Hở Eo Tử Cung Là Gì Và Những Nguyên Nhân Gây Bệnh?

1. Tìm hiểu về bệnh hở eo tử cung

Tử cung là một cơ quan quan trọng của hệ sinh dục nữ, với vai trò tạo không gian và điều kiện thuận lợi nhất cho trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển thành thai.

Hở eo tử cung có thể gây sảy thai

Hở eo tử cung có thể gây sảy thai

Bình thường, cổ tử cung ở phụ nữ hơi mở ra để tạo điều kiện cho máu kinh đẩy ra ngoài hoặc tinh trùng di chuyển vào trong gặp trứng. Nhưng khi mang thai, cần có dịch nhầy lấp kín cổ tử cung để đảm bảo không gian an toàn tuyệt đối cho thai phát triển. Chỉ đến khi cuối thời kỳ mang thai, cổ tử cung mới mềm và mở rộng để em bé có thể chui ra ngoài.

Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung bị suy yếu và không thể giữ được thai trong buồng tử cung. Triệu chứng của hở eo tử cung khá mờ nhạt, trong thời gian đầu có thể không gây bất kỳ dấu hiệu nào. Ở tuần thứ 14 - 20 của thai kỳ, có thể xuất hiện các dấu hiệu mờ nhạt như:

  • Có cơ co thắt tử cung nhẹ.

  • Cảm giác có áp lực đè ở vùng chậu.

  • Đau lưng.

  • Đau bụng.

  • Có thể chảy máu âm đạo.

  • Màu sắc của dịch tiết âm đạo thay đổi.

Hở eo tử cung có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm

Hở eo tử cung có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm

2. Tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn tới hở eo tử cung

Nguyên nhân tác động gây ra hở eo tử cung khá đa dạng, được chia thành 2 nhóm chính là bẩm sinh và tổn thương do kỹ thuật y tế.

2.1. Hở eo tử cung do bẩm sinh

Các bệnh lý, bất thường ở tử cung như cổ tử cung ngắn, tiếp xúc với DES, rối loạn collagen,… có thể là nguyên nhân gây ra hở eo tử cung.

2.2. Hở eo tử cung do chấn thương

Rất hiếm gặp tình trạng thai phụ mắc chứng ở eo tử cung do chấn thương bên ngoài. Một số trường hợp chấn thương dẫn đến hở eo cổ tử cung như:

  • Rách cổ tử cung trong quá trình sinh nở lần trước.

  • Phá thai dẫn đến tổn thương cổ tử cung.

  • Các phẫu thuật có liên quan đến cổ tử cung như cắt đọa cổ tử cung,...

  • Trong quá trình mang thai, cổ tử cung bị viêm nhiễm.

Mẹ bị hở eo tử cung thì thai nhi có thể mất hoặc chậm phát triển

Mẹ bị hở eo tử cung thì thai nhi có thể mất hoặc chậm phát triển

Nhìn chung bệnh hở eo tử cung không phổ biến, chiếm khoảng 1 - 2% ở tất cả các lần mang thai. Tuy nhiên nếu người phụ nữ bị sảy thai nhiều lần (nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2) hoặc sinh non nhẹ cân thì nên kiểm tra nguyên nhân này.

3. Làm gì khi bị hở eo tử cung?

Nếu nghi ngờ người phụ nữ bị hở eo tử cung, viêc thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán là cần thiết. Từ đó mới có thể điều trị can thiệp chính xác, hiệu quả.

3.1. Chẩn đoán hở eo tử cung

Đầu tiên, hãy cung cấp đầy đủ cho bác sĩ các thông tin có thể liên quan như: từng thực hiện thủ thuật y tế có thể gây rách cổ tử cung, bệnh bẩm sinh, bệnh lý tử cung,… Thăm dò trực tiếp và xét nghiệm sẽ được thực hiện để chẩn đoán chính xác.

Thai phụ bị hở eo tử cung cần thăm khám thường xuyên hơn

Thai phụ bị hở eo tử cung cần thăm khám thường xuyên hơn

Siêu âm qua âm đạo

Một số hình ảnh trong siêu âm cổ tử cung đường âm đạo:

  • Chiều dài cổ tử cung < 25mm.

  • Lỗ trong cổ tử cung có hình phễu khi khảo sát ở cả 2 trạng thái là có và không có áp lực ở buồng tử cung.

  • Đầu ối thành lập.

  • Thấy sự xuất hiện của thai ở cổ tử cung hoặc âm đạo.

  • Sự tương quan giữa chiều dài cổ tử cung và hình dạng lỗ trong cổ tử cung với các dụng chữ V, U, Y, T.

3.2. Điều trị hở eo tử cung

Tùy vào tình trạng bệnh, xem xét ảnh hưởng cũng như ở thời điểm phát hiện người phụ nữ có mang thai hay không mà bác sĩ chọn một trong các phương pháp điều trị sau:

Can thiệp y tế có thể vô tình gây hở eo tử cung

Can thiệp y tế có thể vô tình gây hở eo tử cung

Khâu vòng cổ tử cung

Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp:

  • Có tiền sử khâu cổ tử cung.

  • Được chẩn đoán hở eo cổ tử cung.

Chống chỉ định với các trường hợp:

  • Ối vỡ non.

  • Tử cung chảy máu.

  • Thai nhi bất thường.

  • Bộ phận sinh dục bị viêm.

  • Tử cung có cơ co.

Thời điểm khâu vòng tử cung: có thể thực hiện từ tuần 13 đến dưới 20, nhưng tốt nhất là từ 14 - 18 tuần.

Khâu vòng tử cung có thể dẫn đến một số tai biến như:

  • Xuất huyết.

  • Viêm màng ối.

  • Sinh non.

  • Bàng quan bị tổn thương.

  • Sinh khó.

  • Cổ tử cung bị rách.

  • Vỡ tử cung.

Vòng nâng cổ tử cung

Có một loại dụng cụ đặc biệt đặt trong âm đạo có tên là vòng Pessary, nó hỗ trợ giảm áp lực của thai đè lên cổ tử cung. Đây là phương pháp an toàn, ít xâm lấn và thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Không thể khâu do phát hiện muộn.

  • Từ có tiền sử sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2.

  • Từng có tiền sử sinh non.

  • Mang song thai hoặc đa thai.

  • Cổ tử cung <= 25mm khi siêu âm.

3.3. Chăm sóc thai phụ sau khâu cổ tử cung

  • Sau khi khâu cổ tử cung, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các vấn đề về cơn gò, tình trạng đau ở bụng, ra huyết, ra nước âm đạo.

  • Ngoài ra, cần để thai phụ nghỉ ngơi ở giường 12 - 24h.

  • Nếu trong 24h sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không có cơ co tử cung, không xuất huyết, không vỡ ối thì được xuất viện.

  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.

  • Không quan hệ tình dục.

  • Không làm việc nặng, đứng lâu.

  • Cần định kỳ đi đo chiều dài cổ tử cung.

  • Từ khi khâu đến tuần thứ 36 của thai kỳ cần liên tục bổ sung Progesterone.

  • Tiến hành cắt chỉ khâu khi thai 38 tuần hoặc trở dạ.

  • Dùng kháng sinh dự phòng.

Có thể thấy, hở eo tử cung khi mang thai rất nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, đẻ non. Vì thế nếu nghi ngờ, nên đi thăm khám kiểm tra trước khi mang thai hoặc trong thời gian sớm nhất khi mang thai, tránh sảy thai hoặc đẻ non.

Từ khóa » Chẩn đoán Hở Eo Tử Cung Thường Dựa Vào