Hô Hấp ở động Vật
Có thể bạn quan tâm
- Sinh học lớp 12
- Sinh học lớp 11
- Sinh học lớp 10
- Sinh học lớp 9
- Chuyên đề 2 : Các quy luật di truyền
- Chuyên đề 3 : Di truyền quần thể
- Chuyên đề 7: Di truyền người
Cập nhật lúc: 11:26 14-09-2016 Mục tin: Sinh học lớp 11
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
Xem thêm: Chuyên đề 1 : Chuyển hoá vật chất và năng lượng
I. Hô hấp là gì ?
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm các quá trình hô hấp ngoài và hô hấp trong, vận chuyển khí Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí ( phổi, mang, da) giữa cơ thể và môi trường → cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp trong ra ngoài. Hô hấp trong là quá trình trao đổi khí trong tế bào và quá trình ho hấp tế bào, tế bào nhận O2 , thực hiện quá trình hô hấp tế bào và thải ra khí CO2 để thực hiện các quá trình trao đổi khí trong tế bào | Hình 1 : Các giai đoạn của quá trình hô hấp
Hình 2 : Khái niệm hô hấp ở động vật |
Nguyên tắc của quá trình hô hấp : Khuyếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
II. Bề mặt trao đổi khí
Bề mặt trao đổi khí là nơi thực hiện quá trình trao đổi khí (nhận O2 và giải phóngCO2) giữa cơ thể với môi trường
Các bề mặt trao đổi khí ở động vật gồm có : bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây
+ Bề mặt trao đổi khí rộng , diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
III. Các hình thức hô hấp ở động vật
Hình 3 : Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Hình 4 : Hô hấp qua hệ thống ống khí
Hình 5 : Hô hấp bằng mang ở cá | Hình 6 : Hô hấp bằng phổi |
Bảng 1 : Các hình thức hô hấp ở động vật
Đặc điểm so sánh | Hô hấp qua bề mặt cơ thể | Hô hấp bằng hệ thống ống khí | Hô hấp bằng mang | Hô hấp bằng phổi |
Bề mặt hô hấp | Bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể | Ống khí | Mang | Phổi |
Đại diện | Động vật đơn bào(amip, trùng dày,...), đa bào bậc thấp(ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) | Côn trùng | Các loài cá, chân khớp(tôm, cua), thân mềm(trai,ốc) | Các loài động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú |
Đặc điểm của bề mặt hô hấp
| Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
| Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào | Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước | Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc Phổi chim có thêm nhiều ống khí. |
Cơ chế hô hấp | Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào | Khí O2 từ môi trường ngoài Tế bào, CO2 ra môi trường | Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. | Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
|
Hoạt động thông khí |
| Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.
| Cá hít vào : cửa miệng cá mở→nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng , áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2 Cá thở ra : cửa miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm , áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2 Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục | Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).
|
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
Tải về
Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi học kỳ II -Sinh học 11 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định(04/04)
- Đề thi hết học kỳ I môn Sinh học 11 - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh - Đồng Nai (có đáp án)(08/01)
- Đề cương ôn tập học kỳ I - Môn Sinh học 11 ( lý thuyết + bài tập)(20/11)
- Đề kiếm tra giữa học kỳ I - có lời giải chi tiết(16/10)
- Đề thi chọn HSG môn Sinh lớp 11 - THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017( Có lời giải chi tiết)(25/09)
- Đề thi chọn HSG môn Sinh lớp 11 - THPT Thuận Thành 1 - Bắc Ninh năm học 2016 - 2017( Có lời giải chi tiết)(25/09)
- Bài tập trắc nghiệm - cảm ứng ở động vật - có đáp án(13/09)
- Bài tập tự luận - Cảm ứng ở thực vật - có lời giải chi tiết(13/09)
- Bài tập trắc nghiệm - Trao đổi chất ở động vật - có đáp án(13/09)
- Bài tập tự luận - trao đổi chất ở động vật - có lời giải chi tiết(13/09)
chuyên đề được quan tâm
- Chuyên đề 1 : Chuyển hoá vật chất và năng...
- Chuyên đề 2: Cảm ứng
- Chuyên đề 3 : Sinh trưởng và phát triển
- Chuyên đề 1 : Cơ chế di truyến biến dị...
- Chuyên đề 4: Sinh sản
- Chuyên đề 2 : Các quy luật di truyền
- Chuyên đề 3 : Di truyền quần thể
- Chuyên đề 4 : Ứng dựng di truyền chọn giống...
- Chuyên đề 5 : Tiến hóa
- Chuyên đề 6: Sinh thái học
bài viết mới nhất
- Quy luật phân li của Menđen
- Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Các khái niệm cơ bản của di truyền học
- Đề minh hoạ môn Sinh kỳ thi THPT QG năm...
- Đề thi thử THPT QG môn Sinh - Sở GD&ĐT...
- Đề thi thử THPT QG môn Sinh - THPT Chuyên...
- Đề thi HK II - môn Sinh 10 - THPT...
- Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT...
- Đề thi thử THPT QG môn Sinh - Cụm các...
- Đề thi thử THPT QG môn Sinh - THPT Chuyên...
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ khóa » Trình Bày Hô Hấp Bằng Phổi
-
Bài 17. Hô Hấp ở động Vật - Củng Cố Kiến Thức
-
Chuyên đề Hô Hấp- Trần Thị Loan
-
Trình Bày Tất Cả Các Hình Thức Hô Hấp ở động Vật ( Kèm Sơ đồ) Giúp E ...
-
Lý Thuyết Hô Hấp ở động Vật Sinh Học 11
-
Các Hình Thức Hô Hấp ở động Vật Sinh Học 11
-
Phổi Và đường Hô Hấp - Y Học Cộng Đồng
-
Sinh Học 11 Bài 17: Hô Hấp ở động Vật - HOC247
-
Bài 17: Hô Hấp ở động Vật - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Lý Thuyết Các Hình Thức Hô Hấp ở động Vật Sinh 11
-
Sinh Học 11 Bài 17: Hô Hấp ở động Vật - Học Hỏi Net
-
Lý Thuyết Sinh11 - : Bài 17: Hô Hấp Ở Động Vật
-
Trình Bày đặc điểm Của Các Hình Thức Hô Hấp ở động Vật?
-
Quá Trình Hô Hấp ở Người Diễn Ra Như Thế Nào - VnExpress Sức Khỏe
-
Lưu Lượng Thở, Thể Tích Phổi Và Biểu đồ Lưu Lượng Thể Tích