Ban chương trình của HTV lại trực tiếp tham gia chương trình "Hồ Chí Minh - cả một đời vì nước vì dân". Nhân chuyến Xuân Quang ra Hà Nội chuẩn bị cho chương trình, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng anh: Từng tổ chức thành công nhiều chương trình về các sự kiện mang dấu mốc lịch sử, lần này, anh sẽ cùng Thiếu tướng, biên kịch Hữu Ước gửi gắm vào chương trình ý tưởng gì? Chương trình "Hồ Chí Minh - cả một đời vì nước vì dân" phần lớn do ý tưởng của Thiếu tướng, nhà văn Hữu Ước. Anh Hữu Ước muốn làm một chương trình để đời, thể hiện tấm lòng của các thế hệ con cháu đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. Tôi là người nhạy cảm, lại được sinh ra và lớn lên trong XHCN, ba tôi là người miền Nam tập kết ra Bắc, nên nghe anh Ước nói là nghĩ ngay: Tại sao lại không làm một chương trình đặt sân khấu ở chính Lăng Bác, nơi Bác nằm nghỉ và phải được dàn dựng thật hoành tráng và ấn tượng? Vì thế, trong những ngày cùng đoàn của BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Nga để trao tặng huân, huy chương cho các chuyên gia Liên Xô có công trong việc gìn giữ thi hài Bác vừa rồi, tôi đã có dịp trò chuyện và góp một vài ý cho anh Hữu Ước để xây dựng một chương trình thật ấn tượng.
Anh Hữu Ước cũng đồng ý với những ý kiến tôi đưa ra và tôi hy vọng, ý tưởng này sẽ thể hiện được sự tôn vinh sự nghiệp của Hồ Chủ tịch sau 40 năm chúng ta giữ gìn và bảo vệ an toàn thi hài Người. Còn ý tưởng thực hiện như thế nào thì xin phép cho chúng tôi được giữ bí mật đến đêm 29/8 này. Theo kịch bản, chương trình sẽ gồm 3 phần: Cả một đời vì nước vì dân; 40 năm giữ yên giấc ngủ của Người; Vĩ thanh (40 năm thực hiện di chúc của Bác). Chương trình sẽ được dàn dựng để có sự hòa hợp giữa cái sâu lắng và nghệ thuật, giúp khán giả hiểu được tấm lòng cao cả của Bác và hiểu rõ là, đất nước ta phồn vinh được như hôm nay là nhờ ai. Do đó, chúng ta phải đền đáp công ơn của Người. Sẽ có một dàn diễn viên đông kỷ lục tới trên 1.000 người được huy động? Tại sao anh lại có ý tưởng này? Trước hết, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể của kịch bản thôi, với lại công lao của Bác như trời, biển, không có lời nào tả nổi. Dù có huy động 10.000, 20.000 diễn viên vẫn không đáp ứng nổi mong muốn đền đáp công ơn của Bác, thể hiện tấm lòng của mọi người dân Việt Nam với Bác. Nhưng mục đích của chương trình là nghệ thuật và chính trị, nên tôi muốn toàn bộ khu Lăng Bác phải có không gian ấm cúng, tạo cảm giác như những người trong gia đình cùng ngồi xung quanh Bác để tôn vinh Người. Như truyền thống của người Việt mỗi khi về thăm gia đình vào các dịp Tết, lễ, đều muốn có đông đủ anh em, bạn bè, người thân quây quần. Muốn ấm cúng phải không có khoảng trống, kể cả đường Hùng Vương bao quanh. Tôi đã đề xuất với anh Hữu Ước chuẩn bị cả ánh sáng ngược ra ngoài đường Hùng Vương, thay vì đánh vào sân khấu như thông thường. Chắc chắn, người đi đường sẽ xem rất đông. Anh kỳ vọng gì vào chương trình đã được các anh "lao tâm khổ tứ" bằng cả tình cảm chân thành của mình với Bác? Chỉ hy vọng chương trình thật thành công, là một sự kiện, một dấu ấn về văn hóa, nghệ thuật, chính trị trong năm, nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác, 40 năm giữ gìn an toàn tuyệt đối thi hài Bác, cũng đúng dịp cả nước đang phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Vì thế, chương trình càng có ý nghĩa. Đã 40 năm, các thế hệ chuyên gia Liên Xô trước đây và chuyên gia Nga ngày nay kết hợp với các chuyên gia Việt Nam trong việc bảo vệ thi hài Bác. Họ cũng đã người còn, người mất. Nếu chúng ta không làm chương trình này, đến khi các nhân chứng lịch sử mất là ta đã bỏ qua một cơ hội lớn. May mắn là chuyến sang Nga vừa rồi, chúng tôi đã gặp được đầy đủ các chuyên gia Nga. Họ vẫn rất tâm huyết, tình cảm dành cho Bác Hồ vẫn rất cảm động. Cách đây 40 năm, họ là những chàng trai cô gái còn rất trẻ, đã sang Việt Nam vì rất yêu quý Bác Hồ. Ông Denixop - Viện phó Viện Nghiên cứu về cây lương thực và tinh dầu là một ví dụ. Ông là người sang Việt Nam