HO KÉO DÀI HẬU COVID 3 ĐIỀU CẦN BIẾT
Có thể bạn quan tâm
Ho kéo dài sau khi nhiễm covid 19 có nguy hiểm không? Đầu tiên, chúng ta cần hiểu, bản chất của ho là một phản ứng có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, giúp tống các vật lạ hoặc mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Ho thường được chia thành 2 loại là ho khan và ho có đờm.
- Ho khan thường do nguyên nhân virus gây kích ứng đường hô hấp.
- Ho có đờm thường do nguyên nhân vi khuẩn hoặc các bệnh lý mạn tính đường hô hấp.
Ho kéo dài sau khi nhiễm Covid 19
Ho kéo dài sau covid 19 có thể do các nguyên nhân thường gặp sau:
- Phản ứng ho kéo dài sau covid 19 giúp cơ thể tống các chất tiết chứa xác virus ra ngoài.
- Do kích thích trung khu của đường hô hấp gây ho kéo dài .
- Có thể do cơ địa mắc dị ứng hoặc có tiền sử mắc hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản từ trước.
Theo thống kê, có khoảng 50-70% có triệu chứng ho khan khi mắc covid 19. Thông thường, ho kéo dài khoảng 19 ngày, nhiều trường hợp lâu hơn có thể lên đến 4 tuần, hoặc nhiều tháng.
Một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm covid lần đầu có triệu chứng nhẹ, không ho nhiều. Tuy nhiên, sau khi tái nhiễm lần 2 có thể xuất hiện triệu chứng ho kéo dài. Nguyên nhân có thể do thời gian tái nhiễm giữa 2 lần mắc covid quá gần làm cho cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn hoặc do tái nhiễm chủng virus khác như Omicron, chủ yếu tấn công ở vùng mũi họng làm các triệu chứng xuất hiện có thể khác so với lần nhiễm đầu tiên.
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine trên những trường hợp tái nhiễm Covid-19 ở Qatar, trong số 1.304 trường hợp tái nhiễm, thời gian trung bình từ lần nhiễm bệnh đầu tiên đến khi tái nhiễm là 277 ngày (9 tháng). Các trường hợp tái nhiễm giảm 90% nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong so với nhiễm lần đầu.
Một số biện pháp đơn giản thực hiện tại nhà giúp bạn có thể giảm triệu chứng ho kéo dài do covid 19 như sử dụng các loại siro làm dịu và giảm ho, uống đủ nước, tránh để khô vùng hầu họng, nên sử dụng nước ấm và uống từng ngụm nhỏ, tập thở (hít vào làm bụng phình lên và thở ra bụng xẹp mỗi lần 3-4 nhịp), tập vận động nhẹ nhàng, và chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng…
Một số người bị trào ngược dạ dày đồng thời với mặc Covid-19 rất dễ nảy sinh tâm lý hoang mang, mất ngủ,… từ đó làm rối loạn co thắt dạ dày thực quản và kết quả là ho khan. Để xử trí hiệu quả cần dùng thuốc kháng acid để giúp cho dịch vị dạ dày được trung hòa, giảm bớt lo lắng và căng thẳng.
Nếu mắc các bệnh như tắc nghẽn phổi mạn tính, hen phế quản, thì cần khám bác sĩ hô hấp để xử trí triệt để. Những người bị ho mạn tính do đường hô hấp bị nấm thì cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, bị ho do nấm đường hô hấp có thể sẽ phải dùng đến thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh do bác sĩ chỉ định.
Các trường hợp ho kéo dài không giảm, đờm nhiều, thay đổi màu sắc đờm, hoặc ho ra máu…Cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn, đánh giá tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Tham khảo: Bộ Y tế
#pasteurclinic#ho#covid19
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Nguyên Nhân Ho Kéo Dài Sau Covid
-
Hậu Covid Bị Ho Kéo Dài - Nguyên Nhân Do đâu?
-
Hậu COVID-19: Ám ảnh Vì Cơn Ho Kéo Dài Sau Khỏi Bệnh Nhiều Ngày
-
Giải đáp Thắc Mắc: Liệu Hậu Covid Ho Nhiều Có Sao Không? | Medlatec
-
Tình Trạng Ho Kéo Dài Hậu Covid-19 - Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Ho Kéo Dài Sau Khỏi Covid Có Sao Không? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tình Trạng Ho Kéo Dài Sau COVID-19
-
Ho Kéo Dài Sau Khi Khỏi Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
-
Sử Dụng Thuốc điều Trị Ho Kéo Dài Sau Khi Mắc COVID-19
-
Ho Kéo Dài Sau COVID-19, Làm Sao Cho Hết? - YouTube
-
Khỏi COVID-19 Mà Vẫn Ho Hàng Tháng Trời, Vì Sao?
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tình Trạng Ho Kéo Dài Sau COVID-19
-
Giải Mã Nguyên Nhân Gây Ra Các Triệu Chứng COVID-19 Kéo Dài
-
Ho Kéo Dài Sau COVID-19, Xử Trí Như Thế Nào?
-
10 Cách Chữa Dứt Ho Dai Dẳng Tại Nhà Sau Mắc COVID-19 - Bộ Y Tế