nhiều nhất, tới 25 lần. Ông nói với chúng tôi bằng sự xúc động: "Tôi nghiên cứu khoa học 40 năm nay và 40 năm đó, tôi đã gắn bó với công trình bảo vệ thi hài Bác". Nếu ông sang Việt Nam, chúng tôi sẽ làm một đoạn video clip về ông để giới thiệu với khán giả trong chương trình tối 29/8. Có thể nói rằng, sẽ mãi mãi không thể có chương trình tôn vinh đặc biệt này, bởi các nhân chứng lịch sử, đặc biệt là các thế hệ chuyên gia Liên Xô và Nga còn đang sống, nhưng nhiều người đã yếu lắm rồi. Nếu không tổ chức, là ta bỏ lỡ một ký ức không bao giờ gặp được. Đây chính là dịp tri ân với Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây, LB Nga ngày nay, tình cảm của nhân dân Liên Xô, LB Nga với nhân dân Việt Nam, đặc biệt là tình cảm của nhân dân Xôviết đối với Bác Hồ vô cùng cao cả. HTV sẽ tổ chức tuyên truyền như thế nào để đi tới điểm nhấn cuối cùng là chương trình "Hồ Chí Minh - cả một đời vì nước vì dân" tối 29/8? Theo kế hoạch thống nhất, cùng với Báo CAND, HTV sẽ mở một đợt tuyên truyền từ 1/8 đến 28/8. Mỗi ngày một phóng sự Đồng hành, với thời lượng 3-5 phút, giới thiệu các sự kiện liên quan tới chương trình, gồm các hình ảnh, tư liệu, phóng sự, giới thiệu cho khán giả những nội dung liên quan: Vì sao làm chương trình này? Công tác chuẩn bị ra sao? Các đơn vị tham gia thế nào? Các nhân vật sẽ được giới thiệu trong chương trình là ai? Ngoài ra, HTV cũng giới thiệu về các đơn vị tham gia bảo vệ Lăng Bác, gặp gỡ và phỏng vấn các vị Tư lệnh Lăng qua các thời kỳ. Chúng tôi cũng phản ánh hoạt động của đoàn đi Nga vừa rồi đã thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam trao tặng huân, huy chương cho các thế hệ chuyên gia Liên Xô và Nga; việc ký kết các văn bản hợp tác với bạn để tiếp tục phối hợp, duy trì và bảo vệ thi hài Bác trong thời gian tới v.v… Những kỷ niệm đáng nhớ của chúng tôi cũng sẽ có mặt trong chương trình Đồng hành: Được Đại sứ Việt Nam tại Nga Bùi Đình Dĩnh kể về một địa điểm nào đó có tấm bia đề "Vào những năm 1923-1924, có một thành viên Quốc tế Cộng sản Đảng đã sống và làm việc tại đây và là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đó tên là Nguyễn Ái Quốc", chúng tôi đã đi tìm bằng được. Hóa ra nó nằm ngay ở Moskva, sau điện Kremlin. Đây cũng sẽ là một phóng sự trong Đồng hành trên HTV. Còn có một bức phù điêu bằng đồng đúc hình Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở Quảng trường mang tên Hồ Chí Minh, trên đại lộ Lênin ở Thủ đô Moskva. Hôm chúng tôi đến đúng vào dịp sinh nhật Bác và đã rất xúc động khi bắt gặp những người dân Nga đến đặt hoa tưởng niệm Bác. HTV đã chuẩn bị được những gì cho chương trình tôn vinh Hồ Chí Minh? Tất cả tư liệu chúng tôi đã có trong tay, chỉ chờ ngày phát sóng đợt tuyên truyền chính thức bắt đầu vào 1/8. Xin cảm ơn anh! Thanh Hằng (thực hiện) |
Từ khóa » đây Là Ai 1 đời Vì Nước Vì Dân
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai?
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai?
-
Top 15 đây Là Ai 1 đời Vì Nước Vì Dân
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? - Vozz - MarvelVietnam
-
Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? – Câu Hỏi Liên Quân Mobile
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? - Học Wiki
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? - Thời Đại Hải Tặc
-
Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? – Câu Hỏi Liên Quân Mobile - Mobitool
-
Bác Hồ - Người Lãnh Tụ “Cả Một đời Vì Nước, Vì Dân” - Hànộimới
-
Hồ Chí Minh - Trọn Cuộc đời Vì Dân, Vì Nước
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Một đời Vì Nước Vì Dân | VTC1 - YouTube
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Cả Cuộc đời Vì Nước, Vì Dân
-
Cả Một đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? - Nhịp Sống Công Nghệ
-
Đáp án Thử Tài Lịch Sử Liên Quân 2022 Mới Nhất Nhận Skin Miễn ...
-
Bài 1: “Một đời Vì Nước, Vì Dân, Tận Trung Với Nước, Tận Hiếu Với Dân”
-
Không Có Gì Quý Hơn độc Lập – Trọn đời Vì Nước Vì Dân Là Ai? Câu ...
-
Bác Hồ - Một Cuộc đời Vì Nhân Dân - UBND Tỉnh Cà Mau